Dịch Vụ Giải Thể Công Ty

 Doanh nghiệp bị giải thể là một sự việc hy hữu nhưng vẫn xảy ra. Có một số nguyên nhân khiến doanh nghiệp giải thể. Đôi khi, công ty đã bị quản lý sai và không có lợi nhuận. Trong những lần khác, công ty có thể đã thành công đến mức giờ đã đến lúc phải tách ra và thành lập doanh nghiệp mới hoặc hợp nhất với một công ty khác.

 

Giải thể doanh nghiệp là gì

 Giải thể doanh nghiệp là việc chủ thể doanh nghiệp tiến hành các thủ tục pháp lý để chấm dứt tư cách pháp nhân và các quyền, nghĩa vụ liên quan của doanh nghiệp.

Giải thể doanh nghiệp tiếng anh là gì

  • dissolution of the business
  • wind up a business

Điều kiện giải thể doanh nghiệp

 Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ.và nghĩa vụ tài sản khác và doanh nghiệp không trong quá trình.giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc cơ quan trọng tài.

Thủ tục các bước giải thể công ty

 Theo điều 208 Luật doanh nghiệp 2020

 1. Thông qua nghị quyết, quyết định giải thể doanh nghiệp. Nghị quyết, quyết định giải thể doanh nghiệp phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

 a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;

 b) Lý do giải thể;

 c) Thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp;

 d) Phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động;

 đ) Họ, tên, chữ ký của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ sở hữu công ty, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị;

 2. Chủ doanh nghiệp tư nhân, Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty, Hội đồng quản trị trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định thành lập tổ chức thanh lý riêng;

 3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày thông qua, nghị quyết, quyết định giải thể và biên bản họp phải được gửi đến Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế, người lao động trong doanh nghiệp. Nghị quyết, quyết định giải thể phải được đăng trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và được niêm yết công khai tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp.

 Trường hợp doanh nghiệp còn nghĩa vụ tài chính chưa thanh toán thì phải gửi kèm theo nghị quyết, quyết định giải thể và phương án giải quyết nợ đến các chủ nợ, người có quyền, nghĩa vụ và lợi ích có liên quan. Phương án giải quyết nợ phải có tên, địa chỉ của chủ nợ; số nợ, thời hạn, địa điểm và phương thức thanh toán số nợ đó; cách thức và thời hạn giải quyết khiếu nại của chủ nợ;

 4. Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo tình trạng doanh nghiệp đang làm thủ tục giải thể trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp ngay sau khi nhận được nghị quyết, quyết định giải thể của doanh nghiệp. Kèm theo thông báo phải đăng tải nghị quyết, quyết định giải thể và phương án giải quyết nợ (nếu có);

 5. Các khoản nợ của doanh nghiệp được thanh toán theo thứ tự ưu tiên sau đây:

 a) Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;

 b) Nợ thuế;

 c) Các khoản nợ khác;

 6. Sau khi đã thanh toán chi phí giải thể doanh nghiệp và các khoản nợ, phần còn lại chia cho chủ doanh nghiệp tư nhân, các thành viên, cổ đông hoặc chủ sở hữu công ty theo tỷ lệ sở hữu phần vốn góp, cổ phần;

 7. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp gửi hồ sơ giải thể doanh nghiệp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp;

 8. Sau thời hạn 180 ngày kể từ ngày nhận được nghị quyết, quyết định giải thể theo quy định tại khoản 3 Điều này mà không nhận được ý kiến về việc giải thể từ doanh nghiệp hoặc phản đối của bên có liên quan bằng văn bản hoặc trong 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ giải thể, Cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp;

 9. Chính phủ quy định chi tiết về trình tự, thủ tục giải thể doanh nghiệp.

Hồ sơ giải thể công ty

 1. Hồ sơ giải thể doanh nghiệp bao gồm giấy tờ sau đây:

 a) Thông báo về giải thể doanh nghiệp;

 b) Báo cáo thanh lý tài sản doanh nghiệp; danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán, gồm cả thanh toán hết các khoản nợ về thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động sau khi quyết định giải thể doanh nghiệp (nếu có).

