Doanh nghiệp vừa và nhỏ là gì – Quy định doanh nghiệp siêu nhỏ, vừa và nhỏ

Doanh nghiệp sme là gì

 Doanh nghiệp SME là viết tắt cửa từ Small and Medium Enterprise. Để chỉ quy mô doanh nghiệp vừa và nhỏ. Mỗi quốc gia có định nghĩa riêng về những tiêu chí của doanh nghiệp vừa vả nhỏ. Nhưng tựu chung là đều căn cứ trên quy mô nhân sự và doanh thu năm.

 Ví dụ về doanh nghiệp nhỏ: Cửa hàng bán quán cơm

 Doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếng anh là gì

 Small and Medium Enterprise viết tắt là SME

Quy định doanh nghiệp siêu nhỏ, vừa và nhỏ

 Căn cứ theo điều 6 tại Nghị định 39/2018/NĐ-CP:

 Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa

 Doanh nghiệp nhỏ và vừa được phân theo quy mô bao gồm doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa.

 1. Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 3 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng.

 Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 10 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng.

 2. Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 50 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 20 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1 Điều này.

 Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 50 người và tổng doanh thu của năm không quá 100 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 50 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1 Điều này.

 3. Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người và tổng doanh thu của năm không quá 200 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.

 Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 300 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.

Doanh nghiệp nhỏ có những thuận lợi và khó khăn gì

 Do có những đặc điểm như vậy nên doanh nghiêp nhỏ có những thuận lợi và khó khăn trong quá trình kinh doanh như sau:

 Thuận lợi:

 – Doanh nghiêp nhỏ tổ chức hoạt động kinh doanh linh hoạt, dễ thay đổi phù hợp với nhu cầu thi trường.

 – Doanh nghiêp nhỏ dễ quản lí chặt chẽ và hiêu quả

 – Dễ dàng đổi mới công nghê

 Khó khăn:

 – Vốn ít nên khó có thể đầu tư đồng bộ

 – Thường thiếu thông tin về thi trường

 – Trình độ lao động thấp

 – Trình độ quản lí thiếu chuyên nghiêp

So sánh kinh doanh hộ gia đình và doanh nghiệp nhỏ

 Để phân biệt hộ kinh doanh với doanh nghiệp nhỏ, chúng ta có thể phân biệt dựa vào các tiêu chí sau:

 a) Thủ tục hành chính

 – Doanh nghiệp nhỏ: Thủ tục đăng ký kinh doanh theo quy định tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/TP nơi đặt trụ sở.

 Phải có con dấu trong được quản lý cơ quan có thẩm quyền xem xét và cấp phép.

 – Hộ kinh doanh gia đình: Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể dễ dàng, gọn nhẹ hơn chỉ cần đăng ký kinh doanh ở cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh.

 Hộ kinh doanh cá thể không được sử dụng con dấu pháp nhân (con dấu tròn)

 b) Sổ sách chứng từ

 Doanh nghiệp nhỏ: DN nhỏ phải thực hiện các sổ sách, chứng từ kế toán theo đúng quy định của cơ quan quản lý. Các doanh nghiệp nhỏ cần thực hiện chế độ kế toán theo thông tư 200 của Bộ Tài chính.

 Hàng tháng hoặc quý, doanh nghiệp cần báo cáo về tình hình biến động lao động, nộp tờ khai thuế thu nhập cá nhân, nộp tờ khai giá trị gia tăng, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo tháng, đống tiền BHXH, BHYT, BHTN, đóng phí công đoàn dù doanh nghiệp có hay chưa có tổ chức công đoàn…

 – Hộ kinh doanh gia đình: Hộ kinh doanh không cần phải thực hiện những công việc của kế toán hàng tháng. Chỉ cần thực hiện chế độ chứng từ kế toán gọn nhẹ, đơn giản.

 c) Thuế phí

 Doanh nghiệp nhỏ: DN nhỏ phải thực hiện nghĩa vụ đóng thuế theo luật định.

 Các loại thuế doanh nghiệp nhỏ cần phải đóng như: khi mới thành lập đóng thuế môn bài.

 Hàng tháng, quý phải khai, nộp, quyết toán Thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, và các loại thuế khác nếu có như thuế tìa nguyên, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu.

