Chia tài sản thừa kế có người không đồng ý

 Chia tài sản thừa kế có người không đồng ý là trường hợp rất hay gặp phải, phổ biến là một người con không đồng ý bán nhà thừa kế do cha mẹ để lại. Vậy trường hợp có người thừa kế không đồng ý với việc phân chia di sản thừa kế thì sẽ giải quyết như thế nào. Luật DeHa xin tư vấn cách giải quyết để quý khách tham khảo.

 Người thừa kế có thể được hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Khi thừa kế theo di chúc thì di sản của người chết sẽ được phân chia theo ý chí của họ được thể hiện trong di chúc. Trường hợp không có di chúc hoặc di chúc không hợp pháp thì di sản của người chết sẽ được phân chia theo pháp luật. Khi chia di sản thừa kế dù theo di chúc hay theo pháp luật thì cũng có thể xảy ra tranh chấp, mâu thuẫn.

 Để giải quyết các tranh chấp này thì pháp luật dân sự ưu tiên và khuyến khích các bên tự thỏa thuận với nhau để giải quyết tranh chấp nhằm mục đích vừa cân bằng lợi ích vừa giữ gìn tình thân vì những người thừa kế đều là người có quan hệ ruột thịt, họ hàng với nhau.  Trường hợp những người thừa kế không tự thỏa thuận được với nhau thì có thể hòa giải thông qua người thứ ba hoặc khởi kiện yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết.

 Trường hợp các bên tiến hành khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết thì thẩm quyền của tòa án được xác định như sau:

  • Trường hợp các bên tham gia tranh chấp không có đương sự hoặc di sản ở nước ngoài, căn cứ theo quy định tại Khoản 5 Điều 26, Điểm a Khoản 1 Điều 35, Khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì thẩm quyền giải quyết thuộc về Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức. Trong trường hợp di sản tranh chấp là bất động sản thì thẩm quyền giải quyết thuộc về Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có bất động sản.
  • Trường hợp các bên tham gia tranh chấp có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài, căn cứ theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 37 thì thẩm quyền giải quyết thuộc về Tòa án nhân dân cấp tỉnh. Ngoài ra, Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh tự mình lấy lên để giải quyết khi xét thấy cần thiết hoặc theo đề nghị của Tòa án nhân dân cấp huyện.

 Quý khách có nhu cầu tư vấn pháp luật về thừa kế hãy liên hệ với Luật DeHa để được tư vấn và cung cấp dịch vụ luật sư về thừa kế. Xin cảm ơn./.