 2. Thành viên Hội đồng quản trị công ty cổ phần, thành viên Hội đồng thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, chủ sở hữu công ty, chủ doanh nghiệp tư nhân, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, thành viên hợp danh, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của hồ sơ giải thể doanh nghiệp.

 3. Trường hợp hồ sơ giải thể không chính xác, giả mạo, những người quy định tại khoản 2 Điều này phải liên đới chịu trách nhiệm thanh toán quyền lợi của người lao động chưa được giải quyết, số thuế chưa nộp, số nợ khác chưa thanh toán và chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật về những hệ quả phát sinh trong thời hạn 05 năm kể từ ngày nộp hồ sơ giải thể doanh nghiệp đến Cơ quan đăng ký kinh doanh.

Giải thể công ty mất bao lâu

 Đối với trường hợp vẫn còn nợ thuế thì có thể kéo dàng hàng tháng.

 Đối với trường hợp trình tự các bước đều suôn sẻ thì sẽ trong khoảng 10 – 15 ngày

Cơ quan có thẩm quyền giải thể doanh nghiệp

  • Cơ quan hải quan: xác nhận nghĩa vụ hải quan.
  • Cơ quan thuế: quyết toán, đóng cửa mã số thuế.
  • Cơ quan bảo hiểm: chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động.
  • Cơ quan đăng ký kinh doanh: trả Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Đây là nơi mà nhiều người băn khoăn nộp hồ sơ giải thể doanh nghiệp ở đâu

Chi phí giải thể công ty

  • Trường hợp doanh nghiệp chưa phát sinh (chưa có hoá đơn đầu vào hoặc/và chưa có hoá đơn đầu ra): từ 2.000.000 đồng (chi phí này đã bao gồm: đăng bố cáo giải thể, lập hồ sơ giải thể, lập quyết toán giải thể, giải trình với cơ quan thuế, khoá mã số thuế, trả giấy phép kinh doanh, trả dấu)
  • Trường hợp doanh nghiệp có phát sinh: sẽ báo phí cụ thể sau khi xem hồ sơ.

Dịch vụ giải thể công ty trọn gói tại Deha law

  • Tiến hành làm hồ sơ thủ tục xác nhận không nợ đọng thuế với cục hải quan (nếu xuất nhập khẩu).
  • Tiến hành đóng tài khoản ngân hàng doanh nghiệp.
  • Tiến hành đăng báo 3 số liên tiếp về việc giải thể.
  • Hoàn thiện hồ sơ và thủ tục với cơ quan thuế: – Soạn hồ sơ xin giải thể –  Quyết toán thuế cho doanh nghiệp.
  • Hủy dấu tròn doanh nghiệp.
  • Thông báo hoàn thành thủ tục giải thể, đóng mã số thuế của doanh nghiệp.
  • Thông báo quyết định giải thể của doanh nghiệp.
  • Biên bản họp hội đồng thành viên hoặc hội đồng cổ đông.
  • Bố cáo về thông tin giải thể.
  • Xác nhận đống tài khoản ngân hàng.
  • Biên bản thanh lý tài sản.

 Luật Deha hân hạnh được phục vụ quý khách

 

Một số câu hỏi liên quan đến giải thể doanh nghiệp

 Thanh lý tài sản khi giải thể công ty như thế nào

 Bước 1: Thành lập Hội đồng thanh lý tài sản.

 Chủ doanh nghiệp/Hội đồng thành viên công ty TNHH/Hội đồng quản trị công ty cổ phần ra quyết định thanh lý tài sản công ty, trong đó thành lập hội đồng thanh lý tài sản, bao gồm các thành viên trong công ty và trường hợp cần thiết cần có cán bộ kỹ thuật có chuyên môn liên quan đến tài sản cần thanh lý.

