Thủ tục thừa kế quyền sử dụng đất

 Di sản thừa kế có thể là đất đai, nhà cửa, xe cộ, tiền, vàng…..nhưng trong đó đất đai là loại chiếm đa số, có giá trị cao. Thủ tục thừa kế quyền sử dụng đất cũng được quan tâm nhất vì đất đai là loại tài sản phải đăng ký quyền sử dụng. Qua bài biết này luật DeHa xin chia sẻ một số quy định về thừa kế đất đai để quý khách tham khảo.

 Thừa kế quyền sử dụng đất là gì ?

 Có thể hiểu thừa kế quyền sử dụng đất là việc chuyển quyền sử dụng đất của người chết cho người được thừa kế theo di chúc để lại hoặc theo pháp luật.

 Thủ tục thừa kế quyền sử dụng đất

 Để nhận thừa kế quyền sử dụng đất, sang tên đất thừa kế từ cha mẹ sang con cần tiến hành theo thủ tục như sau:

 Bước 1: Khai nhận di sản thừa kế

 Những người thừa thực hiện khai nhận di sản thừa kế hoặc thỏa thuận phân chia di sản thừa kế tại UBND xã hoặc văn phòng công chứng

 Bước 2: Đăng ký sang tên đất thừa kế

 Hồ sơ thừa kế quyền sử dụng đất

 – Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK.

 – Văn bản về thừa kế nhà đất theo quy định (di chúc, văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản từ chối nhận di sản, bản án nếu có tranh chấp,…).

 Trường hợp người thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là người duy nhất thì phải có đơn đề nghị được đăng ký thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của người thừa kế.

 – Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp.

 Người sang tên đất nộp hồ sơ tại UBND xã hoặc văn phòng đăng ký đất đai nơi có đất.

 Thời gian giải quyết: Không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không quá 20 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

 Thời gian trên trên không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định.

 Mẫu văn bản thừa kế quyền sử dụng đất

 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


 VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ NHẬN THỪA KẾ

 Tại Ủy ban nhân dân quận (huyện)………..thành phố ……. (Trường hợp việc chứng thực được thực hiện ngoài trụ sở, thì ghi địa điểm thực hiện chứng thực và Ủy ban nhân dân quận(huyện).

 Tôi là (ghi rõ họ và tên): …………………………………………….

 Sinh ngày: …../…../………..

 Chứng minh nhân dân số: ……cấp ngày …/…./…… tại ……..

 Hộ khẩu thường trú:.(Truờng hợp không có hộ khẩu thường trú, thì ghi đăng ký tạm trú) 

 Là ……..của ông/bà………………………………………

 ( ghi rõ quan hệ giữa người thừa kế và người để lại di sản)

 Theo ………………………………………………………

 (ghi rõ giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người thừa kế và người để lại di sản)

 Nếu nhiều người cùng đề nghị nhận thừa kế thì ghi như sau:

 Chúng tôi là :

 1. (ghi rõ họ và tên): ………………………………………..

 Sinh ngày: …../…../………..

 Chứng minh nhân dân số: …………….cấp ngày …/…./…… tại ….

 Hộ khẩu thường trú:.(Truờng hợp không có hộ khẩu thường trú, thì ghi đăng ký tạm trú) 

 Là ……..của ông/bà…………………………………………

 (ghi rõ quan hệ giữa người thừa kế và người để lại di sản)

 Theo …………………………………………………………

 (ghi rõ giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người thừa kế và người để lại di sản)

 2. (ghi rõ họ và tên): ………………………………………..

 Sinh ngày: …../…../………..

 Chứng minh nhân dân số: ……..cấp ngày …/…./…… tại ……….

 Hộ khẩu thường trú:.(Truờng hợp không có hộ khẩu thường trú, thì ghi đăng ký tạm trú) …

 Là ……..của ông/bà…………………………………………

 ( ghi rõ quan hệ giữa người thừa kế và người để lại di sản)

 Theo …………………………………………………………

 (ghi rõ giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người thừa kế và người để lại di sản)

 3. (ghi rõ họ và tên): ………………………………………..

 Sinh ngày: …../…../………..

 Chứng minh nhân dân số: …………….cấp ngày …/…./…… tại …

 Hộ khẩu thường trú:.(Truờng hợp không có hộ khẩu thường trú, thì ghi đăng ký tạm trú) …

 Là ……..của ông/bà…………………………………………

 ( ghi rõ quan hệ giữa người thừa kế và người để lại di sản)

 Theo …………………………………………………………

 (ghi rõ giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người thừa kế và người để lại di sản)

 Tôi (chúng tôi) là người thừa kế của ông(bà) ………….. chết ngày …/…./……….. theo Giấy chứng tử số……….do Uỷ ban nhân dân …………cấp ngày…/…./…….. Tôi (chúng tôi) xin đề nghị nhận thừa kế của ông(bà) ……………để lại như sau:

 (Trong phần này phải ghi rõ: di sản để lại và giấy tờ chứng minh quyền sở hữu và quyền sử dụng tài sản của người để lại di sản đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng)

 …………………………………………….………………………

 ……………………………………………………………

 ……………………………………………………………

 Tôi (chúng tôi) xin cam đoan:

 + Những thông tin đã ghi trong Văn bản đề nghị nhận thừa kế này là đúng sự thật;

 + Ngoài tôi (chúng tôi) ra, ông(bà) ………………………….. không còn người thừa kế nào khác;

 + Văn bản đề nghị nhận thừa kế này do tôi (chúng tôi) tự nguyện lập.

