Tư Vấn Mua Bán Sáp Nhập Doanh Nghiệp

 Việt Nam đang có sự gia tăng nhanh chóng về số lượng các công ty mua bán sáp nhập. Điều này là do một số yếu tố, bao gồm số lượng ngày càng tăng của các công ty đa quốc gia và nhu cầu ngày càng tăng đối với các dịch vụ kinh doanh. Một cuộc khảo sát của Ernst & Young cho thấy Việt Nam là nơi có 1.000 công ty sáp nhập vào năm 2016, tăng so với con số chỉ 30 vào năm 2009.

Sáp nhập doanh nghiệp là gì

 Sáp nhập doanh nghiệp là chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.

 Ví dụ về sáp nhập doanh nghiệp ở Việt Nam : Tập đoàn VinGroup và Tập đoàn Masan ngày 3/12/2019 đã đạt thoả thuận nguyên tắc về việc hoán đổi cổ phần Công ty VinCommerce và Công ty VinEco. Thoả thuận nhằm tối ưu hóa thế mạnh hoạt động của mỗi bên, đồng thời tạo nên một tập đoàn hàng tiêu dùng – bán lẻ mới có sức cạnh tranh vượt trội và quy mô hàng đầu Việt Nam. Hiện hai bên đang tiến hành các thủ tục pháp lý cần thiết để tiến tới ký hợp đồng chính thức.

 

Các hình thức sáp nhập doanh nghiệp

  • Sáp nhập doanh nghiệp theo chiều ngang diễn ra giữa các doanh nghiệp có chung phân khúc khách hàng và đang cạnh tranh trực tiếp với nhau. Ví dụ như ngân hàng A sáp nhập với ngân hàng B
  • Sáp nhập theo chiều dọc diễn ra giữa các doanh nghiệp nằm trong chuỗi cung ứng sản phẩm, dịch vụ. Ví dụ như công ty sản xuất sữa sáp nhập với công ty chăn nuôi bò
  • Sáp nhập mở rộng thị trường diễn ra với công ty có cùng sản phẩm dịch vụ nhưng khác phân khúc khách hàng. Ví dụ công ty sản xuất ô tô giá rẻ sáp nhập với công ty sản xuất ô tô trung lưu.
  • Sáp nhập theo hình thức đa dạng hóa hoạt động kinh doanh thường thấy ở tập đoàn
  • Sáp nhập các công ty bán sản phẩm khác nhau nhưng có cùng thị trường. Ví dụ như công ty bán hóa đơn điện tử sáp nhập với công ty chữ ký số do có cùng tệp khách hàng là doanh nghiệp

Lợi ích của việc sáp nhập doanh nghiệp

 Lợi ích của việc sáp nhập không chỉ giới hạn ở bản thân công ty được sáp nhập. Nó cũng bao gồm các lợi ích cho khách hàng và người tiêu dùng. Về mặt hiệu quả, việc sáp nhập có thể giúp giảm chi phí và tăng năng suất thông qua các nguồn lực được chia sẻ. Về mặt cạnh tranh, nó có thể cho phép các công ty tập trung vào các lĩnh vực khác nhau trong khi giảm áp lực cạnh tranh của họ từ các doanh nghiệp khác trong ngành. Cuối cùng, về mặt đổi mới, nó có thể cho phép các công ty hợp tác chặt chẽ hơn với nhau để hiểu rõ hơn nhu cầu của khách hàng nhằm phát triển sản phẩm hiệu quả hơn.

So sánh sáp nhập và mua lại doanh nghiệp

 Mua lại doanh nghiệp được hiểu là việc một doanh nghiệp mua toàn bộ hoặc một phần tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại.

 Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập.