 Hội đồng thanh lý tài sản có nhiệm vụ thống kê lại số lượng, phân loại tài sản, thu thập các giấy tờ, hồ sơ kỹ thuật có liên quan đến tài sản; đồng thời, kiểm tra đánh giá chất lượng còn lại của tài sản, từ đó xác định giá trị tài sản. Và tổ chức, thực hiện việc thanh lý tài sản.

 Bước 2: Kiểm tra, đánh giá chất lượng và giá trị còn lại của tài sản

 Để đánh giá chất lượng còn lại của tài sản, hội đồng thanh lý có thể dựa trên các yếu tố như: sổ theo dõi chế độ bảo hành, những hỏng hóc gặp phải trong quá trình sử dụng và số lần bảo trì, sửa chữa tài sản; mức độ tiêu hao nhiên liệu; và mức độ cần thiết của tài sản đó.

 Dựa trên đánh giá chất lượng còn lại, Hội đồng thanh lý cần xác định giá trị còn lại của tài sản. Sau đó, lựa chọn hình thức thanh lý đối với từng loại tài sản.

 Trường hợp việc xác định giá trị tài sản quá phức tạp, Hội đồng thanh lý không đủ khả năng hoặc thời gian để thực hiện thì có thể thuê tổ chức thẩm định giá tài sản thực hiện việc thẩm định giá tài sản.

 Hình thức thanh lý có thể lựa chọn một trong ba hình thức sau tùy thuộc loại hình doanh nghiệp, nguồn vốn chủ sở hữu, và nguồn vốn tạo lập tài sản:

 –   Bán chỉ định, hoặc thông báo bán công khai;

 –   Bán đấu giá tài sản.

 Bước 3: Bán tài sản

 Tùy từng loại tài sản cũng như hình thức bán tài sản cần phải tuân thủ theo quy định của pháp luật tương ứng: luật doanh nghiệp, luật dân sự, luật thương mại và luật đấu giá tài sản. Hội đồng thanh lý tài sản có thể thành tập tổ bán tài sản, hoặc thuê tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp trường hợp thực hiện bán đấu giá tài sản.

 Lưu ý: Việc mua bán tài sản doanh nghiệp cần phải được lập thành hợp đồng mua bán, và có xuất hóa đơn.

 Sau khi hoàn tất việc bán tài sản, khoản thu từ hoạt động thanh lý tài sản sẽ được dùng để thực hiện thanh toán khoản nợ và nghĩa vụ tài chính còn lại của doanh nghiệp giải thể (nếu có). Phần còn lại sau khi thực hiện xong nghĩa vụ và hoàn tất thanh toán khoản nợ, sẽ được chia cho các thành viên công ty theo tỷ lệ phần vốn góp.

Mẫu đơn xin giải thể công ty
CÔNG TY ……..———–Số: /CV/20….V/v: Giải thể doanh nghiệp CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc

 Hà Nội, ngày…..tháng……năm 20…..

 ĐƠN XIN GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP

 Kính gửi: Chi cục thuế …………………………………

 Công ty ………………….………..được thành lập theo Giấy Chứng nhận Đăng ký Kinh doanh số………………….

 Mã số thuế:

 …………………………………………………………………

 Trụ sở chính: ………………………………………………………………………….

 Ngành nghề kinh doanh: …………………………………………………………………..

 Vì lý do hoạt động kinh doanh không đạt hiệu quả ……………………………………………

 ………………………………………………………………………………………………………..

 Căn cứ vào Luật Doanh nghiệp 2020 về thủ tục giải thể doanh nghiệp, Công ty …………………………. quyết định giải thể doanh nghiệp(Quyết định được gửi kèm theo công văn), đồng thời xin xác nhận về việc không nợ thuế, đóng cửa Mã số thuế và Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế của doanh nghiệp được thu hồi.

 Vậy chúng tôi kính báo và đề nghị Quý cơ quan giúp đỡ để công ty tiến hành thủ tục giải thể theo đúng Luật định.

 Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!

Nơi nhận:

 – Cục thuế tp Hà Nội

 – Chi cục thuế ……….

 – Sở kế hoạch và đầu tư ………..

