Thủ tục chia tài sản thừa kế

 Người thừa kế là gì

 Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

 Thừa kế chuyển tiếp là gì

 Pháp luật dân sự không nêu khái niệm về thừa kế chuyển tiếp. Tuy nhiên, chúng ta có thể hiểu thừa kế chuyển tiếp theo hai nghĩa, nghĩa thứ nhất là chuyển tiếp về di sản và nghĩa thứ hai là chuyển tiếp quyền thừa kế giữa các hàng thừa kế.

 Thừa kế chuyển tiếp theo nghĩa thứ nhất là trường hợp người chết để lại di sản nhưng chưa được chia cho các đồng thừa kế, sau đó một trong số các đồng thừa kế của người này cũng bị chết thì di sản của người chết sau bao gồm cả phần di sản mà người này được hưởng (nhưng chưa chia) trong khối di sản của người chết trước. Trường hợp thứ hai là không có hàng thừa kế thứ nhất do đó những người thuộc hàng thừa kế thứ hai được hưởng di sản.

 Ví dụ về chia tài sản thừa kế

 Ông A có vợ là bà B, có hai người con là C và D. Ông A chết không để lại di chúc, di sản thừa kế của ông được xác định gồm mảnh đất 130m2. Bố mẹ ông A đã chết từ lâu, ông A chỉ có 01 vợ là bà B, ngoài hai con C và D ông A không còn người con nào khác. Như vậy, người thừa kế của ông A xác định gồm có bà B và hai con C, D. Mảnh đất 130m2 của ông A sẽ được chia đều cho 03 người B,C,D.

 Công thức chia tài sản thừa kế

 Chia di sản thừa kế được thực hiện theo 1 trong hai trường hợp đó là chia theo di chúc và chia theo pháp luật. Trường hợp chia theo di chúc thì sẽ căn cứ vào nội dung của di chúc để chia, nếu không có di chúc thì chia theo pháp luật theo thứ tự hàng thừa kế sau chỉ được hưởng khi không có người thuộc hàng thừa kế trước và di sản chia đều cho những người thừa kế.

 Làm thủ tục thừa kế ở đâu

 Việc thỏa thuận phân chia di sản thừa kế, khi nhận di sản thừa kế được thực hiện tại UBND xã hoặc văn phòng công chứng.

 Hồ sơ thừa kế gồm những gì

 – Phiếu yêu cầu công chứng theo mẫu;

 – Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở;

 –  Giấy chứng tử của bố mẹ bạn;

 – Giấy tờ tùy thân của các thừa kế;

 – Những giấy tờ khác (như: giấy khai sinh, giấy kết hôn …).

 Chi phí làm thủ tục thừa kế

 Thứ nhất, phí công chứng: Căn cứ Khoản 2 Điều 2 Thông tư liên tịch 08/2012/TTLT-BTC-BTP quy định:

 “2. Mức thu phí công chứng hợp đồng, giao dịch được xác định theo giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch:

 a) Mức thu phí đối với các việc công chứng các hợp đồng, giao dịch sau đây được tính như sau:

 – Công chứng hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất (tính trên giá trị quyền sử dụng đất);

 – Công chứng hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất có tài sản gắn liền với đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất có tài sản gắn liền với đất (tính trên tổng giá trị quyền sử dụng đất và giá trị tài sản gắn liền với đất);

 – Công chứng hợp đồng mua bán, tặng cho tài sản khác, góp vốn bằng tài sản khác (tính trên giá trị tài sản);

 Công chứng văn bản thoả thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản (tính trên giá trị di sản);

 – Công chứng hợp đồng vay tiền (tính trên giá trị khoản vay);

 – Công chứng hợp đồng thế chấp tài sản, cầm cố tài sản (tính trên giá trị tài sản; trường hợp trong hợp đồng thế chấp tài sản, cầm cố tài sản có ghi giá trị khoản vay thì tính trên giá trị khoản vay);

 – Công chứng hợp đồng kinh tế, thương mại, đầu tư, kinh doanh (tính trên giá trị hợp đồng).

