Trách nhiệm pháp lý là gì

 Trách nhiệm pháp lý là gì

 Trách nhiệm pháp lý là hậu quả pháp lý bất lợi đối với chủ thể phải gánh chịu thể hiện qua việc họ phải gánh chịu những biện pháp cưỡng chế nhà nước được quy định trong phần chế tài của các quy phạm pháp luật khi họ vi phạm pháp luật hoặc khi có thiệt hại xảy ra do những nguyên nhân khác được pháp luật quy định.

 Ý nghĩa của trách nhiệm pháp lý

 Trách nhiệm pháp lý giúp ngăn ngừa, giáo dục và cải tạo những hành vi vi phạm pháp luật, chủ thể phải chịu hậu quả về trách nhiệm hình sự, trách nhiệm dân sự, trách nhiệm hành chính, trách nhiệm kỉ luật trước pháp luật.

 Trách nhiệm pháp lý sẽ giáo dục mọi người có ý thức tôn trọng, chấp hành đúng theo quy định pháp luật.

 Từ những quy định của pháp luật về trách nhiệm pháp lý, mọi người dân có lòng tin và tin tưởng pháp luật.

 Trách nhiệm pháp lý được chia làm mấy loại

 Các loại trách nhiệm pháp lý và ví dụ

 1) Trách nhiệm hình sự: Loại trách nhiệm nghiêm khắc nhất do toà án áp dụng đối với người phạm tội.

 Trách nhiệm hình sự là một dạng trách nhiệm pháp lí, bao gồm: nghĩa vụ phải chịu sự tác động của hoạt động truy cứu trách nhiệm hình sự, chịu bị kết tội, chịu biện pháp cưỡng chế của trách nhiệm hình sự (hình phạt, biện pháp tư pháp) và chịu mang án tích.

 Trách nhiệm hình sự gồm có: cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn, tù chung thân, tử hình. Ngoài các hình phạt trên còn có thể áp dụng một hoặc nhiều hình phạt bổ sung như cấm đảm nhiệm những chức vụ, làm những nghề hoặc công việc nhất định; cấm cư trú; quản chế; tước một số quyền công dân, tước danh hiệu quân nhân, tịch thu tài sẵn; phạt tiền khi không áp dụng là hình phạt chính;

 Ví dụ: A bị phạt 12 tháng tù gian về tội cố ý gây thương tích.

 2) Trách nhiệm dân sự: loại trách nhiệm pháp lí do toà án áp dụng đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật dân sự. Trách nhiệm dân sự bao gồm buộc xin lỗi, cải chính công khai, buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự; buộc bổi thường thiệt hại, phạt vi phạm;

 Ví dụ: B phải bồi thường 30 triệu đồng cho C do B làm hỏng chiếc xe máy của C.

 3) Trách nhiệm pháp lí hành chính là loại trách nhiệm pháp lí do các cơ quan nhà nước áp dụng đối với chủ thể vi phạm pháp luật hành chính. Trách nhiệm pháp lí hành chính gồm khiển trách, cảnh cáo, phạt tiền, cách chức, buộc thôi việc…;

 Ví dụ: D điều kiển xe máy vượt đèn đỏ và bị công an giao thông xử phạt 400 ngàn đồng.

 4) Trách nhiệm pháp lí kỉ luật là loại trách nhiệm do thủ trưởng cơ quan, tổ chức áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức, công nhân của cơ quan, tổ chức mình khi họ vi phạm kỉ luật lao động (Trách nhiệm hình sự, Trách nhiệm dân sự, Trách nhiệm hành chính; Trách nhiệm kỉ luật).

 Ví dụ: E là giáo viên đã vi phạm kỷ luật nên bị kỉ luật với hình thức cảnh cáo.

 Ví dụ về trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp

 Doanh nghiệp X ký hợp đồng mua bán hàng hóa với doanh nghiệp Y. Trong hợp đồng có quy định, nếu bên X chậm giao hàng gây thiệt hại cho doanh nghiệp Y thì doanh nghiệp X phải bồi thường thiệt hại cho Y. Doanh nghiệp X đã vi phạm nghĩa vụ giao hàng dẫn đến gây thiệt hại cho doanh nghiệp Y do đó doanh nghiệp X phải bồi thường thiệt hại cho Y.

 Trách nhiệm pháp lý là trách nhiệm của ai

 Là trách nhiệm của người hoặc là của cơ quan, tổ chức có hành vi vi phạm những nguyên tắc quản lí nhà nước và phải chịu các hình thức xử lí hành chính do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng.

 Mục đích của việc truy cứu trách nhiệm pháp lý

 Nhà nước đưa ra trách nhiệm pháp lý là nhằmbảo vệ trật tự pháp luật, bảo vệ các quyền, lợi ích họp pháp của các cá nhân, tổ chức trong xã hội, đảm bảo cho các quan hệ xã hội diễn ra trong ổn định, trật tự và phát triển một cách bình thường.

 Cơ sở để truy cứu trách nhiệm pháp lý

 Cơ sở để truy cứu trách nhiệm pháp lý là vi phạm pháp luật, trách nhiệm pháp lý chỉ xuất hiện khi trong thực tế xảy ra vi phạm pháp luật. Nếu trong thực tế không có vi phạm pháp luật thì không được truy cứu trách nhiệm pháp lý

 Thời hiệu truy cứu trách nhiệm pháp lý

 Theo quy định của Bộ luật hình sự 2015 thì thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:

 a) 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng;

 b) 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng;

 c) 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng;

 d) 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

  

  

 tag: gì? gdcd 9 phân nào 4 căn cứ khái niệm nhằm thế điểm gắn liền trách nhiệm pháp lý là gì