 – Lưu VP

Đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

 Giám đốc

Thủ tục hủy hóa đơn khi giải thể doanh nghiệp

 – Lập Bảng kiểm kê hóa đơn cần hủy;

 – Thành lập Hội đồng hủy hóa đơn. Hội đồng hủy hóa đơn phải có đại diện lãnh đạo, đại diện bộ phận kế toán của doanh nghiệp;

 – Các thành viên Hội đồng hủy hóa đơn phải ký vào biên bản hủy hóa đơn và chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu có sai sót.

Xuất hóa đơn cho công ty đã giải thể

 Điều 18 thông tư TT 153/2010/TT-BTC. Xử lý đối với hoá đơn đã lập

 1. Trường hợp lập hóa đơn chưa giao cho người mua, nếu phát hiện hóa đơn lập sai, người bán gạch chéo các liên và lưu giữ số hóa đơn lập sai.

 2. Trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua nhưng chưa giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ hoặc hoá đơn đã lập và giao cho người mua, người người bán và người mua chưa kê khai thuế nếu phát hiện sai phải hủy bỏ, người bán và người mua lập biên bản thu hồi các liên của số hoá đơn đã lập sai. Biên bản thu hồi hoá đơn phải thể hiện được lý do thu hồi hoá đơn. Người bán gạch chéo các liên, lưu giữ số hoá đơn lập sai và lập lại hóa đơn mới theo quy định.

 3. Trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người bán và người mua đã kê khai thuế, sau đó phát hiện sai sót thì người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thoả thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hoá đơn điều chỉnh sai sót. Hoá đơn ghi rõ điều chỉnh (tăng, giám) số lượng hàng hoá, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng…, tiền thuế giá trị gia tăng cho hoá đơn số…, ký hiệu… Căn cứ vào hoá đơn điều chỉnh, người bán và người mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào. Hoá đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-).

 Đăng bố cáo giải thể doanh nghiệp ở đâu

 bocaodientu.dkkd.gov.vn/

Mẫu báo cáo thanh lý tài sản doanh nghiệp khi giải thể
TÊN CÔNG TY

—————–

 Số:…../BCTLTS

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

 —————-

                    Hà Nội, ngày……tháng… năm…..

 BÁO CÁO THANH LÝ TÀI SẢN

 Kính gửi:      Phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương………………

 Tên doanh nghiệp:………………………………..

 Mã số doanh nghiệp: ……………………………

 Trụ sở chính: ………………………………………

             Căn cứ Quyết định số …../QĐ ngày ….. tháng …… năm…… của Đại Hội Đồng Cổ Đông/Chủ sở hữu công ty/Hội đồng thành viên/thành viên công ty hợp danh về việc giải thể Công ty.

 Căn cứ điều lệ công ty…………………..

 Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên/chủ sở hữu công ty/thành viên hợp danh đã tiến hành thanh lý tài sản và báo cáo thanh lý tài sản của Công ty như sau:

STT Loại tài sản Số lượng Giá trị còn lại (đồng) Lý do
1 Tài sản …… ……
2 Tiền mặt …… ……
TỔNG CỘNG …… …….

 Doanh nghiệp cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của báo cáo và chịu trách nhiệm về các vấn đề phát sinh khác sau khi giải thể (nếu có).

 Kính đề nghị Quý cơ quan xem xét chấp thuận hồ sơ giải thể của doanh nghiệp theo quy định.

 Trân trọng!

NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA DOANH NGHIỆP
(Ký, ghi họ tên)
Chủ thể thực hiện giải thể doanh nghiệp

 Chủ sở hữu doanh nghiệp là ngưởi quyết định giải thể doanh nghiệp

 

 

 

 

 

Tag: ví dụ 2021 thuủ khái niệm cty nghiệm 2016 hướng dẫn 2019 2017 rẻ muốn nước ngoài 2018 tphcm nai nên 36 huê phong pouyuen thao trí xle tuyên lỗ mấy đặc giày da