Số TT Giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch Mức thu (đồng/trường hợp)
1 Dưới 50 triệu đồng 50 nghìn
2 Từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng 100 nghìn
3 Từ trên 100 triệu đồng đến 01 tỷ đồng 0,1% giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch
4 Từ trên 01 tỷ đồng đến 03 tỷ đồng 01 triệu đồng + 0,06% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 01 tỷ đồng
5 Từ trên 03 tỷ đồng đến 05 tỷ đồng 2,2 triệu đồng + 0,05% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 03 tỷ đồng
6 Từ trên 05 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng 3,2 triệu đồng + 0,04% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 05 tỷ đồng
7 Trên 10 tỷ đồng 5,2 triệu đồng + 0,03% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 10 tỷ đồng (mức thu tối đa không quá 10 triệu đồng/trường hợp)

 Thứ hai, Thù lao công chứng: Căn cứ Điều 67 Luật công chứng 2014 quy định:

 – Người yêu cầu công chứng phải trả thù lao khi yêu cầu tổ chức hành nghềcông chứng thực hiện việc soạn thảo hợp đồng, giao dịch, đánh máy, saochụp, dịch giấy tờ, văn bản và các việc khác liên quan đến việc công chứng.

 – Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành mức trần thù lao công chứng áp dụng đối với các tổ chức hành nghề công chứng tại địa phương. Tổ chức hành nghề công chứng xác định mức thù lao đối với từng loại việc không vượt quá mức trần thù lao công chứng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành và niêm yết công khai các mức thù lao tại trụ sở của mình. Tổ chức hành nghề công chứng thu thù lao cao hơn mức trần thù lao và mức thù lao đã niêm yết thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.

 – Tổ chức hành nghề công chứng có trách nhiệm giải thích rõ cho người yêu cầu công chứng về thù lao công chứng.

 Bạn nên tham khảo thêm mức trần thù lao công chứng áp dụng đối với tỉnh bạn để biết cụ thể mức thù lao công chứng của văn phòng công chứng bạn đang thực hiện thủ tục thu có đúng quy định hay không?

 Thứ ba, chi phí khác: Theo quy định tại Điều 68 Luật công chứng 2014, chi phí khác gồm: phí soạn thảo hợp đồng, chi phí đi lại nếu có,…

 Mẫu đơn chia tài sản thừa kế

 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 VĂN BẢN PHÂN CHIA TÀI SẢN THỪA KẾ

 Hôm nay, ngày tháng năm 20…., tại trụ sở Văn phòng công chứng …… , địa chỉ: Số ….., …………………………… Chúng tôi gồm có:

 Ông , sinh ngày

 Giấy chứng minh nhân dân số cấp ngày tại .

 Hộ khẩu thường trú: số , phường , quận , thành phố ………..

 Địa chỉ liên hệ:

 Cùng vợ là bà , sinh ngày ,

 Giấy chứng minh nhân dân số cấp ngày tại

 Hộ khẩu thường trú: số , phường , quận , thành phố ………….

 Địa chỉ liên hệ:

 Chúng tôi là những người thừa kế theo của ông/bà chết ngày theo Giấy chứng tử số, quyển số: do Uỷ ban nhân dân cấp ngày

 Chúng tôi thoả thuận về việc phân chia tài sản thừa kế của ông/bà để lại như sau:

 1.

 2.

 Chúng tôi xin cam đoan:

 – Những thông tin đã ghi trong Văn bản phân chia tài sản thừa kế này là đúng sự thật;

 – Ngoài chúng tôi ra, ông/bà không còn người thừa kế nào khác;

 – Văn bản phân chia tài sản thừa kế này do chúng tôi tự nguyện lập và việc phân chia tài sản thừa kế nêu trên không nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.

 Những người thừa kế

 LỜI CHỨNG CỦA CÔNG CHỨNG VIÊN

 Hôm nay, ngày… tháng… năm…, tại trụ sở Văn phòng công chứng ……….. , địa chỉ: Số ….., ……………………………………….

