Ôn tập bài tập nguyên lý kế toán

 Bài tập nguyên lý kế toán là bài tập giúp bạn hiểu rõ nguyên lý kế toán. Giải bài tập là một phương pháp tốt để làm quen với các nguyên tắc kế toán và có thể nhớ những bút toán một cách nhanh nhất

 Thực hiện các nguyên tắc kế toán là một phần quan trọng của bất kỳ ứng dụng kế toán nào. Người sử dụng cần phải hiểu và áp dụng các nguyên tắc để có thể thực hiện công việc của mình một cách chính xác và hiệu quả.

Các dạng bài tập nguyên lý kế toán thường như sau:

  • Dạng bài tập định khoản các nghiệp vụ phát sinh
  • Bài tập xác định kết quả kinh doanh (định khoản các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ, sau đó kết chuyển và xác định kqkd cuối kỳ)
  • Bài tập định nghĩa phân loại tài sản nguồn vốn.
  • Bài tập nguyên lý kế toán tìm x (dạng bài này sẽ là cho các thông số của các tài khoản, và có 1 tài khoản thông số là x. Lúc này bạn sẽ phải lập phương trình kế toán và tìm x)

Bài tập nguyên lý kế toán chương 1

 Bài tập 1:

 Hãy lựa chọn những sự kiện thuộc đối tượng theo dõi của kế toán trong các sự kiên được cho sau đây:

  1. Trong tháng qua có quá nhiều nhân sự đi làm muộn
  2. Các khoản chi phí phát sinh tại công ty
  3. Quyết định bổ nhiệm phó phòng kế toán
  4. Mua NVL nhập kho chưa thanh toán tiền
  5. Chi phí phát sinh do lắp đặt chạy thử TSCĐ thanh toán bằng tiền mặt
  6. Nhận góp vốn bằng TSCĐ
  7. PGĐ xin nghỉ phép vì việc bận
  8. Nhân viên mua iphone để dùng cá nhân
  9. Xuất hàng hóa trong kho bán cho nợ
  10. Giám đốc thương lượng hợp đồng mua NVL phục vụ sản xuất
  11. Nhân viên công ty không chấp hành quy chế
  12. Cách nhân viên sử dụng thu nhập của bản thân
  13. Nhận được đơn đặt hàng của khách hàng
  14. Xuất NVL phục vụ sản xuất
  15. Nhân viên mâu thuẫn với nhau
  16. 1 nhân viên kinh doanh xin nghỉ việc
  17. Mua công cụ dụng cụ thanh toán chuyển khoản
  18. Tình hình mua sắm TSCĐ của các đối tác
  19. Ký quỹ mở L/C để nhập lô nguyên vật liệu
  20. Trả nợ ngắn hạn bằng tiền mặt
  21. Họp ban giám đốc thống nhất cách phân phối lãi tại đơn vị
  22. Tiên lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất
  23. Nhân viên A trả nợ cho nhân viên B
  24. Xuất kho CCDC để phục vụ sản xuất
  25. Nhân viên A vay nợ ngân hàng
  26. Xuất kho thành phẩm đi tiêu thụ trực tiếp
  27. Góp vốn liên doanh bằng chuyển khoản
  28. Nộp ngân sách nhà nước bằng tiền mặt
  29. Nhân viên xin nghỉ phép để đi du lịch
  30. Khách hàng trả nợ bằng tiền mặt
  31. Nhân viên dự kiến đi công tác
  32. Quan hệ công việc giữa nhân viên và các cấp quản trị trong công ty vẫn chưa cao

 Lời giải:

 Những sự kiện thuộc đối tượng theo dõi của kế toán gồm:

  1. Các khoản chi phí phát sinh tại công ty
  2. Mua nguyên vật liệu nhập kho chưa thanh toán tiền cho người bán
  3. Chi phí phát sinh liên quan đến lắp đặt chạy thử TSCĐ thanh toán bằng tiền mặt
  4. Nhận góp vốn
  5. Xuất hàng hóa trong kho chưa thu tiền
  6. Xuất NVL phục vụ sản xuất
  7. Mua CCDC thanh toán chuyển khoản
  8. Ký quỹ mở L/C để nhập NVL
  9. Thanh toán nợ ngắn hạn bằng tiền mặt
  10. Trả lương cho công nhân sx
  11. Xuất kho CCDC để phục vụ sản xuất
  12. Xuất kho thành phẩm đi tiêu thụ trực tiếp
  13. Góp vốn liên doanh bằng chuyển khoản
  14. Nộp ngân sách nhà nước bằng tiền mặt
  15. Khách trả nợ doanh nghiệp bằng tiền mặt

 Bài tập 2:

 Tình hình tài sản của một doanh nghiệp tính đến ngày 31/12/2022 như sau (đơn vị tính là VNĐ)

  1. Chi phí SXKD dở dang 14.000.000
  2. Người mua nợ 40.000.000
  3. Khoản phải thu khác 15.000.000
  4. Khoản phải trả khác 8.000.000
  5. Quỹ đầu tư phát triển 25.000.000
  6. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản: 200.000.000
  7. Quỹ khen thưởng phúc lợi 10.000.000
  8. Vay ngắn hạn ngân hàng 200.000.000
  9. Trả trước cho người bán 5.000.000
  10. Người mua trả tiền trước 7.000.000
  11. Thế chấp, ký quỹ dài hạn 10.000.000
  12. Hàng đang đi đường 13.000.000
  13. Tạm ứng 12.000.000
  14. Phải trả công nhân viên 30.000.000
  15. Chi phí trả trước 5.000.000
  16. Thành phẩm 13.000.000
  17. Tiền mặt 25.000.000
  18. Máy móc thiết bị 540.000.000
  19. Quyền sử dụng đát 420.000.000
  20. Hao mòn TSCĐ (10.000.000)
  21. Lãi chưa phân phối 10.000.000
  22. Nguồn vốn kinh doanh        Y
  23. Nguyên vật liệu 58.000.000
  24. Công cụ dụng cụ 4.000.000
  25. Tiền gửi ngân hàng 15.000.000
  26. Nợ người bán 160.000.000
  27. Nợ ngân sách 5.000.000
  28. Tài sản thiếu chờ xử lý 1.000.000
  29. Tài sản thừa chờ xử lý 2.000.000
  30. Nhận thế chấp, ký quỹ dài hạn 3.000.000

 Tìm Y và lập bảng cân đối kế toán của công ty vào ngày 31/12/2022

 Lời giải: đơn vị tính: 1.000 đồng

 Tài sản: 

 TSLĐ và đầu tư ngắn hạn

 Tiền mặt 25.000

 Tiền gửi ngân hàng 15.000

 Người mua nợ 40.000

 Tạm ứng 12.000

 Chi phí trả trước 5.000

 Trả trước cho người bán 5.000

 Tài sản thiếu chờ xử lý 1.000

 Khoản phải thu khác 15.000

 Hàng đang đi đường 13.000

 Nguyên vật liệu 58.000

 Công cụ dụng cụ 4.000

 Chi phí SXKD dở dang 14.000

 Thành phẩm 13.000

 TSCĐ và đầu tư dài hạn

 Máy móc thiết bị 540.000

 Quyền sử dụng đát 420.000

 Hao mòn TSCĐ (10.000)

 Thế chấp, ký quỹ dài hạn 10.000

 Nguồn vốn:

 Nợ phải trả

 Vay ngắn hạn ngân hàng 200.000

 Nợ người bán 160.000

 Nợ ngân sách 5.000

 Phải trả công nhân viên 30.000

 Tài sản thừa chờ xử lý 2.000

 Khoản phải trả khác 8.000

 Người mua trả tiền trước 7.000

 Nhận thế chấp, ký quỹ dài hạn 3.000

 Vốn chủ sở hữu

 Nguồn vốn kinh doanh        Y

 Lãi chưa phân phối 10.000

 Quỹ khen thưởng phúc lợi 10.000

 Quỹ đầu tư phát triển 25.000

 Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản: 200.000

 Tổng tài sản là: 1.180.000

 Tổng nguồn vốn là: 660.000 + Y

 Do tổng tài sản = tổng nguồn vốn vậy nên

 Y = 1.180.000 – 660.000 = 520.000

Bài tập nguyên lý kế toán chương 2

 Bài tập 1:

 Giả sử doanh nghiệp A mới thành lập có số vốn ban đầu là 600.000.000 đồng bằng tiền mặt. Khi được cấp phép thành lập với số vốn như trên ta có.

 Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp A vào ngày 1/1/2022 (đơn vị tính: đồng)

Tài sản Số tiền Nguồn vốn Số tiền
Tiền mặt 600.000.000 VCSH 600.000.000
Tổng tài sản 600.000.000 Tổng nguồn vốn 600.000.000

 Giả sử trong tháng 1/2022 có một số nghiệp vụ phát sinh:

  1. Doanh nghiệp mua văn phòng công ty trị giá 500.000.000 đồng, thanh toán 20% tiền mặt và nợ 80%
  2. Doanh nghiệp nhập kho 100.000.000 đồng hàng hóa thanh toán tiền mặt
  3. Doanh nghiệp vay 200.000.000 để thanh toán cho người bán
  4. Nộp 200 triệu tiền vào ngân hàng
  5. thanh toán cho người bán 100.000.000 đồng tiền gửi ngân hàng

 Hãy lập bảng cân đối kế toán cuối kỳ

 Lời giải:

 Nghiệp vụ 1:

 Văn phòng công ty: tài sản tăng 500.000.000

 Tiền : tài sản giảm 100.000.000

 Nợ người bán: nguồn vốn tăng 400.000.000

 Nghiệp vụ 2:

 Hàng hóa: tài sản tăng 100.000.000

 Tiền mặt: tài sản giảm 100.000.000

 Nghiệp vụ 3:

 Vay ngân hàng: nguồn vốn tăng 200.000.000

 Nợ người bán: nguồn vốn giảm 200.000.000

 Nghiệp vụ 4:

 Tiền mặt: tài sản giảm 200.000.000

 Tiền gửi ngân hàng: tài sản tăng 200.000.000

 Nghiệp vụ 5:

 Nợ người bán: nguồn vốn giảm 100.000.000

 Tiền gửi ngân hàng: tài sản giảm 100.000.000

 Sắp xếp theo từng nội dung kinh tế (đơn vị 1.000 đồng)

 Tiền mặt

 Đầu kì: 600.000

 Tăng trong kỳ: 0

 Giảm trong kỳ: 400.000

 Cuối kỳ: 200.000

 Vay ngắn hạn

 Đầu kỳ: 0

 Tăng trong kỳ: 200.000

 Giảm trong kỳ: 0

 Cuối kỳ: 200.000

 Tiền gửi ngân hàng

 Đầu kỳ: 0

 Tăng trong kỳ: 200.000

 Giảm trong kỳ: 100.000

 Cuối kỳ: 100.000

 Nợ phải trả người bán

 Đầu kỳ: 0

 Tăng trong kỳ: 400.000

 Giảm trong kỳ: 300.000

 Cuối kỳ: 100.000

 Hàng tồn kho

 Đầu kỳ: 0

 Tăng trong kỳ: 100.000

 Giảm trong kỳ: 0

 Cuối kỳ: 100.000

 Vốn CSH

 Đầu kỳ: 600.000

 Tăng trong kỳ: 0

 Giảm trong kỳ: 0

 Cuối kỳ: 600.000

 TSCĐ (văn phòng)

 Đầu kỳ: 0

 Tăng trong kỳ: 500.000

 Giảm trong kỳ: 0

 Cuối kỳ: 500.000

 Bảng cân đối kế toán doanh nghiệp ngày 31/01/2022 sẽ là (đơn vị 1.000 đồng)

Tài sản Số tiền Nguồn vốn Số tiền
Tiền mặt 200.000 Vay ngắn hạn 200.000
Tiền gửi ngân hàng 100.000 Nợ phải trả người bán 100.000
Hàng tồn kho 100.000 Vốn CSH 600.000
TSCĐ (văn phòng) 500.000
Tổng tài sản 900.000 Tổng nguồn vốn 900.000

 Bài tập 2:

 Một công ty được thành lập với số vốn ban đầu như sau:

  1. Cổ đông góp máy món 800.000.000 đồng
  2. Tiền do cổ đông góp chuyển vào tài khoản ngân hàng của công ty 200.000.000 đồng

 Yêu cầu:

 Hãy lập bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp

 Lời giải:

Tài sản Số tiền Nguồn vốn Số tiền
Tiền gửi ngân hàng 200.000.000 Vốn CSH 1.000.000.000
Máy móc TSCĐ 800.000.000
Tổng tài sản 1.000.000.000 Tổng nguồn vốn 1.000.000.000

 Bài tập 3:

 Tình hình tài sản của một doanh nghiệp tính đến 31/12/2021 như sau:

  1. Tiền gửi ngân hàng 25.000.000
  2. Nợ người bán 50.000.000
  3. Người mua nợ 25.000.000
  4. Lãi chưa phân phối 20.000.000
  5. Nguồn vốn kinh doanh 500.000.000
  6. Phương tiện vận tải 300.000.000
  7. Quỹ khen thưởng 30.000.000
  8. Vay ngắn hạn ngân hàng 300.000.000
  9. Hàng gửi đi bán 20.000.000
  10. TSCĐ hữu hình 410.000.000
  11. NVL 75.000.000
  12. CCDC 5.000.000
  13. Thành phẩm 25.000.000
  14. Tiền mặt 15.000.000

 Hãy lập bảng cân đối kế toán

 Lời giải:

Tài sản Số tiền Nguồn vốn Số tiền
Tiền gửi ngân hàng 25.000.000 Nợ người bán 50.000.000
Người mua nợ 25.000.000 Lãi chưa phân phối 20.000.000
Phương tiện vận tải 300.000.000 Nguồn vốn kinh doanh 500.000.000
Hàng gửi đi bán 20.000.000 Quỹ khen thưởng 30.000.000
TSCĐ hữu hình 410.000.000 Vay ngắn hạn ngân hàng 300.000.000
NVL 75.000.000
CCDC 5.000.000
Thành phẩm 25.000.000
Tiền mặt 15.000.000
Tổng tài sản 900.000.000 Tổng nguồn vốn 900.000.000

Bài tập nguyên lý kế toán chương 3

 Bài tập 1:

 Doanh nghiệp A mới thành lập với số vốn ban đầu 600.000.000 tiền mặt.

 Trong tháng 1/2022 có 1 số nghiệp vụ phát sinh

  1. Doanh nghiệp mua văn phòng giá 500.000.000 thanh toán 20% tiền mặt 80% nợ
  2. Nhập kho 100.000.000 hàng hóa, thanh toán tiền mặt
  3. Vay 200.000.000 thanh toán cho người bán
  4. Nộp 200.000.000 tiền mặt vào ngân hàng
  5. Thanh toán cho người bán 100.000.000 bằng tiền gửi ngân hàng

 Hãy diễn giải, định khoản, phản ánh vào sơ đồ tài khoản các nghiệp vụ phát sinh, Lập bảng cân đối kế toán cuối kỳ.