Thủ tục sáp nhập doanh nghiệp

  • Các công ty liên quan chuẩn bị hợp đồng sáp nhập và dự thảo Điều lệ công ty nhận sáp nhập. Hợp đồng sáp nhập phải gồm các nội dung chủ yếu sau: tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty nhận sáp nhập; tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị sáp nhập; thủ tục và điều kiện sáp nhập; phương án sử dụng lao động; cách thức, thủ tục, thời hạn và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị sáp nhập thành phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty nhận sáp nhập; thời hạn thực hiện sáp nhập;
  • Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của các công ty liên quan thông qua hợp đồng sáp nhập, Điều lệ công ty nhận sáp nhập và tiến hành đăng ký doanh nghiệp công ty nhận sáp nhập theo quy định của Luật này. Hợp đồng sáp nhập phải được gửi đến tất cả chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông qua;
  • Sau khi công ty nhận sáp nhập đăng ký doanh nghiệp, công ty bị sáp nhập chấm dứt tồn tại; công ty nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ, các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị sáp nhập. Các công ty nhận sáp nhập đương nhiên kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ, và lợi ích hợp pháp của các công ty bị sáp nhập theo hợp đồng sáp nhập.

Thủ tục mua bán doanh nghiệp

 Mua bán doanh nghiệp có thể hiểu theo hướng là chuyển nhượng phần vốn góp

 Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

  • Thông báo thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân.
  • Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.
  • Hợp đồng chuyển nhượng vốn góp.
  • Biên bản thanh lý hợp đồng chuyển nhượng.
  • Bản sao giấy chứng thực cá nhân của chủ doanh nghiệp tư nhân mới.

 Bước 2: Nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở KH&ĐT tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp tư nhân đặt trụ sở chính.

 Thủ tục mua bán công ty cổ phần

  • Các bên liên quan ký và thực hiện hợp đồng chuyển nhượng cổ phần.
  • Lập biên bản xác nhận đã hoàn thành thủ tục chuyển nhượng cổ phần.
  • Thông qua việc chuyển nhượng cổ phần đối với đại hội đồng cổ đông
  • Chỉnh sửa, bổ sung thông tin cổ đông mới vào sổ đăng ký cổ đông của công ty.
  • Tiến hành đăng ký thay đổi cổ đông theo quy định.
  • Kê khai và nộp thuế thu nhập cá nhân cho thủ tục chuyển nhượng cổ phần.

 Thủ tục mua bán công ty tnhh

 Chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là thành viên nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày chào bán.

 Chào bán phần vốn đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với điều kiện giống nhau.

 Thay đổi thành viên do chuyển nhượng phần vốn góp trong thời hạn 10 ngày, tính từ ngày quyết định thay đổi góp vốn và phải gửi thông báo đến sở KHĐT.

 Nộp và kê khai thuế thu nhập chuyển nhượng vốn cho hoạt động chuyển nhượng vốn.

Dịch vụ tư vấn mua bán – sáp nhập công ty

 Để thương vụ diễn ra suôn sẻ, cần có sự hiểu biết về pháp lý, Deha law rất mong muốn được đồng hành cùng quý khách hàng trong quá trình mua bán, sáp nhập công ty.

 

Một số câu hỏi liên quan đến mua bán sáp nhập doanh nghiệp

 Loại doanh nghiệp nào không thể hợp nhất sáp nhập

  • Công ty hợp nhất/sáp nhập có thị phần từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì đại diện hợp pháp của công ty bị hợp nhất/sáp nhập phải thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành hợp nhất/sáp nhập, trừ trường hợp Luật cạnh tranh có quy định khác.
  • Cấm các trường hợp hợp nhất/ sáp nhập mà theo đó công ty hợp nhất/nhận sáp nhập có thị phần trên 50% trên thị trường có liên quan, trừ trường hợp Luật cạnh tranh có quy định khác.
  • Công ty hợp danh không thể sáp nhập được bởi vì loại hình doanh nghiệp này không tách bạch được tài sản chịu trách nhiệm giữa công ty và chủ sở hữu (các thành viên hợp danh)