 – Hộ kinh doanh: Hộ kinh doanh chỉ phải nộp những loại thuế như thuế GTGT, thuế TNCN dưới hình thức thuế khoán và thuế môn bài khi đăng ký hộ kinh doanh gia đình.

 d) Tư cách pháp nhân

 – Doanh nghiệp nhỏ: DN nhỏ có tư cách pháp nhân, theo đó các thành viên chịu trách nhiệm hữu hạn, tức là chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn góp vào doanh nghiệp.

 – Hộ kinh doanh gia đình: Hộ kinh doanh gia đình không có tư cách pháp nhân tức là hộ kinh doanh phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng tài sản của mình.

 e) Về xuất hóa đơn

 – Doanh nghiệp nhỏ: Dù là doanh nghiệp nhỏ hay doanh nghiệp lớn đều có thể xuất hóa đơn đỏ tức hóa đơn GTGT.

 – Hộ kinh doanh gia đình: Không được xuất hóa đơn đỏ, nếu muốn xuất hóa đơn, chủ hộ phải lên cơ quan thuế quản lý mua hóa đơn bán hàng trực tiếp.

 f) Số lượng người lao động

 – Doanh nghiệp nhỏ: không giới hạn số lượng lao động, tùy vào điều kiện thực tế của mình sẽ có số lượng lao động phù hợp.

 – Hộ kinh doanh: Số lượng lao động phải dưới 10 người.

 Trên đây là những tiêu chí cơ bản mà Tâm Minh Phát chia sẻ đến các bạn để phân biệt doanh nghiệp nhỏ và hộ kinh doanh gia đình.

 Như vậy, tuy vào điều kiện thực tế của mỗi người có thể xem xét phù hợp với quy mô kinh doanh nào, từ đó có thể đưa ra quyết định chính xác nhất.

Quản lý thu chi nội bộ cho doanh nghiệp nhỏ

 Quản lý thu chi nội bộ là một quy trình giúp các doanh nghiệp nhỏ quản lý tài chính của mình. Mục tiêu chính của quá trình này là đảm bảo rằng công ty có sự cân bằng lành mạnh giữa thu nhập và chi tiêu. Nó cũng giúp công ty đảm bảo rằng họ không chi tiêu nhiều hơn khả năng chi trả.

 

Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam

 Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VASME) là một tổ chức phi lợi nhuận luôn nỗ lực hỗ trợ sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam.

 VASME tạo cơ hội cho các thành viên học hỏi, kết nối và chia sẻ kiến thức với nhau. Hiệp hội cũng cung cấp các dịch vụ như tư vấn và hỗ trợ kinh doanh, tư vấn pháp lý và các hình thức hỗ trợ khác.

Tiêu chí doanh nghiệp vừa và nhỏ ở việt nam về vốn đăng kí kinh doanh là

 Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng

Em hãy kể tên những lĩnh vực kinh doanh phù hợp với doanh nghiệp nhỏ

 – Sản xuất các mặt hàng lương thực, thực phẩm: thóc, ngô, rau, quả, gia cầm, gia súc…

 – Sản xuất các mặt hàng công nghiêp tiêu dùng như: bút bi, giấy vở HS; đồ sứ gia dụng; quần áo; giày dép; mây tre đan; sản phẩm thủ công mĩ nghê…

 Các hoạt động mua, bán hàng hóa

 – Đại lí bán hàng: Vật tư phục vụ sản xuất, xăng dầu, hàng hóa tiêu dùng khác.

 – Bán lẻ hàng hóa tiêu dùng: hoa quả, bánh kẹo, quần áo…

 Các hoạt động dich vụ

 – Dich vụ internet phục vụ khai thác thông tin, vui chơi giải trí

 – Dịch vụ bán, cho thuê (sách, đồ dùng sinh hoạt cưới hỏi…)

 – Dịch vụ sửa chữa, điện tử, xe máy, ôtô…

 – Dịch vụ khác: vui chơi, giải trí, chăm sóc sức khỏe…

  

  

  

  

  

  

  

  

 Tag: smes nghệ thế giống quỹ trạng hà thích