 Lời giải: (đơn vị 1.000 đồng)

 Nghiệp vụ 1

 Nợ  211 (Văn phòng công ty tăng) 500.000

 Có 111 (tiền mặt giảm) 100.000

 Có 331 (phải trả người bán) 400.000

 Nghiệp vụ 2

 Nợ 156 hàng hóa tăng 100.000

 Có 111 tiền mặt giảm 100.000

 Nghiệp vụ 3

 Nợ 331 Phải trả người bán giảm 200.000

 Có 311 Vay ngân hàng tăng 200.000

 Nghiệp vụ 4

 Nợ 112 Tiền gửi ngân hàng tăng 200.000

 Có 111 Tiền mặt giảm 200.000

 Nghiệp vụ 5

 Nợ 331 Phải trả người bán giảm 100.000

 Có 112 tiền gửi ngân hàng giảm 100.000

 Minh họa trên sơ đồ tài khoản chữ T:

Tiền mặt (111)
600.000 100.000(1)
100.000(2)
200.000(4)
0 400.000
200.000

  

Vay ngắn hạn (311)
0
200.000(3)
0 200.000
200.000

  

Tiền gửi ngân hàng (112)
0
200.000(4) 100.000(5)
200.000 100.000
100.000

  

Phải trả người bán (331)
0
200.000(3) 400.000(1)
100.000(5)
300.000 400.000
100.000

  

Hàng hóa (156)
0
100.000(2)
100.000 0
100.000

  

Vốn CSH (411)
600.000
0 0
600.000

  

TSCĐ (211)
0
500.000(1)
500.000 0
500.000

 Ta có bảng cân đối kế toán như sau

Tài sản Số tiền Nguồn vốn Số tiền
Tiền mặt (111) 200.000 Vay ngắn hạn (311) 200.000
Tiền gửi ngân hàng (112) 100.000 Phải trả người bán (331) 100.000
Hàng hóa (156) 100.000 Vốn CSH (411) 600.000
TSCĐ (211) 500.000
Tổng tài sản 900.000 Tổng nguồn vốn 900.000

 Bài tập 2:

 Tại công ty TNHH thương mại Hanimex phát sinh các nghiệp vụ kinh tế như sau

  1. Rút tiền gửi ngân hàng nhập quỹ tiền mặt 10.000.000
  2. Doanh nghiệp được người mua trả nợ 30.000.000 tiền mặt
  3. Trả nợ người bán 20.000.000 bằng tiền gửi ngân hàng
  4. Doanh nghiệp dùng tiền mặt trả nợ vay ngắn hạn ngân hàng 30.000.000
  5. Vay ngắn hạn ngân hàng 20.000.000 trả người bán
  6. Mua nguyên vật liệu 25.000.000 chưa trả người bán
  7. Dùng tiền mặt mua CCDC giá 5.000.000
  8. Được cấp TSCĐ hữu hình trị giá 50.000.000
  9. Xuất NVL cho sản xuất sản phẩm trị giá 20.000.000
  10. Dùng lãi chưa phân phối bổ sung nguồn vốn kinh doanh 25.000.000

 Hãy định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

 Lời giải:

 Nghiệp vụ 1

 Nợ 111 tăng 10.000.000

 Có 112 giảm 10.000.000

 Nghiệp vụ 2

 Nợ 111 tăng 30.000.000

 Có 131 giảm 30.000.000

 Nghiệp vụ 3

 Nợ 331 20.000.000

 Có 112 20.000.000

 Nghiệp vụ 4

 Nợ 311 30.000.000

 Có 111 30.000.000

 Nghiệp vụ 5

 Nợ 331 20.000.000

 Có 311 20.000.000

 Nghiệp vụ 6

 Nợ 152 25.000.000

 Có 331 25.000.000

 Nghiệp vụ 7

 Nợ 153 5.000.000

 Có 111 5.000.000

 Nghiệp vụ 8

 Nợ 211 50.000.000

 Có 411 50.000.000

 Nghiệp vụ 9

 Nợ 621 20.000.000

 Có 152 20.000.000

 Nghiệp vụ 10

 Nợ 421 25.000.000

 Có 411 25.000.000

 Bài tập 3:

 Tại một doanh nghiệp vào ngày 31/12/2021 có các số liệu như sau

  1. Vay ngắn hạn 45.000.000
  2. Thành phẩm X
  3. Phương tiện vận tải 200.000.000
  4. Máy móc thiết bị 480.000.000
  5. Phải trả người bán 10.000.000
  6. Nguồn vốn kinh doanh 1.120.000.000
  7. Tiền gửi ngân hàng 40.000.000
  8. Tạm ứng 6.000.000
  9. Phải trả công nhân viên 3.000.000
  10. Ký quỹ, ký cược ngắn hạn 3.000.000
  11. Sản phẩm dở dang 54.000.000
  12. Kho tàng 150.000.000
  13. Vật liệu phụ 11.000.000
  14. Nhà xưởng Y
  15. Các khoản phải trả khác 3.000.000
  16. CCDC 21.000.000
  17. Lãi chưa phân phối 27.000.000
  18. Hàng đang đi trên đường 12.000.000
  19. Nguyên vật liệu chính 62.000.000
  20. Phải thu khách hàng 3.000.000
  21. Tiền mặt 12.000.000
  22. Nợ dài hạn 196.000.000

 Trong tháng 1/2022 doanh nghiệp phát sinh các nghiệp vụ

  1. Thu các khoản phải thu khách hàng bằng tiền mặt 1.000.000
  2. Doanh nghiệp trả nợ người bán 5.000.000 bằng tiền gửi ngân hàng
  3. Trả khoản phải trả 2.000.000 bằng tiền mặt
  4. Mua TSCĐ 15.000.000 từ vốn của các cổ đông

 a) Hãy phân biệt tài sản, nguồn vốn, và xác định X, Y biết Y = 6X

 b) Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

 Lời giải:

Tài sản Số tiền Nguồn vốn Số tiền
Thành phẩm X Vay ngắn hạn 45.000.000
Phương tiện vận tải 200.000.000 Phải trả người bán 10.000.000
Máy móc thiết bị 480.000.000 Nguồn vốn kinh doanh 1.120.000.000
Tiền gửi ngân hàng 40.000.000 Phải trả công nhân viên 3.000.000
Tạm ứng 6.000.000 Các khoản phải trả khác 3.000.000
Ký quỹ, ký cược ngắn hạn 3.000.000 Lãi chưa phân phối 27.000.000
Sản phẩm dở dang 54.000.000 Nợ dài hạn 196.000.000
Kho tàng 150.000.000
Vật liệu phụ 11.000.000
Nhà xưởng Y
CCDC 21.000.000
Hàng đang đi trên đường 12.000.000
Nguyên vật liệu chính 62.000.000
Phải thu khách hàng 3.000.000
Tiền mặt 12.000.000
Tổng tài sản 1.054.000.000 + X + Y Tổng nguồn vốn 1.404.000.000

 Theo phương trình

 Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn

 => 1.054.000.000 + X + Y = 1.404.000.000

 X + Y = 350

 mà Y = 6X =>

 7X = 350

 X = 50, Y = 300

 Định khoản từng nghiệp vụ như sau:

 Thu các khoản phải thu khách hàng bằng tiền mặt 1.000.000

 Nợ 111 1.000.000

 Có 131 1.000.000

 Doanh nghiệp trả nợ người bán 5.000.000 bằng tiền gửi ngân hàng

 Nợ 331 5.000.000

 Có 112 5.000.000

 Trả khoản phải trả 2.000.000 bằng tiền mặt

 Nợ 338 2.000.000

 Có 111 2.000.000

 Mua TSCĐ 15.000.000 từ vốn của các cổ đông

 Nợ 211 15.000.000

 Có 411 15.000.000

 Bài tập 4

 Tình hình tài sản của một doanh nghiệp tính đến ngày 31/12/2021 được cho trong bảng CĐKT như sau (đơn vị 1000 đồng)

Tài sản Số tiền Nguồn vốn Số tiền
Tiền mặt 80.000 Vay ngắn hạn 120.000
Phải thu khách hàng 120.000 Phải trả người bán 60.000
Hàng tồn kho 600.000 Phải trả khác 20.000
Nhà xưởng, MMTB 1.200.000 Vốn kinh doanh 1.800.000
Tổng tài sản 2.000.000 Tổng nguồn vốn 2.000.000

 Trong tháng 1/2022 doanh nghiệp phát sinh các nghiệp vụ kinh tế

  1. Khách hàng trả nợ 20.000.000 tiền mặt
  2. Cổ đông góp vốn 200.000.000 bằng dây chuyền sản xuất
  3. Xuất kho hàng hóa gửi bán 100.000.000
  4. Nhập kho CCDC 10.000.000 thanh toán tiền mặt
  5. Chi tiền mặt 20.000.000 thanh toán nợ người bán và 10.000.000 thanh toán khoản nợ khác
  6. Chi 20.000.000 tiền mặt thanh toán vay ngắn hạn

 Hãy

  • Định khoản các nghiệp vụ kinh tế
  • Mở tài khoản và ghi số dư đầu kỳ các tài khoản
  • Lập bảng cân đối tài khoản cuối kỳ
  • Lập bảng cân đối kế toán cuối kỳ

 Lời giải: (đơn vị 1.000 đồng)

  • Định khoản các nghiệp vụ kinh tế

 Nghiệp vụ 1

 Nợ 111 (tiền mặt) 20.000

 Có 131 (phải thu khách hàng) 20.000

 Nghiệp vụ 2

 Nợ 211 (tài sản cố định) 200.000

 Có 411 (nguồn vốn kinh doanh) 200.000

 Nghiệp vụ 3

 Nợ 157 (hàng gửi đi bán) 100.000

 Có 156 (hàng hóa) 100.000

 Nghiệp vụ 4

 Nợ 153 (CCDC) 10.000

 Có 111 (tiền mặt) 10.000

 Nghiệp vụ 5

 Nợ 331 (phải trả cho người bán) 20.000

 Nợ 338 (phải trả khác) 10.000

 Có 111 (tiền mặt) 30.000

 Nghiệp vụ 6

 Nợ 311 (vay ngắn hạn) 20.000

 Có 111 (tiền mặt) 20.000

 Bảng sơ đồ tài khoản (đơn vị 1.000 đồng)

Tiền mặt 111
80.000
20.000(1) 10.000(4)
30.000(5)
20.000(6)
20.000 60.000
40.000

  

Phải thu khách hàng 131
120.000
20.000(1)
0 20.000
100.000

  

Hàng tồn kho 156
600.000
100.000(3)
0 100.000
500.000

  

CCDC 153
0
10.000(4)
10.000 0
10.000

  

Hàng gửi đi bán 157
0
100.000(3)
100.000 0
100.000

  

Nhà xưởng, MMTB 211
1.200.000
200.000
200.000 0
1.400.000

  

Vay ngắn hạn 311
120.000
20.000
20.000 0
100.000

  

Phải trả người bán 331
60.000
20.000(5)
20.000 0
40.000

  

Phải trả khác 338
20.000
10.000
10.000 0
10.000

  

Vốn kinh doanh 411
1.800.000
200.000(2)
0 200.000
2.000.000

 Bảng cân đối tài khoản

Tài khoản Số dư đầu kỳ Số phát sinh Số dư cuối kỳ
Nợ Nợ Nợ
111 80.000 20.000 60.000 40.000
131 120.000 0 20.000 100.000
156 600.000 0 100.000 500.000
153 0 10.000 0 10.000
157 0 100.000 0 100.000
211 1.200.000 200.000 0 1.400.000
311 120.000 20.000 0 100.000
331 60.000 20.000 0 40.000
338 20.000 10.000 0 10.000
411 1.800.000 0 200.000 2.000.000

 Bảng cân đối kế toán cuối kỳ (đơn vị 1.000 đồng)

Tài sản Số tiền Nguồn vốn Số tiền
Tiền mặt 40.000 Vay ngắn hạn 100.000
Phải thu khách hàng 100.000 Phải trả người bán 40.000
Hàng tồn kho 500.000 Phải trả khác 10.000
CCDC 10.000 Vốn kinh doanh 2.000.000
Hàng gửi đi bán 100.000
Nhà xưởng, MMTB 1.400.000
Tổng tài sản 2.150.000 Tổng nguồn vốn 2.150.000

 Bài tập 5:

 Tình hình tài sản của doanh nghiệp Deha law tính đến ngày 31/12/2021 như sau (đơn vị tính: đồng)

  1. Sản phẩm dở dang 200.000.000
  2. Thành phẩm 600.000.000
  3. Phải trả cho người bán 1.200.000.000
  4. Phải trả công nhân viên 200.000.000
  5. Phải trả khác Y
  6. Phương tiện vận tải 500.000.000
  7. Lãi chưa phân phối 200.000.000
  8. Vay ngắn hạn 1.600.000.000
  9. Kho hàng 3.000.000.000
  10. Tiền gửi ngân hàng 1.400.000.000
  11. Phải thu khách hàng 800.000.000
  12. Tạm ứng 200.000.000
  13. Ký quỹ ký cược ngắn hạn 400.000.000
  14. Nợ dài hạn 3.600.000.000
  15. Máy móc thiết bị 2.800.000.000
  16. NVL chính 1.200.000.000
  17. Tiền mặt 600.000.000
  18. Nhà xưởng 700.000.000
  19. Vốn kinh doanh 5.000.000.000
  20. CCDC 100.000.000
  21. Hàng đang đi trên đường 300.000.000

 Trong tháng 1/2022 doanh nghiệp phát sinh các nghiệp vụ kinh tế sau

  1. Thu các khoản phải thu 100.000.000 bằng tiền mặt
  2. Dùng tiền gửi ngân hàng trả nợ vay dài hạn 600.000.000
  3. Dùng tiền gửi ngân hàng thanh toán khoản phải trả khác 200.000.000
  4. Nhận vốn góp cổ đông một máy móc thiết bị trị giá 150.000.000
  5. Mua NVL trị giá 30.000.000 nợ người bán
  6. Rút tiền gửi ngân hàng nhập quỹ tiền mặt 50.000.000
  7. Dùng tiền mặt mua CCDC 10.000.000
  8. Người mua trả nợ 50.000.000 bằng tiền mặt, 100.000.000 bằng tiền gửi ngân hàng
  9. Tài sản thừa chờ xử lý đã giải quyết tăng nguồn vốn kinh doanh 20.000.000
  10. Vay ngắn hạn ngân hàng trả nợ người bán 50.000.000
  11. Dùng lãi bổ sung nguồn vốn kinh doanh 100.000.000
  12. Người mua trả nợ 100.000.000, doanh nghiệp trả luôn nợ vay ngắn hạn ngân hàng

