Ly hôn phụ nữ được hưởng quyền lợi gì

 Phụ nữ là một đối tượng cần được bảo vệ khi ly hôn vì khi ly hôn họ là đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất. Do đó, pháp luật về hôn nhân và gia đình có quy định để nhằm bảo vệ quyền lợi của người vợ khi ly hôn.

 Ly hôn phụ nữ được hưởng quyền lợi gì

 Thứ nhất, người chồng không được quyền ly hôn khi vợ ang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

 Theo quy định tại khoản 3 điều 51 luật HN & GĐ :” Chồng không được quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”

 Như vậy, theo quy định trên người chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong thời gian người vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Đây là quy đinh hạn chế quyền ly hôn của người chồng nhằm mục đích bảo vệ người vợ trong thời gian này. Tuy nhiên, nếu vợ chồng thuận tình ly hôn, hoặc ly hôn theo yêu cầu của người vợ thì Tòa án vẫn thụ lý giải quyết theo thủ tục chung.

 Thứ hai, Người vợ được nuôi con dưới 36 tháng tuổi

 Theo Điều 81 Luật HN&GĐ, vợ chồng có thể thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con. Trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con. Tuy nhiên, luật hôn nhân và gia đình quy định: Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi con trừ trường hợp mẹ không đủ điều kiện nuôi con hoặc vợ chồng có thỏa thuận khác.

 Như vậy, người vợ được ưu tiên nuôi con dưới 36 tháng tuổi, chỉ trừ khi người mẹ không có điều kiện nuôi hoặc hai vợ chồng có thỏa thuận khác thì Tòa án mới có quyết định khác.

 Thứ 3, Người vợ ở nhà nội trợ vẫn được coi là có thu nhập

 Khi ly hôn, công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì, phát triển khối tài sản chung là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến việc phân chia tài sản chung vợ chồng.

 Về nguyên tắc nêu tại khoản 2 Điều 59 Luật HN&GĐ, tài sản chung của vợ chồng sẽ được chia đôi nhưng có căn cứ vào hoàn cảnh của gia đình, vợ, chồng, công sức đóng góp… Đặc biệt, quy định này khẳng định, lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi là lao động có thu nhập.

 Đồng thời, đây cũng là quy định nêu tại khoản 2 Điều 16 Luật HN&GĐ. Cụ thể, công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi là lao động có thu nhập.

 Đặc biệt, không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập (theo khoản 1 Điều 29 Luật HN&GĐ)

 Đây là căn cứ để phân chia tài sản khi vợ chồng ly hôn, tránh trường hợp người vợ ở nhà nội trợ, chăm lo gia đình lại bị coi là không có đóng góp gì vào tài sản chung của vợ chồng.

 Chồng ngoại tình khi ly hôn vợ có quyền gì

 Khoản 2 Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

 2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

 a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

 b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

 c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

 d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

 Như vậy, việc chồng ngoại tình dẫn đến vợ chồng phải ly hôn có thể là căn cứ để xác định lỗi của người chồng dẫn đến ly hôn để quyết định việc phân chia tài sản chung của vợ chồng.

 Quý khách có nhu cầu tư vấn pháp luật về hôn nhân và gia đình hãy liên hệ với Luật DeHa để được tư vấn và cung cấp dịch vụ luật sư tư vấn pháp luật về hôn nhân và gia đình. Xin cảm ơn./.