 Tiểu luận mua bán và sáp nhập doanh nghiệp

 https://www.academia.edu/28517268/Ti%E1%BB%83u_lu%E1%BA%ADn_Mua_b%C3%A1n_v%C3%A0_s%C3%A1p_nh%E1%BA%ADp_doanh_nghi%E1%BB%87p

 https://tailieu.vn/doc/tieu-luan-mua-ban-va-sap-nhap-doanh-nghiep-m-a-co-hoi-va-thach-thuc-1682407.html

 https://tailieutuoi.com/tai-lieu/tieu-luan-mua-ban-va-sap-nhap-doanh-nghiep

 Sáp nhập công ty con vào công ty mẹ

 Việc sáp nhập công ty con vào công ty mẹ có thể hiểu là dạng thu hồi vốn đầu tư nên sẽ không chuyển đổi cổ phần công ty mẹ đang sở hữu ở công ty con thành cổ phần mới mà chỉ chuyển đổi cổ phần theo tỷ lệ 1:1 cho các cổ đông còn lại (có nghĩa mỗi cổ đông của công ty con (trừ 96% của công ty mẹ sở hữu) sở hữu 1 cổ phần ở công ty con sẽ được nhận 1 cổ phần của công ty mẹ sau khi sáp nhập).

 Thông báo sáp nhập công ty

 THÔNG BÁO SÁP NHẬP/HỢP NHẤT

 Công ty bị sáp nhập, tham gia hợp nhất

 1. Tên công ty: …………………………………………………………………………

 2. Số giấy phép: …………………………………………………………………………

 3. Ngày thành lập: ………………………………………………………………….

 4. Loại hình doanh nghiệp:………………………………………………………………………..

 5. Địa chỉ trụ sở chính: ……………………………………………………………..

 6. Số điện thoại: …………………………. Số Fax: ………………………………

 7. Vốn chủ sở hữu (tính đến ngày thông báo): …………………………………..

 8. Người đại diện theo pháp luật: ………………………………………………….

 9. Sở giao dịch chứng khoán đang niêm yết (nếu có):………………………….

 Công ty nhận sáp nhập

 1. Tên công ty:………………………………………………………………………….

 2. Số giấy phép: …………………………………………………………………….

 3. Ngày thành lập: ………………………….……………………………………………..

 4. Loại hình doanh nghiệp: ………………………………………………………

 5. Địa chỉ trụ sở chính: …………………………………………………………….

 6. Số điện thoại: ………………………. Số Fax: …………………………………

 7. Vốn chủ sở hữu (tính đến ngày thông báo): ……………………………………

 8. Người đại diện theo pháp luật: ………………………………………………..

 9. Sở giao dịch chứng khoán đang niêm yết (nếu có):…………………………

 Thông tin cơ bản về công ty hình thành từ việc sáp nhập/hợp nhất:

 1. Tên công ty:………………………………………………………………………..

 2. Loại hình doanh nghiệp: ………………………………………………………..

 3. Các nghiệp vụ kinh doanh:……………………………………………………………………

 4. Địa chỉ trụ sở chính dự kiến:…………………………………………………………………

 5. Vốn chủ sở hữu (tính đến ngày thông báo):………………………………….

 6. Người đại diện theo pháp luật:………………………………………………..

 7. Sở giao dịch chứng khoán (đối với tổ chức đang niêm yết):…………………

 Đại diện công ty sáp nhập/hợp nhất

 

 Bài tập mua bán sáp nhập doanh nghiệp

 http://eldata10.topica.edu.vn/LAW405/PDF_Slide/Xoa/LAW405_Bai%205_v1.0015110225.pdf

 https://khotrithucso.com/doc/p/bai-tap-hoc-ky-thuong-mai-sap-nhap-doanh-nghiep-theo-phap-253584

 Xử lý tài sản khi sáp nhập công ty

  • Kiểm kê danh sách tài sản và xác định giá trị của các tài sản
  • Danh sách công nợ

 Thực hiện việc này với cả công ty nhận sáp nhập lẫn công ty bị sáp nhập, quá trình này cần công khai và minh bạch

 Công ty hợp danh có thể sáp nhập với công ty nào

 Công ty hợp danh không thể sáp nhập được bởi vì loại hình doanh nghiệp này không tách bạch được tài sản chịu trách nhiệm giữa công ty và chủ sở hữu (các thành viên hợp danh)

 

 

 

 

 

 

 Tag: những lớn la 2020 trạng văn tiếng anh ban đề dẫn biệt hạch chiến lược sư giáo thi môn 2014 tự ý đảng ủy khối cũ phá