 Hãy

  • Tìm Y, lập bảng cân đối kế toán đầu kỳ
  • Định khoản các nghiệp vụ
  • Mở tài khoản và ghi số dư đầu kỳ vào các tài khoản
  • Lập bảng cân đối tài khoản cuối kỳ
  • Lập bảng cân đối kế toán cuối kỳ

 Lời giải:

 Tìm Y, lập bảng cân đối kế toán đầu kỳ

Tài sản Số tiền Nguồn vốn Số tiền
Sản phẩm dở dang 200.000.000 Phải trả cho người bán 1.200.000.000
Thành phẩm 600.000.000 Phải trả công nhân viên 200.000.000
Phương tiện vận tải 500.000.000 Phải trả khác Y
Kho hàng 3.000.000.000 Lãi chưa phân phối 200.000.000
Tiền gửi ngân hàng 1.400.000.000 Vay ngắn hạn 1.600.000.000
Phải thu khách hàng 800.000.000 Nợ dài hạn 3.600.000.000
Tạm ứng 200.000.000 Vốn kinh doanh 5.000.000.000
Ký quỹ ký cược ngắn hạn 400.000.000
Máy móc thiết bị 2.800.000.000
NVL chính 1.200.000.000
Tiền mặt 600.000.000
Nhà xưởng 7.000.000.000
CCDC 100.000.000
Hàng đang đi trên đường 300.000.000
Tổng tài sản 12.800.000.000 Tổng nguồn vốn 11.800.000.000 + Y

 Ta có phương trình kế toán

 12.800.000.000 = 11.800.000.000 + Y

 => Y = 1.000.000.000

 Định khoản các nghiệp vụ

 Nghiệp vụ 1

 Nợ tiền mặt tăng (111) 100.000.000

 Có phải thu khách hàng (131) 100.000.000

 Nghiệp vụ 2

 Nợ vay dài hạn (342) 600.000.000

 Có tiền gửi ngân hàng (112) 600.000.000

 Nghiệp vụ 3

 Nợ khoản phải trả khác (338) 200.000.000

 Có tiền gửi ngân hàng (112) 200.000.000

 Nghiệp vụ 4

 Nợ TSCĐ (211) 150.000.000

 Có vốn cổ đông (411) 150.000.000

 Nghiệp vụ 5

 Nợ NVL (152) 30.000.000

 Có Phải trả người bán (331) 30.000.000

 Nghiệp vụ 6

 Nợ tiền mặt (111) 50.000.000

 Có tiền gửi ngân hàng (112) 50.000.000

 Nghiệp vụ 7

 Nợ CCDC (153) 10.000.000

 Có tiền mặt (111) 10.000.000

 Nghiệp vụ 8

 Nợ tiền mặt (111) 50.000.000

 Nợ tiền gửi ngân hàng (112) 100.000.000

 Có phải thu khách hàng (131) 150.000.000

 Nghiệp vụ 9

 Nợ tài sản thừa chờ xử lý (3381) 20.000.000

 Có vốn kinh doanh (411) 20.000.000

 Nghiệp vụ 10

 Nợ Phải trả người bán (331) 50.000.000

 Có vay ngân hàng (311) 50.000.000

 Nghiệp vụ 11

 Nợ lãi chưa phân phối (421) 100.000.000

 Có vốn kinh doanh (411) 100.000.000

 Nghiệp vụ 12

 Nợ vay ngắn hạn ngân hàng (311) 100.000.000

 Có nợ phải thu khách hàng (131) 100.000.000

 Phản ánh vào sổ tài khoản (đơn vị đồng)

Tiền mặt 111
600.000.000
100.000.000 (1)
50.000.000 (6)
50.000.000 (8) 10.000.000 (7)
200.000.000 10.000.000
790.000.000

  

Tiền gửi ngân hàng 112
1.400.000.000
100.000.000(8) 600.000.000(2)
200.000.000(3)
50.000.000(6)
100.000.000 850.000.000
650.000.000

  

Phải thu khách hàng 131
800.000.000
100.000.000 (1)
150.000.000 (8)
100.000.000 (12)
0 350.000.000
450.000.000

  

Tạm ứng 141
200.000.000
0 0
200.000.000

  

Ký quỹ ký cược ngắn hạn 144
400.000.000
0 0
400.000.000

  

Nguyên vật liệu 152
1.200.000.000
30.000.000 (5)
30.000.000 0
1.230.000.000

  

CCDC 153
100.000.000
10.000.000 (7)
10.000.000 0
110.000.000

  

Hàng đi trên đương 151
300.000.000
0 0
300.000.000

  

Chi phí sản xuất dở dang 154
200.000.000
0 0
200.000.000

  

Thành phẩm 155
600.000.000
0 0
600.000.000

  

TSCĐ 211
7.000.000.000
150.000.000 (4)
150.000.000 0
7.150.000.000

  

Vay ngắn hạn 311
1.600.000.000
100.000.000 (12) 50.000.000(10)
100.000.000 50.000.000
1.550.000

  

Phải trả người bán 331
1.200.000.000
50.000.000(10) 30.000.000(5)
50.000.000 30.000.000
1.180.000.000

  

Phải trả nhân viên 334
200.000.000
0 0
200.000.000

  

Phải trả khác 338
1.000.000.000
200.000.000(3)
20.000.000(9)
220.000.000 0
780.000.000

  

Nợ dài hạn 342
3.600.000.000
600.000.000(2)
600.000.000 0
3.000.000.000

  

Nguồn vốn kinh doanh 411
5.000.000.000
150.000.000(4)
20.000.000(9)
100.000.000(11)
0 270.000.000
5.270.000.000

  

Lãi chưa phân phối 421
200.000.000
100.000.000
100.000.000 0
100.000.000

 Lập bảng cân đối tài khoản cuối kỳ

Tài khoản Số dư đầu kỳ Số phát sinh Số dư cuối kỳ
Nợ Nợ Nợ
111 600.000.000 200.000.000 10.000.000 790.000.000
112 1.400.000.000 100.000.000 850.000.000 650.000.000
131 800.000.000 350.000.000 450.000.000
141 200.000.000 200.000.000
144 400.000.000 400.000.000
152 1.200.000.000 30.000.000 1.230.000.000
153 100.000.000 10.000.000 110.000.000
151 300.000.000 300.000.000
154 200.000.000 200.000.000
155 600.000.000 600.000.000
211 7.000.000.000 150.000.000 7.150.000.000
311 1.600.000.000 100.000.000 50.000.000 1.550.000.000
331 1.200.000.000 50.000.000 30.000.000 1.180.000.000
334 200.000.000 200.000.000
338 1.000.000.000 220.000.000 780.000.000
342 3.600.000.000 600.000.000 3.000.000.000
411 5.000.000.000 270.000.000 5.270.000.000
421 200.000.000 100.000.000 100.000.000

 Lập bảng cân đối kế toán cuối kỳ

Tài sản Số tiền Nguồn vốn Số tiền
111 tiền mặt 790.000.000 311 vay ngắn hạn 1.550.000.000
112 tiền gửi ngân hàng 650.000.000 331 1.180.000.000
131 phải thu khách hàng 450.000.000 334 200.000.000
141 200.000.000 338 780.000.000
144 400.000.000 342 3.000.000.000
152 1.230.000.000 411 5.270.000.000
153 110.000.000 421 100.000.000
151 300.000.000
154 200.000.000
155 600.000.000
211 7.150.000.000
Tổng tài sản 12.080.000.000 Tổng nguồn vốn 12.080.000.000

Bài tập nguyên lý kế toán chương 4 – Tính giá các đối tượng kế toán

 Bài tập 1:

 Tại doanh nghiệp sản xuất và thương mại Tuấn Kiệt, áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên, có các số liệu liên quan đến tình hình nhập – xuất – tồn nguyên vật liệu tỏng tháng 9/2006 như sau:

  1. Tồn kho đầu kỳ: 2000 kg, đơn giá 20.000 đồng/kg = 40.000.000 đồng. Gồm 2 hóa đơn: Hóa đơn 1: 1500 kg, đơn giá 20.000 đồng/kg, hóa đơn 2: 500kg, đơn giá 20.000 đồng/kg
  2. Nhập kho trong tháng 9/2005:

 Ngày 7/9 nhập kho 8000 kg, đơn giá 21.000/kg, thành tiền 168.000.000. Gồm hai hóa đơn: hóa đơn 1: 7.500 kg đơn giá 21.000 đồng/kg, hóa đơn 2: 500kg, đơn giá 21.000 đồng/kg

 Ngày 18/9: nhập kho 12.000 kg, đơn giá 22.000 đồng/kg thành tiền 264.000.000 đồng. Gồm 2 hóa đơn: hóa đơn 1: 10.000 kg đơn giá 22.000/kg, hóa đơn 2: 2000 kg đơn giá 22.000/kg

 Ngày 25/9 nhập kho theo hóa đơn là 11.000 kg, đơn giá 25.000/kg, thành tiền 275.000.000

 3. Xuất trong kỳ:

 Ngày 12/9 : 9000 kg

 Ngày 28/9 : 10.000 kg

 Hãy xác định giá vật liệu xuất kho trong kỳ và tồn kho cuối kỳ theo từng phương pháp tính giá vật liệu xuất kho khác nhau

 Lời giải:

 Phương pháp thực tế đích danh

 Nguyên vật liệu chính xuất kho:

 Ngày 12/9

 1.500 * 20.000 = 30.000.000

 7.500 * 21.000 = 157.500.000

 Tổng cộng 9000 = 187.500.000

 Ngày 28/9

 10.000 * 22.000 = 220.000.000

 Tồn kho cuối kỳ:

 500 * 20.000 = 10.000.000

 500 * 21.000 = 10.500.000

 2.000 * 22.000 = 44.000.000

 11.000 * 25.000 = 275.000.000

 Tổng cộng 14.000 = 339.500.000

 Thử lại:

 Tồn cuối kỳ = tồn đầu kỳ + nhập trong kỳ – xuất trong kỳ

 = 40.000.000 + 707.000.000 – 407.500.000

 = 339.500.000

 Phương pháp FIFO (nhập trước xuất trước)

 Nguyên liệu chính xuất kho

 Ngày 12/9

 2.000 * 20.000 = 40.000.000

 7.000 * 21.000 = 147.000.000

 Ngày 28/9

 1.000 * 21.000 = 21.000.000

 9.000 * 22.000 = 198.000.000

 Tồn kho cuối kỳ:

 3.000 * 22.000 = 66.000.000

 11.000 * 25.000 = 275.000.000

 Tổng cộng = 66.000.000 + 275.000.000 = 341.000.000

 Thử lại:

 Tồn CK = Tồn ĐK + Nhập trong kỳ – Xuất trong kỳ

 = 40.000.000 + 707.000.000 – 406.000.000

 = 341.000.000

 Phương pháp LIFO (nhập sau xuất trước)

 Nguyên liệu chính xuất kho

 Ngày 12/9

 8.000 * 21.000 = 168.000.000

 1.000 * 20.000 = 20.000.000

 Ngày 28/9

 10.000 + 25.000 = 250.000.000

 Tồn kho cuối kỳ: 

 1.000 * 25.000 = 25.000.000

 12.000 * 22.000 = 264.000.000

 1.000 * 20.000 = 20.000.000

 Tổng cộng = 309.000.000

 Thử lại

 Tồn CK = Tồn ĐK + Nhập trong kỳ – Xuất trong kỳ

 = 40.000.000 + 707.000.000 – 438.000.000

 = 309.000.000

 Bình quân gia quyền liên hoàn

 Ngày 12/9

 giá xuất kho ((2000*20.000) + (8.000*21.000)) / 10.000 =  20.800 / kg

 Giá trị xuất kho = 9.000 * 20.800 = 187.200.000

 Ngày 28/9

 Giá xuất kho ((1000*20.800) + (12.000*22.000) + (11.000*25.000)) / 24.000 = 23.325 đồng/kg

 Giá trị xuất kho = 10.000 * 23.325 = 233.250.000

 Tồn kho cuối kỳ: 

 23.325 * 14.000 = 326.550.000

 Thử lại:

 Tồn CK = Tồn ĐK + Nhập trong kỳ – Xuất trong kỳ

 = 40.000.000 + 707.000.000 – 420.450.000

 = 326.550.000

 Bình quân gia quyền cuối kỳ

 Đơn giá xuất kho = ((2.000 * 20.000) + (8.000*21.000) + (12.000*22.000) + (11.000*25.000)) / 33.000 = 22.636 đồng / kg

 Ngày 12/9

 9.000 * 22.636 = 203.724.000

 Ngày 28/9

 10.000 * 22.636 = 226.360.000

 Tồn kho cuối kỳ

 14.000 * 22.636 = 316.916.000

 Thử lại

 Tồn CK = Tồn ĐK + Nhập trong kỳ – Xuất trong kỳ

 = 40.000.000 + 707.000.000 – 430.084.000

 = 316.916.000

 Bài tập 2:

 Tại doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên trong kỳ có các nghiệp vụ sau:

  1. Nhập kho CCDC A mua của đơn vị X với giá 330.000.000 đồng, gồm 10% thuế GTGT, đã chuyển khoản cho người bán X 1/2 số tiền
  2. Nhập kho 5.000 kg nguyên vật liệu đơn giá 4.290 đồng/kg, gồm 10% thuế GTGT chưa thanh toán cho người bán K. chi phí vận chuyển bốc dỡ là 500.000 đồng, thuế GTGT 5% đã thanh toán bằng tiền mặt
  3. Nhập kho CCDC B mua của đơn vị Z với giá mua 180.000.000 đồng, thuế GTGT 10% chưa thanh toán tiền cho người bán Z.
  4. Mua 1 TSCĐ giá mua là 592.000.000 đồng, thuế GTGT 10% chưa thanh toán cho người bán H. Các chi phí phát sinh liên quan đến quá trình lắp đặt và chạy thử của TSCĐ được kế toán tập hợp như sau:
  • Xuất kho 1.000 kg nvl dùng sản xuất thử
  • Dịch vụ mua ngoài chưa thanh toán khách hàng N 2.000.000 đồng
  • Các chi phí khác phát sinh bằng tiền mặt 2.000.000 đồng

 5. Xuất kho CCDC A có giá 100 triệu đồng cho phân xưởng sản xuất. Biết trị giá CCDC xuất dùng được phân bổ dần vào chi phí sản xuất trong vòng 10 kỳ.

