Thủ tục ly hôn thuận tình

 Thuận tình ly hôn là gì

 Ly hôn thuận tình là trường hợp ly hôn theo yêu cầu của cả hai vợ chồng khi đã thỏa thuận được tất cả những vấn đề quan hệ vợ chồng, quyền nuôi con, cấp dưỡng, chia tài sản (hoặc đồng ý tách riêng yêu cầu chia tài sản vợ chồng thành một vụ án khác sau khi đã ly hôn).

 Thủ tục ly hôn thuận tình cần giấy tờ gì

 hồ sơ ly hôn thuận tình gồm những gì ? Hồ sơ thuận tình ly hôn cần có:

 – Đơn ly hôn (theo mẫu)

 – Bản chính Giấy đăng ký kết hôn, giấy phải còn nguyên vẹn, không được tẩy xóa, làm rách.

 – 01 bản sao có chứng thực sổ hộ khẩu của hai vợ chồng.

 – 01 bản sao có chứng thực CMND/hộ chiếu của hai vợ chồng.

 – Giấy khai sinh của con (bản sao có chứng thực)

 – Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung của vợ chồng như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và các tài sản khác gắn liền với đất, đăng ký xe….( bản sao)

 – Các giấy tờ khác theo quy định của pháp luật.

 Thủ tục ly hôn thuận tình mất bao lâu

 Thời gian Tòa án thông báo thụ lý giải quyết yêu cầu ly hôn thuận tình cao nhất là 10 ngày. Sau đó, trong vòng 05 ngày, vợ, chồng thực hiện nộp lệ phí ly hôn tại Tòa án.

 Sau đó, theo khoản 1 Điều 366 Bộ luật Tố tụng dân sự, thời gian chuẩn bị xét đơn yêu cầu là 01 tháng kể từ ngày Tòa án thụ lý đơn yêu cầu.

 Trong thời gian này, Tòa án sẽ thực hiện các công việc sau đây:

 – Yêu cầu đương sự bổ sung tài liệu chứng cứ.

 – Triệu tập người làm chứng, giám định, định giá tài sản…

 – Mở phiên hòa giải.

 – Mở phiên họp giải quyết việc ly hôn thuận tình.

 Nếu có tình tiết phức tạp thì thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu được kéo dài nhưng không quá 01 tháng. Và sau khi ra quyết định mở phiên họp thì Tòa án phải mở phiên họp trong thời hạn 15 ngày.

 Do đó, việc ly hôn thuận tình có thể kéo dài trong khoảng từ 02- 03 tháng tùy vào từng trường hợp. Tuy nhiên, đây chỉ là quy định của pháp luật. Trong thực tế, nếu có vấn đề bất khả kháng, sự kiện khách quan khác… thì việc ly hôn thuận tình có thể kéo dài hơn.

 Thủ tục hòa giải trong việc thuận tình ly hôn

 Hòa giải tại Tòa án đối với trường hợp ly hôn thuận tình được áp dụng theo quy định tại Điều 397 BLTTDS 2015. Cụ thể:

  • Trước khi thực hiện hòa giải: Thẩm phán có thể tham khảo ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em về hoàn cảnh gia đình, nguyên nhân phát sinh mâu thuẫn, nguyện vọng của vợ, chồng, con có liên quan để có có hướng hòa giải cho phù hợp.
  • Thủ tục tiến hành hòa giải tại Tòa án:

 Bước 1: Thẩm phán phổ biến quyền và nghĩa vụ của các đương sự; phân tích kết quả nếu hai vợ chồng đoàn tụ;

 Bước 2: Các đương sự trình bày nội dung tranh chấp, bổ sung yêu cầu căn cứ để bảo vệ cho yêu cầu ly hôn của mình và đề xuất những vấn đề cần hòa giải, hướng giải quyết (nếu có);

 Bước 3: Thẩm phán xác định và kết luận những vấn đề hai vợ chồng đã thống nhất, chưa thống nhất và yêu cầu bổ sung, trình bày những nội dung chưa rõ, chưa thống nhất;

 Bước 4: Thẩm phán lập biên bản và ra các quyết định

 Thẩm phán ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự khi có đầy đủ các điều kiện: hai bên thực sự tự nguyện ly hôn; hai bên đã thỏa thuận được với nhau việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng và chăm sóc, giáo dục con cái; sự thỏa thuận đảm bảo quyền lợi chính đáng của vợ, con.

 Trong trường hợp các bên không thỏa thuận được về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con thì Tòa án đình chỉ giải quyết việc dân sự về công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản ly hôn và thụ lý vụ án để giải quyết. Việc giải quyết vụ án được thực hiện theo thủ tục của BLTTDS.

 Thủ tục ly hôn thuận tình vắng mặt

 thuận tình ly hôn nhưng vắng mặt một bên vợ chồng thì giải quyết như thế nào ?

 TH1: Vắng mặt trong giai đoạn Tòa án chuẩn bị xét xử sơ thẩm:

 Căn cứ Điều 206, điều 207 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015

 Điều 206. Những vụ án dân sự không được hòa giải

 1. Yêu cầu đòi bồi thường vì lý do gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước.

 2. Những vụ án phát sinh từ giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của luật hoặc trái đạo đức xã hội.

 Điều 207. Những vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được

 1. Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt.

 2. Đương sự không thể tham gia hòa giải được vì có lý do chính đáng.

 3. Đương sự là vợ hoặc chồng trong vụ án ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự.