 Tôi: Nguyễn Văn A – Công chứng viên Văn Phòng Công chứng …………………. , thành phố ……………….ký tên dưới đây:

 CÔNG CHỨNG:

 Văn bản phân chia tài sản thừa kế này được lập giữa :

 Ông

 

 – Các bên có tên, chứng minh nhân dân và địa chỉ như đã nêu ở trên

 – Những người thừa kế đã tự nguyện thoả thuận phân chia tài sản thừa kế;cam đoan chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung của văn bản thỏa thuận.

 – Tại thời điểm công chứng, những người thừa kế đều có năng lực hành vi dân sự phù hợp theo quy định của pháp luật;

 – Sau khi thực hiện niêm yết nội dung phân chia tài sản thừa kế tại từ ngày tháng năm đến ngày tháng năm , Phòng Công chứng không nhận được khiếu nại, tố cáo nào;

 – Nội dung Văn bản phân chia tài sản thừa kế không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội;

 – Văn bản phân chia tài sản thừa kế này được lập thành bản chính (mỗi bản chính gồm 03 tờ, 03 trang), giao cho:

 + bản chính.

 + bản chính;

 + Lưu 01 bản tại Văn phòng công chứng ……………. thành phố ……………

 Án phí chia tài sản thừa kế

 Thừa kế là chế định thuộc ngành luật dân sự, do đó án phí giải quyết các vụ việc thừa kế được áp dụng như án phí giải quyết các vụ việc dân sự.

 Cụ thể, khoản 7 Điều 27 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định như sau:

 “7. Đối với vụ án liên quan đến chia tài sản chung, di sản thừa kế thì nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm được xác định như sau:

 a) Khi các bên đương sự không xác định được phần tài sản của mình hoặc mỗi người xác định phần tài sản của mình trong khối tài sản chung, phn di sản của mình trong khối di sản thừa kế là khác nhau và có một trong các bên yêu cầu Tòa án giải quyết chia tài sản chung, di sản thừa kế đó thì mỗi bên đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm theo mức tương ứng với giá trị phn tài sản mà họ được chia, được hưởng trong khối tài sản chung hoặc trong khối di sản thừa kế. Đối với phần Tòa án bác đơn yêu cầu thì người yêu cầu chia tài sản chung, di sn thừa kế không phải chịu án phí dân sự sơ thẩm. Trường hợp Tòa án xác định tài sản chung, di sản thừa kế mà đương sự yêu cầu chia không phải là tài sản của họ thì đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm không có giá ngạch

 Cụ thể, mức án phí chia tài sản thừa kế được quy định cụ thể theo bảng sau:

 a)    Án phí dân sự sơ thẩm:

Vụ việc Án Phí
Đối với tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động không có giá ngạch 300.000 đồng
Từ 6.000.000 đồng trở xuống 5% giá trị tài sản có tranh chấp
Từ trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng 20.000. 000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng
Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng 36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 800.000.000 đồng
Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng 72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng
Từ trên 4.000.000.000 đồng 112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 4.000.000.000 đồng.

 b)    Án phí khởi kiện chia thừa kế phúc thẩm: là 300.000 VNĐ

 Ngoài ra, khoản 2 Điều 7 nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định như sau:

 “Điều 7. Mức tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án

 2. Mức tạm ứng án phí dân sự sơ thm trong vụ án dân sự không có giá ngạch bằng mức án phí dân sự sơ thẩm không có giá ngạch. Mức tạm ứng án phí dân sự sơ thm trong vụ án dân sự có giá ngạch bằng 50% mức án phí dân sự sơ thm có giá ngạch mà Tòa án dự tính theo giá trị tài sản có tranh chp do đương sự yêu cu gii quyết nhưng tối thiểu không thấp hơn mức án phí dân sự sơ thm trong vụ án dân sự không có giá ngạch.

 Mức tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm trong vụ án dân sự bng mức án phí dân sự phúc thẩm.

  

  

 tag: sổ tiết kiệm xe tình huống an cách biên hướng dẫn nguyên tắc riêng ly báo tiếng anh khước