 6. Xuất kho CCDC B có trị giá 180.000.000 đồng cho đơn vị M thuê. CCDC B có thể được sử dụng trong 10 kỳ. Giá cho thuê mỗi kỳ là 26.400.000 đồng gồm 10% thuế GTGT, chưa thu tiền khách hàng M

 7. CCDC A sử dụng được 8 kỳ thì bị hỏng không thể sửa chữa. Doanh nghiệp đã nhập kho phế liệu thu hồi có trị giá 1.000.000 đồng

 8. Khách hàng M thuê được 6 kỳ thì chấm dứt hợp đồng thuê. Doanh nghiệp đã nhận lại số CCDC cho thuê

 Đề bài: Hãy định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

 Lời giải: 

 Nhập kho công cụ dụng cụ A

 1a

 Nợ   153A   300.000.000

 Nợ   133     30.000.000

 Có      331X        330.000.000

 Thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng 50%

 1b

 Nợ   331X   165.000.000

 Có   112   165.000.000

 Nhập kho 5.000 kg nguyên vật liệu đơn giá 4.290 đồng/kg, gồm 10% thuế GTGT chưa thanh toán cho người bán K.

 2a

 Nợ   152   19.500.000

 Nợ   133   1.950.000

 Có   331K   21.450.000

 chi phí vận chuyển bốc dỡ là 500.000 đồng, thuế GTGT 5% đã thanh toán bằng tiền mặt tính hết vào nguyên vật liệu

 2b

 Nợ   152   500.000

 Nợ   133   25.000

 Có   111   525.000

 Nhập kho CCDC B mua của đơn vị Z với giá mua 180.000.000 đồng, thuế GTGT 10% chưa thanh toán tiền cho người bán Z.

 3

 Nợ   153B   180.000.000

 Nợ   133   18.000.000

 Có   331Z   198.000.000

 Mua 1 TSCĐ giá mua là 592.000.000 đồng, thuế GTGT 10% chưa thanh toán cho người bán H

 4a

 Nợ   211   592.000.000

 Nợ   133   59.200.000

 Có   331H   651.200.000

 Xuất kho 1.000 kg nvl dùng sản xuất thử

 4b

 Nợ   211   8.000.000

 Có   152   4.000.000

 Có   331N   2.000.000

 Có   111   2.000.000

 Ghi nhận nguyên giá TSCĐ:

 4c

 Nợ   211   600.000.000

 Có   241   600.000.000

 Xuất kho CCDC A có giá 100 triệu đồng cho phân xưởng sản xuất. Biết trị giá CCDC xuất dùng được phân bổ dần vào chi phí sản xuất trong vòng 10 kỳ.

 5a

 Nợ   142A   100.000.000

 Có   153   100.000.000

 Phân bổ vào chi phí trong kỳ:

 5b

 Nợ   627   10.000.000

 Có   142A   10.000.000

 Xuất kho CCDC B có trị giá 180.000.000 đồng cho đơn vị M thuê. CCDC B có thể được sử dụng trong 10 kỳ. Giá cho thuê mỗi kỳ là 26.400.000 đồng gồm 10% thuế GTGT, chưa thu tiền khách hàng M

 6a

 Nợ   142B   180.000.000

 Có   153B   180.000.000

 Phân bổ vào chi phí tài chính trong quá trình hao mòn ccdc D:

 6b

 Nợ   635   18.000.000

 Có   142B   18.000.000

 Ghi nhận số tiền thu được của khách hàng M về cho thuê CCDC D

 6c

 Nợ   131   26.400.000

 Có   515   24.000.000

 Có   3331   2.400.000

 CCDC A sử dụng được 8 kỳ thì bị hỏng không thể sửa chữa. Doanh nghiệp đã nhập kho phế liệu thu hồi có trị giá 1.000.000 đồng

 7

 Nợ   152   1.000.000

 Nợ   627   19.000.000

 Có   142A   20.000.000

 Khách hàng M thuê được 6 kỳ thì chấm dứt hợp đồng thuê. Doanh nghiệp đã nhận lại số CCDC cho thuê

 8

 Nợ   153   72.000.000

 Có   142B   72.000.000

 Bài tập 3:

 Tại doanh nghiệp sản xuất và thương mại Bình Minh có các dữ kiện được kế toán ghi nhận trong các tài liệu sau

 Tài liệu 1: có số dư đầu ký trên các tài khoản

  • Tài khoản 152: 20.000.000
  • Tài khoản 153: 20.000.000

 Tài liệu 2: Trong kỳ có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:

  1. Mua NVL nhập kho tiền chưa trả người bán 110.000.000 đồng, trong đó bao gồm thuế GTGT 10%
  2. Mua vật liệu nhập kho trị giá 165.000.000 đồng, bao gồm 10% thuế GTGT, thanh toán cho người bán 50% tiền mặt, nợ lại 50%
  3. Mua CCDC nhập kho trị giá 120.000.000, thuế GTGT 5%, trả người bán bằng tiền gửi ngân hàng, chi phí vận chuyển về kho trả bằng tiền mặt 10.000.000, thuế GTGT 5%.
  4. Xuất kho NVL để sản xuất sản phẩm trị giá 80.000.000
  5. Xuất CCDC dùng sản xuất trị giá 50.000.000
  6. Xuất kho NVL 20.000.000 dùng để trực tiếp sản xuất sản phẩm
  7. Xuất kho CCDC trị giá 30.000.000 dùng ở văn phòng. CCDC này phân bổ 2 lần

 Hãy định khoản các nghiệp vụ kinh tế trên và tìm số dư cuối kỳ tk 152,153.

 Lời giải: 

 Nghiệp vụ 1

 Nợ 152 100.000.000

 Nợ 133 10.000.000

 Có 311 110.000.000

 Nghiệp vụ 2

 Nợ 152 150.000.000

 Nợ 133 15.000.000

 Có 111 82.500.000

 Có 311 82.500.000

 Nghiệp vụ 3

 Mua CCDC nhập kho trị giá 120.000.000, thuế GTGT 5%, trả người bán bằng tiền gửi ngân hàng

 Nợ 153 120.000.000

 Nợ 133 6.000.000

 Có 112 126.000.000

 Chi phí vận chuyển về kho trả bằng tiền mặt 10.000.000, thuế GTGT 5%

 Nợ 153 10.000.000

 Nợ 133 500.000

 Có 111 10.500.000

 Nghiệp vụ 4

 Xuất kho NVL để sản xuất sản phẩm trị giá 80.000.000

 Nợ 621 80.000.000

 Có 152 80.000.000

 Nghiệp vụ 5

 Xuất CCDC dùng sản xuất trị giá 50.000.000

 Nợ 627 50.000.000

 Có 153 50.000.000

 Nghiệp vụ 6

 Xuất kho NVL 20.000.000 dùng để trực tiếp sản xuất sản phẩm

 Nợ 621 20.000.000

 Có 152 20.000.000

 Nghiệp vụ 7

 Xuất kho CCDC trị giá 30.000.000 dùng ở văn phòng. CCDC này phân bổ 2 lần

 7a

 Nợ 142 30.000.000

 Có 153 30.000.000

 phân bổ vào bộ phận quản lý trong kỳ

 7b

 Nợ 642 15.000.000

 Có 142 15.000.000

 Số dư tài khoản 152: 170.000.000

 153 : 70.000.000

 Bài tập 5:

 Có tình hình tài sản cố định tại 1 doanh nghiệp sản xuất và thương mại á châu trong tháng 2/2008 phát sinh như sau:

  1. Dây chuyền công nghệ nhập về làm gia tăng tài sản cố định trong tháng là 400.000.000, tỷ lệ trích khấu hao 12% năm
  2. Mua hệ thống làm lạnh làm gia tăng TSCĐ trong tháng 600.000.000, tỷ lệ khấu hao 10% năm
  3. TSCĐ giảm trong tháng là 600.000.000, tỷ lệ trích khấu hao 12% năm

 Tính số khẩu hao tháng 2/2008, biết rằng số trích khấu hao trong tháng 1/2008 là 120.000.000 đồng

 Lời giải:

 Mức khấu hao tăng trong tháng của dây chuyền công nghệ

 400.000.000 * 12% : 12 = 4.000.000

 Mức khấu hao tăng trong tháng của hệ thống làm lạnh

 600.000.000 * 10% / 12 = 5.000.000

 Tổng mức khấu hao tăng

 4.000.000 + 5.000.000 = 9.000.000

 Mức khấu hao giảm trong tháng

 600.000.000 * 12% : 12 = 6.000.000

 Mức khấu hao trích tháng 2:

 120.000.000 + 9.000.000 – 6.000.000 = 123.000.000

 Bài tập 6

 Mua 1 TSCĐ nguyên giá 240.000.000, có thời gian sử dụng hữu ích là 10 năm. Hãy tính mức khấu hao hàng tháng

 Lời giải:

 240.000.000 : 10 : 12 = 2.000.000

 Bài tập 7

 Công ty A mua 1 TSCĐ mới 100% với giá trên hóa đơn là 119.000.000, chiết khấu thương mại là 5.000.000, chi phí vận chuyển là 3.000.000. Chi phí lắp đặt chạy thử là 3.000.000. Biết rằng TSCĐ có tuổi thọ kỹ thuật là 12 năm. Thời gian sử dụng của TSCĐ doanh nghiệp là 10 năm (phù hợp với quy định tại phụ luc 1 ban hành kèm theo quyết định số 206/2003/QĐ-BTC), tài sản được đưa vào sử dụng vào ngày 1/1/2006. Sau 5 năm sử dụng doanh nghiệp nâng cấp TSCĐ với chi phí 30.000.000, thời gian sử dụng được đánh giá lại là 6 năm (tăng 1 năm so với thời gian sử dụng đã đăng ký ban đầu), ngày hoàn thành đưa vào sử dụng là 1/1/2011

 Từ năm 2011 trở đi, doanh nghiệp trích khấu hao vào chi phí kinh doanh mỗi tháng là bao nhiêu?

 Lời giải:

 Nguyên giá TSCĐ:

 119.000.000 – 5.000.000 + 3.000.000 + 3.000.000 = 120.000.000

 Mức trích khấu hao trung bình hàng năm

 120.000.000 / 10 = 12.000.000

 Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng

 12.000.000 / 12 = 1.000.000

 Sau 5 năm sử dụng doanh nghiệp nâng cấp TSCĐ với chi phí là 30.000.000, thời gian sử dụng được đánh giá lại là 6 năm

 Nguyên giá TSCĐ:

 120.000.000 + 30.000.000 = 150.000.000

 Khấu hao lũy kế đã trích

 12.000.000 * 5 năm  = 60.000.000

 Giá trị còn lại trên sổ sách

 150.000.000 – 60.000.000 = 90.000.000

 Mức trích khấu hao trung bình hàng năm

 90.000.000 : 6 = 15.000.000

 Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng

 15.000.000 / 12 = 1.250.000

 Như vậy từ 1/1/2011 trở đi, doanh nghiệp trích khấu hao vào chi phí kinh doanh mỗi tháng 1.250.000 đối với TSCĐ vừa được nâng cấp

 Bài tập 9

 Công ty ACB mua 1 thiết bị sản xuất với nguyên giá 10.000.000. Thời gian sử dụng của TSCĐ xác định theo quy định tại phụ lục 1 (ban hành theo quyết định 206/2003/QĐ-BTC) là 5 năm

 Xác định mức khấu hao hàng năm

 Lời giải:

 Tỷ lệ khấu hao hàng năm của TSCĐ theo khấu hao đường thẳng là

 100 * 1 : 5 = 20%

 Tỷ lệ khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần:

 20% * 2 (hệ số điều chỉnh) = 40% (theo quyết định 206/2003/QĐ-BTC)

 Mức trích khấu hao hàng năm của TSCĐ được xác định cụ thể theo bảng sau:

Năm thứ Giá trị còn lại của TSCĐ Cách tính số khấu hao TSCĐ hàng năm Mức khấu hao hàng năm Mức khấu hao hàng tháng Khấu hao lũy kế cuối năm
1 10.000.000 10.000.000 * 40% 4.000.000 333.333 4.000.000
2 6.000.000 6.000.000 * 40% 2.400.000 200.000 6.400.000
3 3.600.000 3.600.000 * 40% 1.080.000 90.000 8.920.000
4 2.160.000 2.160.000:2 1.080.000 90.000 8.920.000
5 2.160.000 2.160.000:2 1.080.000 90.000 10.000.000

 Theo đó:

 Mức khấu hao TSCĐ từ năm thú 1 đến năm thú 3 được tính bằng giá trị còn lại của TSCĐ nhân với tỷ lệ khấu hao nhanh (40%)

 Từ năm thú 4 trở đi, mức khấu hao hàng năm bằng giá trị còn lại của TSCĐ (đầu năm thứ 4) chia cho số năm sử dụng còn lại của TSCĐ (2.160.000:2 = 1.080.000). Vì tại năm thứ 4 mức khấu hao theo số dư giảm dần (2.160.000 * 40% = 864.000) thấp hơn khấu hao tính bình quân giữa giá trị còn lại với số năm sử dụng (2.160.000 : 2 = 1.080.000)

 Bài tập 10:

 Xây dựng 1 lò gạch nung, sau khi hoàn thành đưa vào sử dụng. Nguyên giá là 6.000.000.000. Tuổi thọ của lò nung được tính theo sản lượng gạch là 60.000.000 viên

 Hãy tính mức khấu hao trong kỳ nung 50.000 viên gạch

 Lời giải:

 Mức khấu hao mỗi viên gạch

 6.000.000.000 / 60.000.000 = 100 đồng/viên

 Vậy mức khấu hao trong kỳ sẽ là

 50.000 * 100 = 5.000.000

 Bài 11

 Công ty A mua máy ủi đất với nguyên giá 450.000.000. Công suất thiết kế của máy ủi này là 30 mét khối / giờ. Sản lượng theo công suất thiết kế của máy ủi là 2.400.000 m3. Khối lượng sản phẩm đạt được trong năm thứ nhất của máy ủi này là

Tháng Khối lượng sản phẩm hoàn thành m3 Tháng Khối lượng sản phẩm hoàn thành m3
Tháng 1 14.000 Tháng 7 15.000
Tháng 2 15.000 Tháng 8 14.000
Tháng 3 18.000 Tháng 9 16.000
Tháng 4 16.000 Tháng 10 16.000
Tháng 5 15.000 Tháng 11 18.000
Tháng 6 14.000 Tháng 12 18.000

 Xác định mức trích khấu hao theo phương pháp khấu hao theo số lương, khối lượng sản phẩm của TSCĐ

 Lời giải:

 Mức trích khấu hao  cho mỗi mét khối đất là

 450.000.000 / 2.400.000 = 187,5 đồng/m3

 Khấu hao tháng được tính như sau

Tháng Sản lượng m3 Mức trích khấu hao tháng
1 14.000 14.000 * 187,5 = 2.625.000
2 15.000 15.000 * 187,5 = 1.812.500
3 18.000 18.000 * 187,5 = 3.375.000
4 16.000 16.000 * 187,5 = 3.000.000
5 15.000 15.000 * 187,5 = 1.812.500
6 14.000 14.000 * 187,5 = 2.625.000
7 15.000 15.000 * 187,5 = 1.812.500
8 14.000 14.000 * 187,5 = 2.625.000
9 16.000 16.000 * 187,5 = 3.000.000
10 16.000 16.000 * 187,5 = 3.000.000
11 18.000 18.000 * 187,5 = 3.375.000
12 18.000 18.000 * 187,5 = 3.375.000
Tổng cả năm 33.562.500

 Bài 12:

 Số liệu phát sinh tại doanh nghiệp sản xuất Vũ hoàng được kế toán ghi lại như sau

  1. Mua 1 xe vận tải để chuyên chở hàng hóa trị giá 100.000.000, thuế GTGT 10%, trả bằng chuyển khoản, chi phí trước khi đưa vào sử dụng trả bằng tiền mặt 1.050.000, trong đó bao gồm 5% thuế GTGT (gồm chi phí giao nhân, tu bổ, chạy thử…)
  2. Doanh nghiệp xây dựng 1 ngôi nhà để dùng làm văn phòng. Giá trị thực tế của công trình là 180.000.000 đồng. Công trình đã hoàn thành đưa vào sử dụng.
  3. Doanh nghiệp đưa 1 số máy móc, thiết bị đi góp vốn liên doanh. Trị giá thiết bị tính theo nguyên giá 80.000.000. TSCĐ này được tính khấu hao 20.000.000; Bên liên doanh chỉ chấp nhận giá trị góp vốn là 50.000.000
  4. Bán 1 xe hơi toyota 12 chỗ nguyên giá 300.000.000, đã khấu hao được 180.000.000, chi phí cho việc nhượng bán chiếc xe này là 10.000.000 thanh toán bằng tiền mặt, giá bán chưa có thuế 150.000.000, thues GTGT phải nộp là 10% đã thu bằng tiền gửi ngân hàng

 Hãy định khoản các nghiệp vụ trên. Tính kết quả của hoạt động khác tại DN.