 4. Một trong các đương sự đề nghị không tiến hành hòa giải.

 Căn cứ khoản 1 Điều 6 Nghị quyết 06/2012/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về việc hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ ba “Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp Phúc thẩm” của Bộ luật Tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự:

 “Lý do chính đáng” là trường hợp bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác (như: do thiên tai, lũ lụt; do ốm đau, tai nạn phải điều trị tại bệnh viện,…) làm cho người kháng cáo không thể thực hiện được việc kháng cáo trong thời hạn luật định.

 Như vậy khi vợ bạn có lý do chính đáng để không thể tham gia hòa giải được thì bạn Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xết xử theo thủ tục chung.

 TH2:Vắng mặt tại phiên tòa xét xử sơ thẩm:

 Căn cứ Điều 227 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015:

 Điều 227. Sự có mặt của đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự

 1. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa; nếu có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.

 Tòa án phải thông báo cho đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự về việc hoãn phiên tòa.

 2. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt; nếu vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa, nếu không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì xử lý như sau:

 a) Nguyên đơn vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Nguyên đơn có quyền khởi kiện lại theo quy định của pháp luật;

 b) Bị đơn không có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ;

 c) Bị đơn có yêu cầu phản tố vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu phản tố và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu phản tố, trừ trường hợp bị đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Bị đơn có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu phản tố đó theo quy định của pháp luật;

 d) Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu độc lập và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu độc lập của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu độc lập đó theo quy định của pháp luật;

 đ) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt họ

 Người có đơn yêu cầu vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính đáng thì Tòa án hoãn phiên họp. Trường hợp người có đơn yêu cầu đề nghị giải quyết việc dân sự không có sự tham gia của họ thì Tòa án giải quyết việc dân sự vắng mặt họ; nếu người có đơn yêu cầu đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì bị coi là từ bỏ yêu cầu và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết việc dân sự; trong trường hợp này, quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự đó theo thủ tục do Bộ luật này quy định vẫn được bảo đảm.”

 Lệ phí ly hôn thuận tình

 Căn cứ theo quy định của Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành thì mức án phí ly hôn thuận tình hoặc đơn phương được quy định như sau:

 – Án phí dân sự sơ thẩm là 300.000 đồng (nếu không tranh chấp về tài sản);

 – Mức án phí sơ thẩm đối với các vụ án về tranh chấp dân sự có giá ngạch:

1 Án phí dân sự sơ thẩm (áp dụng đối với cả việc ly hôn)
1.1 Đối với tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động không có giá ngạch 300.000 đồng
1.2 Đối với tranh chấp về kinh doanh, thương mại không có giá ngạch 3.000.000 đồng
1.3 Đối với tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình có giá ngạch
a Từ 6.000.000 đồng trở xuống 300.000 đồng
b Từ trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng 5% giá trị tài sản có tranh chấp
c Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng 20.000. 000 đồng + 4% của phầngiá trị tài sản có tranh chấp vượtquá 400.000.000 đồng
d Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng 36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 800.000.000 đồng
đ Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng 72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng
e Từ trên 4.000.000.000 đồng 112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 4.000.000.000 đồng.

 Như vậy, khi ly hôn thuận tình thì mỗi bên vợ, chồng chỉ phải nộp số tiền án phí ly hôn thuận tình là 150.000 đồng.

 Tư vấn ly hôn thuận tình

 Với đội ngủ luật sư dày kinh nghiệm trong việc tư vấn pháp luật về hôn nhân và gia đình sẽ tư vấn cho quý khách các vấn đề liên quan đến ly hôn thuận tình, chia tài sản khi ly hôn thuận tình, quyền nuôi con khi ly hôn thuận tình……..Quý khách có nhu cầu tư vấn về ly hôn thuận tình hãy liên hệ với Luật DeHa để được tư vấn và cung dịch vụ tư vấn ly hôn thuận tình. 

 Một số câu hỏi khi ly hôn thuận tình

 Thuận tình ly hôn có cần hòa giải không ?

 Căn cứ Điều 397 BLTTDS 2015 thì ly hôn thuận tình phải tiến hành hòa giải.

 Ly hôn thuận tình không cần ra tòa ?

 Người có đơn yêu cầu vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính đáng thì Tòa án hoãn phiên họp. Trường hợp người có đơn yêu cầu đề nghị giải quyết việc dân sự không có sự tham gia của họ thì Tòa án giải quyết việc dân sự vắng mặt họ;

 Lý do ly hôn thuận tình ?

 Ly hôn thuận tình được thực hiện khi vợ chồng đều đồng ý ly hôn và thỏa thuận được với nhau về việc phân chia tài sản, con cái sau ly hôn.

 Thuận tình ly hôn khi con dưới 1 tuổi ?

 Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình thì người chồng không có quyền yêu cầu ly hôn khi con dưới 12 tháng tuổi. Tuy nhiên, nếu vợ chồng thuận tình ly hôn thì tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật.

 Thuận tình ly hôn có yếu tố nước ngoài ?

 Thuận tình ly hôn khi chồng ở nước ngoài hoặc vợ ở nước ngoài tiến hành như thế nào. Khi ly hôn thuận tình mà một bên đang ở nước ngoài thì có thể về Việt Nam để giải quyết thủ tục ly hôn hoặc có đơn yêu cầu giải quyết vắng mặt gửi đến Tòa án để Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật.

 Thuận tình ly hôn khi vợ đang mang thai

 Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình thì người chồng không có quyền yêu cầu ly hôn khi vợ đang mang thai. Tuy nhiên, nếu vợ chồng thuận tình ly hôn thì tòa án vẫn tiến hành giải quyết theo quy định của pháp luật.

  

  

  

 tag: 2021 nhanh xin 2020 2019 chi nhiêu cách mẫu tư thức hết to