 Tôi (chúng tôi) đã đọc văn bản đề nghị nhận thừa kế và ký vào văn bản này trước sự có mặt của Người có thẩm quyền chứng thực.

 Hoặc chọn một trong các trường hợp sau đây:

 Tôi (chúng tôi) đã đọc văn bản đề nghị nhận thừa kế và ký, điểm chỉ vào văn bản này trước sự có mặt của Người có thẩm quyền chứng thực.

 Tôi (chúng tôi) đã đọc văn bản đề nghị nhận thừa kế và điểm chỉ vào văn bản này trước sự có mặt của Người có thẩm quyền chứng thực.

 Tôi (chúng tôi) đã nghe Người có thẩm quyền chứng thực đọc văn bản đề nghị nhận thừa kế và ký vào văn bản này trước sự có mặt của Người có thẩm quyền chứng thực.

 Tôi (chúng tôi) đã nghe Người có thẩm quyền chứng thực đọc văn bản đề nghị nhận thừa kế và ký, điểm chỉ vào văn bản này trước sự có mặt của Người có thẩm quyền chứng thực.

 Tôi (chúng tôi) đã nghe Người có thẩm quyền chứng thực đọc văn bản đề nghị nhận thừa kế và điểm chỉ vào văn bản này trước sự có mặt của Người có thẩm quyền chứng thực.

 Tôi (chúng tôi) đã nghe người làm chứng đọc văn bản đề nghị nhận thừa kế và ký vào văn bản này trước sự có mặt của Người có thẩm quyền chứng thực.

 Tôi (chúng tôi) đã nghe người làm chứng đọc văn bản đề nghị nhận thừa kế và ký, điểm chỉ vào văn bản này trước sự có mặt của Người có thẩm quyền chứng thực.

 Tôi (chúng tôi) đã nghe người làm chứng đọc văn bản đề nghị nhận thừa kế và điểm chỉ vào văn bản này trước sự có mặt của Người có thẩm quyền chứng thực.

 Người đề nghị nhận thừa kế

 (ký, điểm chỉ và ghi rõ họ tên)

 Một số câu hỏi về thừa kế đất

 Điều kiện được nhận thừa kế đất nông nghiệp

 Điểm đ Khoản 1 Điều 179 của Luật Đất đai năm 2013 quy định:

 “Điều 179. Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất

 1. Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp được Nhà nước giao trong hạn mức; đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất; đất nhận chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho, nhận thừa kế thì có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

 … đ) Cá nhân sử dụng đất có quyền để thừa kế quyền sử dụng đất của mình theo di chúc hoặc theo pháp luật.

 Hộ gia đình được Nhà nước giao đất, nếu trong hộ có thành viên chết thì quyền sử dụng đất của thành viên đó được để thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật.

 Trường hợp người được thừa kế là người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 186 của Luật này thì được nhận thừa kế quyền sử dụng đất; nếu không thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 186 của Luật này thì được hưởng giá trị của phần thừa kế đó”.

 Người không trực tiếp sản xuất nông nghiệp có được nhận thừa kế đất nông nghiệp không

 Trường hợp người được thừa kế là người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 186 của đất đai thì được nhận thừa kế quyền sử dụng đất; nếu không thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 186 của Luật đất đai thì được hưởng giá trị của phần thừa kế đó”.

 Như vậy, nếu người được thừa kế đất nông nghiệp là người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 186 đất đai thì được nhận thừa kế quyền sử dụng đất; nếu không thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 186 của Luật đất đai thì được hưởng giá trị của phần thừa kế đó.

 Đất có sổ đỏ rồi có được chia thừa kế không

 Đòi lại quyền sử dụng đất chỉ xảy ra khi việc sang tên sổ đỏ thực hiện trái quy định pháp luật. Theo quy định tại (khoản 2 Điều 106 Luật Đất đai 2013) thì Nhà nước phải hủy (thu hồi) sổ đỏ đã cấp trong các trường hợp sau:

  • Giấy chứng nhận đã cấp không đúng thẩm quyền;
  • Giấy chứng nhận không đúng đối tượng sử dụng đất;
  • Giấy chứng nhận đã cấp không đúng diện tích đất;
  • Giấy chứng nhận đã cấp không đủ điều kiện được cấp;
  • Giấy chứng nhận đã cấp không đúng mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai.

 Như vậy, nếu đất được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng việc cấp giấy chứng nhận trái quy định xâm phạm quyền của những người thừa kế khác thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có thể bị thu hồi để chia thừa kế theo đúng quy định của pháp luật.

 Quý khách có nhu cầu tư vấn pháp luật về đất đai hãy liệ hệ với Luật DeHa để được tư vấn và cung cấp dịch vụ luật sư về thừa kế. Xin cảm ơn./.

  

  

  

 tag: nguồn ông bà thế bán ly hôn bác sĩ h riêng mảnh 2019 đồng chưa trạng quyết tách thửa gồm 2020 phí biên họp 2015 2018 2017 trình tiễn khái niệm đáp mới 2014 trồng lúa lệ