 Lời giải:

 Nghiệp vụ 1:

 Mua 1 xe vận tải để chuyên chở hàng hóa trị giá 100.000.000, thuế GTGT 10%, trả bằng chuyển khoản

 Nợ 241 100.000.000

 Nợ 133 10.000.000

 Có 112 110.000.000

 Chi phí trước khi đưa vào sử dụng trả bằng tiền mặt 1.050.000, trong đó bao gồm 5% thuế GTGT (gồm chi phí giao nhân, tu bổ, chạy thử…)

 Nợ 241 1.000.000

 Nợ 133 50.000

 Có 111 1.050.000

 Ghi nhận TSCĐ

 Nợ 211 101.000.000

 Có 241 101.000.000

 Doanh nghiệp xây dựng 1 ngôi nhà để dùng làm văn phòng. Giá trị thực tế của công trình là 180.000.000 đồng. Công trình đã hoàn thành đưa vào sử dụng.

 Nợ 211 180.000.000

 Có 241 180.000.000

 Doanh nghiệp đưa 1 số máy móc, thiết bị đi góp vốn liên doanh. Trị giá thiết bị tính theo nguyên giá 80.000.000. TSCĐ này được tính khấu hao 20.000.000; Bên liên doanh chỉ chấp nhận giá trị góp vốn là 50.000.000

 Nợ 214 20.000.000

 Nợ 222 50.000.000

 Nợ 412 10.000.000

 Có 211 80.000.000

 Bán 1 xe hơi toyota 12 chỗ

 Nợ 214 180.000.000

 Nợ 811 120.000.000

 Có 211 300.000.000

 Chi phí bán xe

 Nợ 811 10.000.000

 Có 111 10.000.000

 Thu nhập do bán chiếc xe

 Nợ 112 165.000.000

 Có 711 150.000.000

 Có 3331 15.000.000

 Tính thu nhập của hoạt động bán xe

 Nợ 711 150.000.000

 Có 911 150.000.000

 Tính chi phí của hoạt động bán xe

 Nợ 911 130.000.000

 Có 811 130.000.000

 Kết quả của hoạt động bán xe

 Nợ 911 20.000.000

 Có 421 20.000.000

Bài tập nguyên lý kế toán chương 5

 Bài tập 1

 Tại 1 doanh nghiệp sản xuất thương mại và kinh doanh dịch vụ Hồng Hào có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:

 Tài liệu 1: Các nghiệp vụ liên quan

  1. Xuất kho CCDC dùng ở bộ phận quản lý phân xưởng thuộc loại phân bổ 2 lần, trị giá ban đầu là 8.000.000
  2. Tính tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất 10.000.000, lương phải trả cho bộ phận quản lý phân xương 6.000.000
  3. Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định tính vào các chi phí liên quan, bao gồm cả tiền trừ BHXH, BHYT của cán bộ CNV
  4. Xuất kho NVL chính 20.000.000, vật liệu phụ 2.000.000 đưa vào sản xuất sản phẩm, xuất kho vật liệu phụ sử dụng ở bộ phần quản lý phân xưởng là 1.000.000

 Tài liệu 2: TSCĐ trích khấu hao trong tháng đưa vào chi phí có liên quan:

 TSCĐ sử dụng ở phân xưởng sản xuất, gồm:

  1. Máy móc thiết bị: nguyên giá 200.000.000, tỷ lệ khấu hao 12% /năm
  2. Phương tiện vận tải: nguyên giá 150.000.000, tỷ lệ khấu hao 20% /năm
  3. Nhà xưởng: nguyên giá 400.000.000, tỷ lệ khấu hao 12%/năm

 TSCĐ sử dụng ở bộ phận bán hàng bao gồm:

  1. Cửa hàng kinh doanh nguyên giá 360.000.000, tỷ lệ khấu hao 12%/năm
  2. Thiết bị bán hàng nguyên giá 100.000.000, tỷ lệ khấu hao 12%/năm

 TSCĐ sử dụng ở bộ phận văn phòng

  1. Nhà làm việc nguyên giá 1.000.000.000, tỷ lệ khấu hao 12%/năm
  2. Phương tiện vận tải nguyên giá 168.000.000 tỷ lệ khấu hao 20%/năm

 Tài liệu 3: kết quả sản xuất

  1. Trong kỳ doanh nghiệp sản xuất được 1.000 sản phẩm
  2. Trị giá sản phẩm dở dang đầu kỳ 1.000.000
  3. Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ là 50 sản phẩm. Doanh nghiệp áp dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí NVL chính
  4. Phế liệu thu hồi nhập kho là: 540.000

 Hãy định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và phản ánh vào sơ đồ tài khoản. Tính giá thành đơn vị và nhập kho thành phẩm

 Lời giải:

 Xuất kho  CCDC dung cho phân xưởng sản xuất:

 1a

 Nợ 142 8.000.000

 Có 153 8.000.000

 1b

 Nợ 627 4.000.000

 Có 142 4.000.000

 Tiền lương phải trả cho cán bộ CNV

 2

 Nợ 622 10.000.000

 Nợ 627 6.000.000

 Có 334 16.000.000

 Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định

 3

 Nợ 622 1.900.000

 Nợ 627 1.140.000

 Nợ 334 960.000

 Có 338 4.000.000

 Xuất kho NVL

 4

 Nợ 621 22.000.000

 Nợ 627 1.000.000

 Có 152 23.000.000

 Khấu hao TSCĐ ở phân xưởng sản xuất

 5

 Nợ 627 8.500.000

 Có 214 8.500.000

 Khấu hao bộ phận bán hàng

 6

 Nợ 641 4.600.000

 Có 214 4.600.000

 Khấu hao bộ phận văn phòng

 7

 Nợ 642 12.800.000

 Có 214 12.800.000

 Nhập kho phế liệu

 8

 Nhập kho phế liệu

 Nợ 152 540.000

 Có 154 540.000

 Kết chuyển chi phí NVL để tính vào giá thành sản phẩm

 9

 Nợ 154 22.000.000

 Có 621 22.000.000

 Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp để tính vào giá thành sản phẩm

 10

 Nợ 154 11.900.000

 Có 622 11.900.000

 Kết chuyển chi phí sản xuất chung để tính vào giá thành sản phẩm

 11

 Nợ 154 20.640.000

 Có 627 20.640.000

 Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ : 1.000

 CPSPDDCK = (1.000.000 + 20.000.000) / (50 + 1.000) * 50 = 1.000.000

 Bút toán nhập kho thành phẩm:

 12

 Nợ 155 54.540.000

 Có 154 54.540.000

 Tổng giá thành nhập kho

 1.000.000 + 54.540.000 – 1.000.000 – 540.000 = 54.000.000

 Z đơn vị = 54.000.000 / 1.000 = 54.000

 Bài tập 2

 Tại công ty Tân Hoàng Minh trong kỳ có các tài liệu sau:

 Tài liệu 1: Số liệu tồn kho đầu kỳ:

  • Vật liệu chính tồn kho: 4.000.000 (1.000 kg)
  • Vật liệu phụ tồn kho: 2.000.000 (1.000 kg)

 Tài liệu 2: Các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ:

  1. Nhập vật liệu chưa trả tiền người bán: Vật liệu chính 5.000 kg, giá mua 3.800 /kg, thuế GTGT 10%. Vật liệu phụ 2000 kg giá mua 1900 /kg, thuế GTGT 10%. Chi phí vận chuyển trả bằng tiền mặt là 1.200.000 đồng, chi phí này được phân bổ cho từng loại theo tỷ lệ trọng lượng nhập kho, biết rằng chi phí vận chuyển vật liệu chính gấp đôi chi phí vận chuyển vật liệu phụ
  2. Xuất kho 3.000 kg vật liệu chính, 2000 kg vật liệu phụ dùng để trực tiếp sản xuất sản phẩm
  3. Tiền lương phải thanh toán cho CB CNV trực tiếp sản xuất là 6.000.000; quản lý phân xương 600.000; hoạt động bán hàng 1.000.000; quản lý doanh nghiệp 400.000
  4. Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định 19% để tính vào các đối tượng chi phí có liên quan.

 Tài liệu 3: Tình hình biến động TSCĐ:

 Tình hình tăng giảm tscđ trong kỳ này như sau:

  1. Mua dây chuyền công nghệ sản xuất sản phẩm nguyên giá là 400.000.000 đồng, tỷ lệ trích khấu hao 12% / năm
  2. Thanh lý máy móc thiết bị cũ tại xưởng sản xuất sản phẩm trị giá 100.000.000 đồng, tỷ lệ khấu hao 15% / năm

 Tình hình tăng giảm tài sản cố định trong kỳ trước như sau:

  1. Xây dựng 1 nhà xưởng trị giá 300.000.000, đã hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng, thời gian sử dụng hữu ích của nhà xưởng 10 năm
  2. Nhượng bán 1 chiếc xe vận tải nguyên giá 120.000.000 đồng, đã hao mòn 80.000.000, giá bán 70.000.000, thuế GTGT 10% thu bằng tiền gửi ngân hàng

 Tài liệu 4: Mức khấu hao trong kỳ:

  1. Mức trích khấu hao vào kỳ trước là 2.000.000
  2. Tất cả các tscđ tăng giảm trong các kỳ là tại phân xưởng sản xuất sản phẩm

 Tài liệu 5: Kết quả sản xuất

  1. Trong tháng nhập kho 750 thành phẩm
  2. Phế liệu thu hồi nhập kho 229.000
  3. Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ: 2.000.000
  4. Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ là 50 sản phẩm. Biết răng doanh nghiệp áp dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo NVL trực tiếp

 Hãy định khoản các nghiệp vụ phát sinh, tính giá thành sản phẩm

 Lời giải: 

 Gọi x là chi phí vận chuyển nguyên vật liệu chính

 gọi y là chi phí vật liệu phụ

 Ta có: x = 2y

 5000x + 2000y = 1.200.000

 => y = 1, x = 2

 Nhập kho NVL chính, phụ

 1a

 Nợ 1521 19.000.000

 Nợ 1522 3.800.000

 Nợ 133 2.280.000

 Có 331 25.080.000

 Chi phí vận chuyển phân bổ cho NVL chính và NVL phụ

 1b

 Nợ 1521 1.000.000

 Nợ 1522 200.000

 Có 111 1.200.000

 Xuất kho nguyên vật liệu dùng để trực tiếp sản xuất sản phẩm

 2

 Nợ 621 16.000.000

 Có 1521 12.000.000

 Có 1522 4.000.000

 Thanh toán tiền lương

 Nợ 622 6.000.000

 Nợ 627 600.000

 Nợ 641 1.000.000

 Nợ 642 400.000

 Có 334 8.000.000

 Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định 19%

 4

 Nợ 622 1.140.000

 Nợ 627 114.000

 Nợ 641 190.000

 Nợ 642 76.000

 Có 334 1.520.000

 Mức khấu hao tăng :

 4.000.000 * 12 / 100 / 12 = 4.000.000

 Mức khấu hao giảm :

 100.000.000 * 15 / 100 / 12 = 1.250.000

 Mức trích khấu hao kỳ này:

 2.000.000 + 4.000.000 – 1.250.000 = 4.750.000

 Trích khấu hao TSCĐ trong tháng

 5

 Nợ 627 4.750.000

 Có 214 4.750.000

 Bàn giao nhà xưởng đưa vào sử dụng:

 6

 Nợ 211 300.000.000

 Có 241 300.000.000

 Thanh lý xe vận tải

 7

 Nợ 811 40.000.000

 Nợ 214 80.000.000

 Có 211 120.000.000

 Bán TSCĐ thu bằng tiền gửi ngân hàng

 8

 Nợ 112 77.000.000

 Có 711 70.000.000

 Có 3331 7.000.000

 Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp vào giá thành sản phẩm

 9

 Nợ 154 16.000.000

 Có 621 16.000.000

 Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp để tính giá thành sản phẩm

 10

 Nợ 154 7.140.000

 Có 622 7.140.000

 Kết chuyển chi phí sản xuất chung trực tiếp để tính giá thành sản phẩm

 11

 Nợ 154 5.464.000

 Có 627 5.464.000

 Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ:

 CPSPDDCK = (2.000.000 + 16.000.000) / (750 + 50) * 50 = 1.125.000

 Bút toán nhập kho thành phẩm

 12

 Nợ 155 29.250.000

 Có 154 29.250.000

 Tổng giá thành nhập kho

 2.000.000 + 28.604.000 – 1.125.000 – 229.000 = 29.250.000

 Z đơn vị = 29.250.000 / 750 = 39.000

 Bài tập 3:

 Tại 1 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có tình hình phát sinh các nghiệp vụ trong các tài liệu như sau:

 Tài liệu 1: vật liệu tồn kho đầu kỳ:

  • Nguyên vật liệu chính: 2000 kg, đơn giá nhập kho 2.000 /kg
  • Vật liệu phụ 1000 kg, đơn giá là 1000 /kg

 Tài liệu 2: Tình hình nhập xuất vật tư trong kỳ:

  1. Nhập kho 3.000 kg NVL chính giá mua 2.000 /kg, thuế gtgt là 10%, tiền chưa thanh toán cho người bán, chi phí bốc dỡ, vận chuyển về đến kho của doanh nghiệp là 315.000, trong đó thuế GTGT là 5% đã thanh toán bằng tiền mặt. Biết rằng lô hàng này được chiết khấu thương mại 100 đồng/kg
  2. Nhập kho 1000 kg vật liệu phụ giá 950 /kg, thuế gtgt là 10% đã thanh toán bằng TGNH, chi phí bốc dỡ vận chuyển hàng về đến kho của doanh nghiệp 55.000, trong đó thuế GTGT 10%, đã thanh toán bằng tiền mặt
  3. Xuất kho 3000 kg nguyên vật liệu chính sử dụng ở bộ phận sản xuất sản phẩm.
  4. Xuất kho 700 kg vật liệu phụ, trong đó sử dụng để sản xuất sản phẩm 600 kg, số còn lại sử dụng ở bộ phần quản lý phân xưởng sản xuất

 Tài liệu 3: Căn cứ vào bảng lương trong kỳ

  1. Tiền lương phải thanh toán cho CB CNV trực tiếp sản xuất sản phẩm là 8.000.000, quản lý phân xương 1.000.000; hoạt động bán hàng 2.000.000; quản lý doanh nghiệp 1.500.000
  2. Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định để tính vào các đối tượng chi phí có liên quan kể cả trừ BHXH, BHYT, của CB CNV

 Tài liệu 4: TSCĐ trích khấu hao trong kỳ đưa vào chi phí có liên quan:

 TSCĐ sử dụng ở bộ phận trực tiếp sản xuất

  1. Máy móc thiết bị nguyên giá 400.000.000, tỷ lệ khấu hao 12%/năm
  2. Một dây chuyên công nghệ nguyên giá 800.000.000, tỷ lệ khấu hao 12%/năm

 TSCĐ sử dụng ở phân xưởng sản xuất gồm

  1.  nhà xưởng: nguyên giá 600.000.000, tỷ lệ khấu hao 12%/năm
  2. phương tiện vận tải: nguyên giá 150.000.000, tỷ lệ khấu hao 20%/năm

 Tài liệu 5: Kết quả sản xuất:

  1. Trong tháng nhập kho 1000 thành phẩm
  2. Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ 1.200.000
  3. Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ là 200 sản phẩm. Biết rằng doanh nghiệp áp dụng phương pháp đánh sản phẩm dở dang theo nvl chính
  4. Xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền
  5. Chi khác bằng tiền mặt là 90.000 ở bộ phận quản lý phân xưởng

 Hãy tính toán và định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Tính giá thành sản phẩm.

 Lời giải:

 Nhập kho NVL

 1a

 Nợ 1521 6.000.000

 Nợ 133 600.000

 Có 331 6.600.000

 Chi phí bốc dỡ

 1b

 Nợ 1521 300.000

 Nợ 133 15.000

 Có   111 315.000

 Chiết khấu thương mại

 Nợ 331 300.000

 Có 1521 300.000

 Nhập kho vật liệu phụ

 2a

 Nợ 1522 950.000

 Nợ 133 95.000

 Có 112 1.045.000

 Bốc dỡ nvl phụ

 2b

 Nợ 1522 50.000

 Nợ 133 5.000

 Có 111 55.000

 Xuất kho 3000 kg nvl chính

 3

 Nợ 621 6.000.000

 Có 1521 6.000.000

 Xuất kho 700 kg vật liệu phụ

 4

 Nợ 621 600.000

 Nợ 627 100.000

 Có 1522 700.000

 Tiền lương CB CNV

 5

 Nợ 622 8.000.000

 Nợ 627 1.000.000

 Nợ 641 2.000.000

 Nợ 642 1.500.000

 Có 334 12.500.000

 Trích BHXH, BHYT, KPCĐ

 6

 Nợ 622 1.520.000

 Nợ 627 190.000

 Nợ 641 380.000

 Nợ 642 285.000

 Nợ 334 750.000

 Có 3.125.000

 Khấu hao TSCĐ ở bộ phận trực tiếp sản xuất

 7

 Nợ 627 20.500.000

 Có 214 20.500.000

 Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp để tính giá thành sản phẩm

 8

 Nợ 154 6.600.000

 Có 621 6.600.000

 Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp để tính giá thành sản phẩm

 9

 Nợ 154 9.520.000

 Có 622 9.520.000

 Kết chuyển chi phí sản xuất chung để tính giá thành sản phẩm

 10

 Nợ 154 21.880.000

 Có 627 21.880.000

 Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ

 CPSPDDCK = (1.200.00 + 6.000.000) / (200 + 1.000) * 200 = 1.200.000

 Tổng giá thành nhập kho

 1.200.000 + 38.000.00 + – 1.200.000 = 38.000.00

 Giá thành đơn vị sản phẩm

 Z đơn vị = 38.000.000 / 1.000 = 38.000

 Bút toán nhập kho thành phẩm

 Nợ 155 38.000.000

 Có 154 38.000.000

 Bài tập 4

 Tại một doanh nghiệp sản xuất 2 loại sản phẩm A và B, số dư đầu kỳ của tài khoản như sau:

 1521 : 24.000.000 (số lượng 4.000 kg)

 1522 : 5.600.000 (số lượng 2.800 kg)

 154 : 12.000.000 trong đó chi tiết như sau:

 154A : 8.000.000

 154B : 4.000.000

 Các tài khoản khác cố số dư đầu tháng giả định (xxx)

 Trong kỳ phát sinh các nghiệp vụ kinh tế như sau:

  1. Nhập kho 5.000 kg vật liệu chính và 2.000 kg vật liệu phụ. Giá mua chưa GTGT lần lượt là 5.600/kg và 2.000/kg, thuế GTGT là 10%. Doanh nghiệp chưa trả tiền cho người bán. Chi phí vận chuyển chi trả bằng tiền mặt giá cước chưa có thues GTGT là 1.400.000, thuế GTGT 70.000. Doanh nghiệp phân bổ chi phí vận chuyển NVL chính là 1.000.000, vật liệu phụ 400.000
  2. Xuất kho vật liệu:
Loại vật liệu và đối tượng chịu phí Vật liệu chính (kg) vật liệu phụ (kg)
sản xuất sp A 5.000 1.800
sản xuất sp B 2.000 2.200
Phục vụ và quản lý phân xưởng 200
Hoạt động bán hàng 100
Quản lý doanh nghiệp 100

 3. Trích khấu hao TSCĐ tính vào chi phí trong kỳ:

  • TSCĐ dùng để trực tiếp sản xuất sản phẩm, nguyên giá là 240.000.000, biết rằng tỷ lệ khấu hao là 12% /năm
  • nhà kho và phương tiện vận tải phục vụ cho phân xưởng sản xuất, nguyên giá là 60.000.000, tỷ lệ khấu hao 15% /năm

 4. Tiền lương phải trả của công nhân viên tính vào chi phí

  • Tiền lương của công nhân sản xuất sp A : 6.000.000
  • Tiền lương của công nhân sản xuất sp B: 4.000.000
  • Tiền lương của nhân viên quản lý phân xưởng: 2.000.000

 5. Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định vào chi phí SXKD

 6. Tiền điện trả bằng tiền mặt dùng vào việc sản xuất và quản lý sản xuất tại phân xưởng là 3.300.000, trong đó thuế GTGT 300.000

 7. Báo cáo kết quả sản xuất nhập kho 3000 sản phẩm A và 2000 sản phẩm B. Chi phí sản xuất dở dang của sp A là 5.472.000, của sản phẩm B là 4.288.000

 Hãy tính toán, định khoản và phản ánh tình hình trên vào sơ đồ tài khoản chữ T. Xác định giá thành đơn vị sp A và sp B. Biết rằng doanh nghiệp tính giá vật liệu xuất kho theo phương pháp nhập trước xuất trước. Chi phí sản xuất chung phân bổ theo tiền lương của công nhân sản xuất

 Lời giải:

 Nhập kho NVL chính

 1a

 Nợ 1521 28.000.000

 Nợ 133 2.800.000

 Có 331 30.800.000

 Nhập kho NVL phụ

 1b

 Nợ 1522 4.000.000

 Nợ 133 4.000.000

 Có 331 4.400.000

 Vận chuyển NVL

 1c

 Nợ 1521 1.000.000

 Nợ 1522 400.000

 Nợ 133 70.000

 Có 111 1.470.000

 Xuất kho vật liệu sp A theo phương pháp nhập trước xuất trước

 2a

 NVL chính 4000 kg giá 24.000.000 / 4000

 NVL chính  1000 kg giá 29.000.000 / 5000

 NVL phụ 1800 kg giá 5.600.000 / 2800

 Nợ 621A 29.800.000

 Có 1521 29.800.000

 Nợ 621A 3.600.000

 Có 1522 3.600.000

 Xuất kho vật liệu sp B theo phương pháp nhập trước xuất trước

 2b

 NVL chính 2000 kg giá 29.000.000 / 5000

 NVL phụ 1000 kg giá 5.600.000 / 2.800

 NVL phụ 1200 kg giá 4.400.000 / 2.000

 Nợ 621B 11.600.000

 Có 1521 11.600.000

 Nợ 621B 4.640.000

 Có 1522 4.640.000

 Xuất kho việt liệu phụ phục vụ khác

 2c

 Nợ 627 440.000

 Nợ 641 220.000

 Nợ 642 220.000

 Có 1522 880.000

 Trích khấu hao TSCĐ tính vào chi phí trong kỳ

 3

 Nợ 627 2.400.000

 Nợ 641 750.000

 Có 214 3.150.000

 Tiền lương phải trả của công nhân viên

 4

 Nợ 622A 6.000.000

 Nợ 622B 4.000.000

 Nợ 627 2.000.000

 Có 334 12.000.000

 Trích BHXH, BHYT, KPCĐ vào chi phí liên quan

 5

 Nợ 622A 1.140.000

 Nợ 622B 760.000

 Nợ 627 380.000

 Có 338 2.280.000

 Tiền điện trả bằng tiền mặt dùng vào việc sản xuất và quản lý sản xuất

 6

 Nợ 627 3.000.000

 Nợ 133 300.000

 Có 111 3.300.000

 Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp để tính giá thành sp A

 7a

 Nợ 154A 33.400.000

 Có 621A 33.400.000

 Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp để tính giá thành sp B

 7b

 Nợ 154B 16.240.000

 Có 621B 16.240.000

 Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp để tính giá thành sp A

 8a

 Nợ 154A 7.140.000

 Có 622A 7.140.000

 Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp để tính giá thành sp B

 8b

 Nợ 154B 4.760.000

 Có 622B 4.760.000

 Kết chuyển chi phí sản xuất chung trực tiếp vào để tính giá thành sp

 Tổng chi phí sản xuất chung theo tiêu thức tiền lương trực tiếp là A:B = 6:4

 Nợ 154A 4.932.000

 Nợ 154B 3.288.000

 Có 627 8.220.000

 Chi phí sản xuất dở dang của sp A là 5.472.000, của sản phẩm B là 4.288.000

 Tổng giá thành nhập kho của sản phẩm A

 8.000.000 + 45.472.000 – 5.472.000 = 48.000.000

 Z sản phẩm A = 48.000.000 / 3000 = 16.000

 Bút toán nhập kho sp A

 Nợ 155 48.000.000

 Có 154A 48.000.000

 Tổng giá thành nhập kho của sản phẩm B

 4.000.000 – 4.288.000 + 24.288.000 = 24.000.000

 Z sản phẩm B = 24.000.000 / 2000 = 12.000

 Bút toán nhập kho sp B

 Nợ 155 24.000.000

 Có 154 24.000.000

 Bài tập 5:

 Tại 1 doanh nghiệp có các tài liệu liên quan đến tình hình sản xuất và kinh doanh như sau:

 Số dư đầu kỳ của 1 số tài khoản:

  • TK NVL đầu kỳ gồm: nvl chính 4.000 kg trị giá 16.000.000, và nvl phụ 2000 kg trị giá 2.000.000
  • Tài khoản chi phí sản xuất dở dang là 800.000 đồng, áp dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo nvl chính.

 Trong kỳ có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau:

  1. Doanh nghiệp nhập kho nvl chính 8000 kg, đơn giá 3.800 đồng/kg, thuế GTGT 10%, chưa trả cho người bán, các chi phí vận chuyển bốc dỡ là 1.600.000, thuế GTGT 5% thanh toán bằng tiền mặt cho bên cung cấp
  2. Doanh nghiệp mua 1 số vật liệu phụ 1000 kg, đơn giá chưa gồm 10% thuế GTGT là 900 đồng/kg, chi phí phát sinh trước khi nhập kho là 100.000, 5% thuế GTGT tất cả trả bằng tiền mặt
  3. Xuất kho 8000 kg nvl chính cho trực tiếp sản xuất sản phẩm là 7000 kg, 1000 kg sử dụng ở bộ phận quản lý phân xưởng
  4. Doanh nghiệp xuất vật liệu phụ cho sản xuất sản phẩm là 600 kg trực tiếp sản xuất sản phẩm, phân xưởng sản xuất sản phẩm là 400 kg
  5. Tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm là 40.000.000, ở bộ phận quản lý phân xưởng 10.000.000
  6. trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định
  7. Khấu hao máy dùng ở bộ phận trực tiếp sản xuất sp là 6.000.000, ở bộ phận quản lý phân xưởng là 4.000.000
  8. Chi phí khác phát sinh thanh toán bằng tiền mặt tại phân xưởng sản xuất là 5.500.000 bao gồm 10% GTGT
  9. Phân xưởng sản xuất báo hỏng 1 CCDC có giá trị ban đầu là 6.000.000, thuộc loại phân bổ 3 kỳ, phế liệu thu hồi bán thu bằng tiền mặt là 500.000
  10. Trong kỳ nhập kho 2000 thành phẩm, số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ là 400. Biết rằng doanh nghiệp áp dụng pp xuất kho bình quân gia quyền.

 Hãy định khoản và phản ánh vào sơ đồ tài khoản

 Lời giải:

 Nhập kho nvl chính

 1a

 Nợ 1521 30.400.000

 Nợ 133 3.040.000

 Có 331 33.440.000

 Vân chuyển nvl chính

 1b

 Nợ 1521 1.600.000

 Nợ 133 80.000

 Có 111 1.680.000

 Nhập kho nvl phụ

 2a

 Nợ 1522 900.000

 Nợ 133 90.000

 Có 111 990.000

 2b

 Nợ 1522 100.000

 Nợ 133 5.000

 Có 111 105.000

 Xuất kho 8000 kg nvl chính

 3

 Nợ 621 28.000.000

 Nợ 627 4.000.000

 Có 1521 32.000.000

 Xuất kho nvl phụ

 4

 Nợ 621 600.000

 Nợ 627 400.000

 Có 1522 1.000.000

 Trả lương cho bộ phận

 5

 Nợ 622 40.000.000

 Nợ 627 10.000.000

 Có 334 50.000.000

 Trích BHXH, BHYT, KPCĐ

 6

 Nợ 622 7.600.000

 Nợ 627 1.900.000

 Nợ 334 3.000.000

 Có 334 12.500.000

 Khấu hao TSCĐ

 7

 Nợ 627 10.000.000

 Có 214 10.000.000

 Chi phí khác phát sinh thanh toán

 8

 Nợ 627 5.000.000

 Nợ 133 500.000

 Có 111 5.500.000

 Báo hỏng 1 CCDC

 9

 Nợ 627 1.500.000

 Nợ 111 500.000

 Có 142 2.000.000

 Kết chuyển các chi phí để tính giá thành

 Nợ 154 109.000.000

 Có 621 28.600.000

 Có 622 47.600.000

 Có 627 32.800.000

 Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ

 (800.000 + 28.000.000) / (2000 + 400) * 400 = 4.800.000

 Giá thành nhập kho

 800.000 + 109.000.000 – 4.800.000 = 105.000.000

 Giá thành đơn vị nhập kho

 Giá thành đơn vị = 105.000.000 / 2000 = 52.500

 Kết chuyển giá thành nhập kho:

 Nợ 155 105.000.000

 Có 154 105.000.000

 Phản ánh vào sơ đồ tài khoản (đơn vị 1.000 đồng)

152
XXX
30.400 (1a) 32.000 (3)
1.600 (1b) 1.000 (4)
900 (2a)
100 (2b)
33.000 33.000

  

133
XXX
3.040 (1a)
80 (1b)
90 (2a)
5 (2b)
500 (8)
3.715

  

331
XXX
33.440 (1a)
33.440

  

111
XXX
500 (9) 1680 (1b)
990 (2a)
105 (2b)
5500 (8)
500 8275

  

621
28.000 (3) 28.600 (10)
600 (4)
28.600 28.600

  

622
40.000 (5) 57.600 (10)
10.000 (5)
7.600 (6)
57.600 57.600

  

627
4000 (3) 32.800 (10)
400 (4)
10.000 (5)
1.900 (6)
10.000 (7)
5.000 (8)
1.500 (9)
32.800 32.800

  

154
800
28.600 (10) 105.000 (11)
57.600 (10)
32.800 (10)
119.800 105.000

  

155
XXX
105.000 (11)
105.000

  

142
XXX
2000 (9)
2000

  

334
XXX
3000 (6) 50.000 (5)
3000 50.000

  

338
XXX
12.500 (6)
12.500

  

214
XXX
10.000(7)
10.000

Giải bài tập nguyên lý kế toán chương 6

 Bài tập 1:

 Tại 1 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thương mại Hùng Thắng có các tài liệu liên quan trong kỳ được kế toán ghi nhận như sau:

 Số dư đầu kỳ của tài khoản 154 : 300.000

 Tình hình phát sinh trong kỳ:

  1. Xuất kho vật liệu có trị giá 8.000.000 sử dụng cho (trực tiếp sản xuất: 6.400.000, phục vụ phân xưởng sản xuất 800.000, bộ phận bán hàng 300.000, bộ phận quản lý doanh nghiệp 500.000)
  2. Tiền lương phải thanh toán cho công nhân là 3.200.000 (công nhân trực tiếp sản xuất 1.800.000, nhân viên phân xưởng 400.000, nhân viên bán hàng 400.000, nhân viên quản lý doanh nghiệp 600.000)
  3. Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định tính vào chi phí có liên quan kể cả phần trừ BHXH, BHYT của CB CNV
  4. Khấu hao TSCĐ là 2.000.000 phân bổ cho (phân xưởng sản xuất 1.200.000, bộ phận bán hàng 300.000, bộ phận quản lý doanh nghiệp 500.000)
  5. Trong tháng sản xuất hoàn thành 2000 sản phẩm đã nhập kho thành phẩm cho biết chi phí sản xuất dở dang cuối tháng là 118.000
  6. Xuất kho 1600 sản phẩm để bán trực tiếp cho khách hàng X, giá bán chưa có thuế là 8000 / sản phẩm, thuế GTGT 10%. Tiền bán hàng khách hàng chưa thanh toán
  7. Khách hàng thanh toán tiền mua sản phẩm cho doanh nghiệp bằng tiền gửi ngân hàng ở nghiệp vụ số 6 , chiết khấu thanh toán cho khách hàng được hưởng là 1% giá bán chưa có thuế.
  8. Xuất kho 200 sản phẩm để bán cho khách hàng Y, giá bán có thuế GTGT là 7.700 / sp, trong đó thues GTGT 10%. khách hàng thanh toán bằng tiền mặt

 Hãy

  • Tính toán, định khoản và phản ánh vào sơ đồ tài khoản
  • Xác định giá thành đơn vị sản phẩm nhập kho
  • Tiến hành kết chuyển để xác định kết quả kinh doanh

 Lời giải:

 Xuất kho vật liệu

 1

 Nợ 621 6.400.000

 Nợ 627 800.000

 Nợ 641 300.000

 Nợ 642 500.000

 Có 152 8.000.000

 Tiền lương phải thanh toán

 2

 Nợ 622 1.800.000

 Nợ 627 400.000

 Nợ 641 400.000

 Nợ 642 600.000

 Có 334 3.200.000

 Trích BHXH, BHYT, KPCĐ

 3

 Nợ 622 342.000

 Nợ 627 76.000

 Nợ 641 76.000

 Nợ 642 114.000

 Nợ 334 192.000

 Có 338 800.000

 Khấu hao TSCĐ

 4

 Nợ 627 1.200.000

 Nợ 641 300.000

 Nợ 642 500.000

 Có 214 2.000.000

 Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp, nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung vào tính giá thành sản phẩm

 5a

 Nợ 154 11.018.000

 Có 621 6.400.000

 Có 622 2.142.000

 Có 627 2.476.000

 Tổng giá thành nhập kho:

 300.000 + 11.018.000 – 118.000 = 11.200.000

 Bút toán nhập kho

 5b

 Nợ 155 11.200.000

 Có 154 11.200.000

 Giá thành đơn vị sản phẩm:

 Zsp = 11.200.000 / 2000 = 5.600 /sp

 Xuất kho 1600 sản phẩm

 6a

 Nợ 632 8.960.000

 Có 155 8.960.000

 6b

 Nợ 131 14.080.000

 Có 511 12.800.000

 Có 3331 1.280.000

 Khách hàng thanh toán tiền mua sản phẩm nghiệp vụ 6 & chiết khấu thanh toán 1%

 7

 Nợ 112 13.952.000

 Nợ 635 128.000

 Có 131 14.080.000

 Xuất kho 200 sản phẩm để bán cho khách hàng Y

 8a

 Nợ 632 1.120.000

 Có 155 1.120.000

 8b

 Nợ 111 1.540.000

 Có 511 1.400.000

 Có 3331 140.000

 Kết chuyển giá vốn bán hàng, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí chiết khấu thanh toán cho người mua

 9a

 Nợ 911 12.998.000

 Có 632 10.080.000

 Có 641 1.076.000

 Có 642 1.714.000

 Có 635 128.000

 Kết chuyển doanh thu thuần

 9b

 Nợ 511 14.200.000

 Có 911 14.200.000

 Kết chuyển lãi lỗ

 9c

 Nợ 911 1.202.000

 Có 421 1.202.000

 Bài tập 2:

 Công ty TNHH sản xuất và thương mại Thành Long có các số liệu liên quan đến tình hình sản xuất kinh doanh như sau:

 Số dư đầu kỳ của tài khoản 154 4.000.000

  1. Xuất kho 50.000.000 nvl sử dụng cho (trực tiếp sản xuất 40.000.000, phục vụ phân xưởng 6.000.000, bộ phận bán hàng 2.500.000, bộ phận quản lý doanh nghiệp 1.500.000)
  2. Tiền lương phải thanh toán cho CNV là 16.000.000 trong đó (công nhân trực tiếp sản xuất 8.000.000, nhân viên quản lý phân xưởng 3.000.000, nhân viên bán hàng 2.000.000, nhân viên quản lý doanh nghiệp 3.000.000)
  3. Trích  BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ 25%, tính vào chi phí có liên quan và trừ lương của người lao động
  4. Khấu hao TSCĐ là 10.000.000 phân bổ (phân xưởng sản xuất 6.000.000, bộ phận bán hàng 3.000.000, bộ phận quản lý doanh nghiệp 1.000.000)
  5. Trong tháng sản xuất hoàn thành 1.000 sản phẩm, đã nhập kho thành phẩm. Cho biết chi phí sản xuất dở dang cuối tháng là 3.200.000
  6. Trong tháng xuất kho tiêu thụ 500 sản phẩm, giá bán một đơn vị sản phẩm là x đồng/sp

 Hãy

  • Định khoản và phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
  • Tính giá thành sản phẩm nhập kho trong kỳ
  • Tính giá bán 1 đơn vị sản phẩm biết rằng mức lợi nhuận mong muốn là 3.105.000

 Lời giải:

 Xuất kho nvl

 1

 Nợ 621 40.000.000

 Nợ 627 6.000.000

 Nợ 641 2.500.000

 Nợ 642 1.500.000

 Có 152 50.000.000

 Tiền lương CNV

 2

 Nợ 622 8.000.000

 Nợ 627 3.000.000

 Nợ 641 2.000.000

 Nợ 642 3.000.000

 Có 334 16.000.000

 Trích  BHXH, BHYT, KPCĐ

 3

 Nợ 622 1.520.000

 Nợ 627 570.000

 Nợ 641 380.000

 Nợ 642 570.000

 Nợ 334 960.000

 Có 338 4.000.000

 Khấu hao TSCĐ

 4

 Nợ 627 6.000.000

 Nợ 641 3.000.000

 Nợ 642 1.000.000

 Có 214 10.000.000

 Kết chuyển chi phí lao động trực tiếp, nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí sản xuất chung vào tài khoản chi phí sản xuất

 5

 Nợ 154 65.090.000

 Có 621 40.000.000

 Có 622 9.520.000

 Có 627 15.570.000

 Tổng giá thành nhập kho

 4.000.000 + 65.090.000 – 3.200.000 = 65.890.000

 Bút toán nhập kho thành phẩm

 6

 Nợ 155 65.890.000

 Có 154 65.890.000

 Giá thành đơn vị thành phẩm

 Z thành phẩm  = 65.890.000 / 1000 = 65.890

 Tiêu thụ 500 sản phẩm

 7

 Nợ 632 32.945.000

 Có 155 32.945.000

 Kết chuyển giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp vào tk 911

 Nợ 911 46.895.000

 Có 641 7.880.000

 Có 642 6.070.000

 Có 632 32.945.000

 Ta có Doanh thu = chi phí + lợi nhuận

 = 46.895.000 + 3.105.000

 = 50.000.000

 8

 Nợ 131 50.000.000

 Có 511 50.000.000

 Giá bán đơn vị cần bán ra để được như mong muốn là

 50.000.000 / 500 = 100.000 đồng / sản phẩm

 Bài tập 3:

 Tại 1 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh Hồng Phương có các tài liệu liên quan hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ được ghi nhận như sau:

 Số dư đầu kỳ của 1 số tài khoản:

  • NVL A: 1000 kg * 1.300 đồng/kg
  • NVL B: 700 kg * 480 đồng/kg

 Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ:

  1. Tình hình nhập kho nvl (nhập kho nvl A 1000 kg; giá mua theo hóa đơn 1.100 trong đó thuế GTGT 10%. Nhập kho 500 kg nvl B; giá hóa đơn 660 đồng/ kg trong đó thuế GTGT 10%) Do nvl B mua với số lượng lớn nên được hưởng khoản chiết khấu thương mại 100 đồng/kg giá chưa có thuế GTGT trên hóa đơn. Biết răng lô nvl này chưa thanh toán
  2. Chi phí vận chuyển nvl trả bằng tiền mặt 150.000, được phân bổ cho mỗi loại vật liệu theo tiêu thức trọng lượng nhập kho.
  3. Tình hình xuất kho vật liệu như sau
Đối tượng sử dụng Vật liệu A Vật liệu B
Sản phẩm X 1.500 kg 500 kg
Sản phẩm Y 500 kg 200 kg
Phục vụ phân xưởng 0 100 kg

 4. Các chi phí khác cho ở bảng (đơn vị tính 1000 đồng)

Đối tượng chịu chi phí Lương BHXH BHYT KPCĐ Khấu hao Tiền mặt
Sản phẩm X 7.200 1368
Sản phẩm Y 4800 912
Phục vụ sản xuất 4000 760 3600 1000

 5. Kết quả sản xuất hoàn thành nhập kho 1.000 sản phẩm X và 500 sản phẩm Y, biết rằng

  • Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ: X 200.000; Y 360.000
  • Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ X 480.000; Y 543.200

 6. Tình hình tiêu thụ: xuất kho 600 sản phẩm X và 400 sản phẩm Y để bán trực tiếp cho khách hàng. Giá bán chưa có thuế GTGT lần lượt là 25.000 và 30.000 một sản phẩm. thuế GTGT 10%, tiền thanh toán qua ngân hàng

 7. Tài liệu khác: chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp được tính và kết chuyển để xác định kết quả. Chi phí bán hàng 1/4 giá vốn hàng bán. Chi phí quản lý doanh nghiệp bằng 1/2 chi phí bán hàng

 Hãy

  • Tính toán, định khoản, phản ánh vào sơ đồ tài khoản
  • Tính giá thành đơn vị sản phẩm X và Y
  • Xác định kết quả kinh doanh, biết vật liệu, thành phẩm, xuất kho theo đơn giá bình quần. chi phí sản xuất chung phân bổ theo tiêu thức tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm

 Lời giải:

 Nhập kho nvl

 1a

 Nợ 152A 1.000.000

 Nợ 133 100.000

 Có 331 1.100.000

 1b

 Nợ 152B 300.000

 Nợ 133 30.000

 Có 331 330.000

 Chiết khấu thương mại sẽ làm giảm giá hàng bán:

 1c

 Nợ 331 50.000

 Có 152B 50.000

 Chi phí vận chuyển nvl

 2

 Nợ 152A 100.000

 Nợ 152B 50.000

 Có 111 150.000

 Giá bình quân NVL A

 ((1000 * 1300) + (1000 * 1000)) / 2000 = 1.150 đồng/kg

 Giá bình quân NVL B

 ((700 * 480) + (500 * 600))  / (700+500) = 530 đồng/kg

 Xuất kho NVL cho sản phẩm X

 3a

 Nợ 621X 1.800.000

 Có 152A 1.800.000

 3b

 Nợ 621X 265.000

 Có 152B 265.000

 Xuất kho NVL cho sản phẩm Y

 3c

 Nợ 621Y 600.000

 Có 152A 600.000

 3d

 Nợ 621Y 106.000

 Có 152B 106.000

 Xuất kho phục vụ phân xưởng

 3e

 Nợ 627 53.000

 Có 152B 53.000

 Các chi phí khác

 4a Lương

 Nợ 622X 7.200.000

 Nợ 622Y 4.800.000

 Nợ 627 4.000.000

 Có 334 16.000.000

 4b BHXH BHYT KPCĐ

 Nợ 622X 1.368.000

 Nợ 622Y 912.000

 Nợ 627 760.000

 Có 338 3.040.000

 4c Khấu hao

 Nợ 627 3.600.000

 Nợ 214 3.600.000

 4d Tiền mặt

 Nợ 627 1.000.000

 Có 111 1.000.000

 Tổn chi phí sản xuất chung phân bổ theo tiêu thức tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm tài khoản 627 = 9.413.000

 Phân bổ 627-X 5.647.800

 Phân bổ 627-Y 3.765.200

 Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, lương nhân công trực tiếp, chi phí chung tính giá thành sản phẩm X

 5a

 Nợ 154X 16.280.800

 Có 621X 2.065.000

 Có 622X 8.568.000

 Có 627X 5.647.800

 Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, lương nhân công trực tiếp, chi phí chung tính giá thành sản phẩm Y

 5b

 Nợ 154Y 10.183.200

 Có 621Y 706.000

 Có 622Y 5.712.000

 Có 627Y 3.765.200

 Giá thành nhập kho sp X

 200.000 + 16.280.800 – 480.000 = 16.000.000

 Zspx = 16.000.000 / 1000 = 16.000 đồng/sp

 Giá thành nhập kho sp Y

 360.000 + 10.183.200 – 543.200 = 10.000.000

 Zspy = 10.000.000 / 500 = 20.000 đồng/sp

 Bút toán nhập kho thành phẩm X

 5c

 Nợ 155X 16.000.000

 Có 154X 16.000.000

 Bút toán nhập kho thành phẩm Y

 5d

 Nợ 155X 10.000.000

 Có 154X 10.000.000

 Bán 600 sản phẩm X và 400 sản phẩm Y

 ghi nhận chi phí giá vốn bán

 6a

 Nợ 632X 9.600.000

 Có 155X 9.600.000

 Nợ 632Y 8.000.000

 Có 155Y 8.000.000

 ghi nhận doanh thu bán

 6b

 Nợ 112 16.500.000

 Có 511 15.000.000

 Có 3331 1.500.000

 Nợ 112 13.200.000

 Có 511 12.000.000

 Có 3331 1.200.000

 Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp được tính và kết chuyển để xác định kết quả. Chi phí bán hàng 1/4 giá vốn hàng bán. Chi phí quản lý doanh nghiệp bằng 1/2 chi phí bán hàng

 chi phí bán hàng  = 17.600.000 * 0.25 = 4.400.000

 chi phí quản lý doanh nghiệp  4.400.000 * 0.5 = 2.200.000

 Kết chuyển giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp vào tk 911

 Nợ 911 24.200.000

 Có 632 17.600.000

 Có 641 4.400.000

 Có 642 2.200.000

 Kết chuyển doanh thu thuần

 Nợ 511 27.000.000

 Có 911 27.000.000

 Kết quả KD = Doanh thu – chi phí

 = 27.000.000 – 24.200.000 = 2.800.000

 Kết chuyển thu nhập

 Nợ 911 2.800.000

 Có 421 2.800.000

 Bài tập 4

 Tại 1 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thương mại Hồng Quân có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được ghi nhận trong các tài liệu sau:

 Số dư đầu kỳ của 1 số tài khoản

  • nguyên vật liệu chính 1000 kg * 1.300 đồng/kg
  • vật liệu phụ 700 kg * 480 đồng/kg

 Tình hình phát sinh trong kỳ

  1. Nhập kho 1000 kg nvl chính; giá mua theo hóa đơn 1000 đồng/kg, thuế GTGT 10%, thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng. Nhập kho 500 kg vật liệu phụ; giá mua chưa thuế GTGT trên hóa đơn 600 đồng/kg, thuế GTGT 10% chưa thanh toán tiền cho người bán. Chi phí vận chuyển nvl chính trả bằng tiền mặt 100.000, vật liệu phụ được bên bán chuyên chở miễn phí
  2. Tình hình vật liệu xuất kho:
Đối tượng sử dụng NVL chính (kg) NVL phụ (kg)
SP 1.600 400
phân xưởng sản xuất 200 300
bộ phận bán hàng 50 100
bộ phận quản lý doanh nghiệp 50 200

 3. Tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm là 12.000.000, bộ phận phục vụ sản xuất tại phân xưởng là 4.000.000. Bộ phận bán hàng là 3.000.000, bộ phận quản lý doanh nghiệp là 2.000.000.

 4. Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo quy định tính vào các chi phí có liên quan kể cả phần trừ BHXH, BHYT cho CB CNV

 5. Khấu hao TSCĐ phải trích ở phân xưởng sản xuất sản phẩm là 3.600.000, bộ phận bán hàng là 1.200.000, bộ phận quản lý doanh nghiệp là 1.800.000

 6. Các chi khác phát sinh thanh toán bằng tiền mặt là 3.300.000, trong đó thuế GTGT là 10%, phân bổ cho các bộ phận như sau: phân xưởng sản xuất 1.000.000, bộ phận bán hàng 800.000, bộ phận quản lý doanh nghiệp 1.200.000

 7. Kết quả sản xuất hoàn thành nhập kho 1.000 sản phẩm, biết rằng:

  • Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ: 268.000
  • Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ : 200 sản phẩm
  • Phế liệu thu hồi nhập kho : 39.000
  • Doanh nghiệp áp dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp nvl trực tiếp

 8. Xuất kho 600 sp để bán cho khách hàng. Giá bán chưa có thuế GTGT là 52.000 đồng/sp, tiền bán hàng thu bằng tiền gửi ngân hàng. thuế GTGT 10%

 Hãy

  • Tính toán và định khoản các nghiệp vụ kinh tế
  • Tính giá thành đơn vị sản phẩm
  • Xác định kết quả kinh doanh, biết rằng nvl xuất kho theo pp bình quân gia quyền

 Lời giải:

 Nhập kho nvl

 1a

 Nợ 1521 1.000.000

 Nợ 133 100.000

 Có 112 1.100.000

 1b

 Nợ 1522 300.000

 Nợ 133 30.000

 Có 331 330.000

 1c

 Nợ 1521 100.000

 Có 111 100.000

 Giá NVL xuất kho

 Giá nvl chính = (1000*1300 + 1000*1000 + 100.000) / (1000 + 1000) = 1200 đồng/kg

 Giá nvl phụ = (700*480 + 500*600) / (700+500) = 530 đồng/kg

 Xuất kho NVL

 2a xuất nvl chính

 Nợ 621 1.920.000

 Nợ 627 240.000

 Nợ 641 60.000

 Nợ 642 60.000

 Có 1521 2.280.000

 2b xuất nvl phụ

 Nợ 621 212.000

 Nợ 627 159.000

 Nợ 641 53.000

 Nợ 642 106.000

 Có 1522 530.000

 Thanh toán tiền lương cho công nhân

 3

 Nợ 622 12.000.000

 Nợ 627 4.000.000

 Nợ 641 3.000.000

 Nợ 642 2.000.000

 Có 334 21.000.000

 Trích BHXH, BHYT, KPCĐ

 4

 Nợ 622 2.280.000

 Nợ 627 760.000

 Nợ 641 570.000

 Nợ 642 380.000

 Nợ 334 1.260.000

 Có 338 5.250.000

 Khấu hao TSCĐ

 5

 Nợ 627 3.600.000

 Nợ 641 1.200.000

 Nợ 642 1.800.000

 Có 214 6.600.000

 Các chi khác phát sinh thanh toán bằng tiền mặt

 6

 Nợ 627 1.000.000

 Nợ 641 800.000

 Nợ 642 1.200.000

 Nợ 133 300.000

 Có 111 3.300.000

 Kết chuyển chi phí nvl trực tiếp, nhân công trực tiếp, sản xuất chung vào chi phí sản xuất

 7a

 Nợ 154 26.171.000

 Có 621 2.132.000

 Có 622 14.280.000

 Có 627 9.759.000

 Chi phí dở dang cuối kỳ

 (268.000 + 2.132.000) / (1000 + 200) * 200 = 400.000

 Tổng giá thành nhập kho

 268.000 + 26.171.000 – 400.000 – 39.000 = 26.000.000

 Zsp = 26.000.000 / 1000 = 26.000 đồng/sp

 Bút toán nhập kho sản phẩm

 7b

 Nợ 155 26.000.000

 Có 154 26.000.000

 Xuất kho 600 sp để bán cho khách hàng

 8a

 Nợ 632 15.600.000

 Có 155 15.600.000

 8b

 Nợ 112 34.320.000

 Có 511 31.200.000

 Có 3331 3.120.000

 Kết chuyển giá vốn bán hàng, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp để xác định KQKD

 Nợ 911 26.829.000

 Có 632 15.600.000

 Có 641 5.683.000

 Có 642 5.546.000

 Kết chuyển doanh thu để xác định KQKD

 Nợ 511 31.200.000

 Có 911 31.200.000

 Xác định lợi nhuận kinh doanh

 Nợ 911 4.371.000

 Có 421 4.371.000

 Bài tập 5:

 Tại 1 doanh nghiệp trong kỳ có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau

  1. Trong kỳ nhập kho 2000 spA, giá thành thực tế nhập kho là 8.000 đồng/sp
  2. Mua 5000 spB, đơn giá trên hóa đơn là 11.000 đồng/sp, gồm 10% thuế GTGT chưa thanh toán tiền cho khách hàng, bên bán giao hàng tại kho doanh nghiệp.
  3. Tiền lương phải trả cho bộ phận trực tiếp sản xuất là 70.000.000, bộ phận quản lý phân xưởng 20.000.000, bộ phận bán hàng 50.000.000, bộ phận quản lý doanh nghiệp 10.000.000
  4. Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định
  5. Ứng 50% lương đợt 1 cho CB CNV trong doanh nghiệp bằng tiền mặt
  6. Khấu hao máy móc thiết bị dùng ở bộ phận bán hàng là 6.000.000, ở bộ phận quản lý doanh nghiệp là 4.000.000
  7. Bộ phận bán hàng báo hỏng 1 CCDC thuộc loại phân bổ 3 lần, trị giá ban đầu là 12.000.000
  8. Xuất kho 1 CCDC sử dụng ở bộ phận quản lý doanh nghiệp thuộc loại phân bổ 1 lần trị giá xuất kho là 2.000.000
  9. Chi phí khác phát sinh thanh toán bằng tiền mặt là 13.200.000, gồm 10% thuế GTGT, phân bổ cho bộ phận bán hàng và bộ phận quản lý theo tỷ lệ 4:2
  10. Xuất kho 1000 spA đi tiêu thụ trực tiếp, giá bán chưa có 10% thuế GTGT 40.000, khách hàng chưa thanh toán
  11. Xuất kho 4.000 spB đi tiêu thụ trực tiếp giá bán đã bao gồm 10% thuế GTGT là 55.000 đồng/sp, khách hàng thanh toán 80% bằng chuyển khoản và 20% tiền mặt
  12. Chi tiền mặt thanh toán lương đợt 2 cho CB CNV trong doanh nghiệp

 Hãy định khoản và xác định kết quả kinh doanh trong kỳ

 Lời giải:

 Nhập kho 2000 spA

 1

 Nợ 155A 16.000.000

 Có 154 16.000.000

 Mua 5000 spB

 2

 Nợ 156B 50.000.000

 Nợ 133 5.000.000

 Có 331 55.000.000

 Tiền lương

 3

 Nợ 622 70.000.000

 Nợ 627 20.000.000

 Nợ 641 50.000.000

 Nợ 642 10.000.000

 Có 334 150.000.000

 Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định

 4

 Nợ 622 13.300.000

 Nợ 627 3.800.000

 Nợ 641 9.500.000

 Nợ 642 1.900.000

 Nợ 334 9.000.000

 Có 338 37.500.000

 Ứng 50% lương

 5

 Nợ 334 75.000.000

 Có 111 75.000.000

 Khấu hao máy móc thiết bị

 6

 Nợ 641 6.000.000

 Nợ 642 4.000.000

 Có 214 10.000.000

 Bộ phận bán hàng báo hỏng 1 CCDC phân bổ 3 lần

 7

 Nợ 641 4.000.000

 Có 142 4.000.000

 Xuất kho 1 CCDC

 8

 Nợ 642 2.000.000

 Có 153 2.000.000

 Chi phí khác phát sinh thanh toán bằng tiền mặt

 9

 Nợ 641 8.000.000

 Nợ 642 4.000.000

 Nợ 133 1.200.000

 Có 111 13.200.000

 Xuất kho 1000 spA đi tiêu thụ trực tiếp

 10a

 Nợ 632 8.000.000

 Có 155 8.000.000

 10b

 Nợ 131 44.000.000

 Có 511 40.000.000

 Có 3331 4.000.000

 Xuất kho 4.000 spB

 11a

 Nợ 632 40.000.000

 Có 156 40.000.000

 11b

 Nợ 131 220.000.000

 Có 511 200.000.000

 Có 3331 20.000.000

 11c

 Nợ 111 176.000.000

 Nợ 112 44.000.000

 Có 131 220.000.000

 Chi tiền mặt thanh toán lương đợt 2

 12

 Nợ 334 66.000.000

 Có 111 66.000.000

 Kết chuyển chi phí: giá vốn hàng bán, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng để xác định KQKD

 Nợ 911 254.500.000

 Có 622 83.300.000

 Có 627 23.800.000

 Có 632 48.000.000

 Có 641 77.500.000

 Có 642 21.900.000

 Kết chuyển doanh thu

 Nợ 511 240.000.000

 Có 911 240.000.000

 Kết quả = doanh thu – chi phí  = (14.500.000) công ty làm ăn lỗ 14.500.000

  

  

  

  

  

  

  

 Tag: lí app neu trắc nghiệm môn đáp an học viện pdf án hướng dẫn câu hỏi tiếng anh mẹo web đại quốc dân huống võ nhị mẫu download pgs ts chuong nguyeên bai