Doanh nghiệp là gì – Các loại hình doanh nghiệp

 Doanh nghiệp là gì

 Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của phập luật nhằm mục đích kinh doanh.

 Doanh nghiệp tiếng anh là gì

 Enterprise

 Business

 Company

 Loại hình doanh nghiệp là gì

 Loại hình doanh nghiệp là hình thức kinh doanh mà các cá nhân, tổ chức lựa chọn, nó biểu hiện cho mục tiêu mà doanh nghiệp

 Loại hình doanh nghiệp tiếng anh là gì

  • Loại hình “Doanh nghiệp nhà nước”- State-owned enterprise.
  • Loại hình “Doanh nghiệp tư nhân”- Private business.
  • Loại hình “Công ty cổ phần”- Joint Stock Company.
  • Loại hình “Công ty trách nhiệm hữu hạn”- Limited liability company.
  • Loại hình “Công ty hợp danh”- Partnership.
  • Loại hình “Công ty liên doanh”- Joint venture company.

 Có bao nhiêu loại hình doanh nghiệp

 Theo luật doanh nghiệp 2020 thì hiện tại có 4 loại hình doanh nghiệp

 Các loại hình doanh nghiệp

 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định các loại hình doanh nghiệp gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần, Công ty hợp danh và Doanh nghiệp tư nhân.

 Ví dụ về các loại hình doanh nghiệp : 

 Công ty cổ phần FPT

 Công ty TNHH Tuấn Hưng

 So sánh các loại hình doanh nghiệp

TIÊU CHÍ SO SÁNH DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN CÔNG TY TNHH CÔNG TY HỢP DANH CÔNG TY CỔ PHẦN
Bản chất Doanh nghiệp 1 chủ Công ty đối nhân Công ty đối nhân Công ty đối vốn
Thành viên Là 1 cá nhân Có thể là cá nhân hoặc tổ chức Cá nhân, tổ chức Cá nhân, tổ chức
Số lượng thành viên 01 Tối đa 50 Ít nhất là 2 người 

 Không bị giới hạn

Ít nhất là 3 

 Không bị giới hạn

Tư cách pháp nhân Không
Giới hạn trách nhiệm Vô hạn Hữu hạn Vô hạn với thành viên hợp danh, Hữu hạn với thành viên góp vốn Hữu hạn
Cơ cấu tổ chức Đơn giản Không phức tạp Không phức tạp Phức tạp
Quyền phát hành chứng khoán Không Không Không
Khả năng bị thâu tóm Không thể Khó Rất khó Có thể

 Ưu nhược điểm của các loại hình doanh nghiệp

Tên loại hình
Khái niệm
Ưu điểm
Nhược điểm
Hộ kinh doanh cá thể
Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.
–     Quy mô nhỏ phù hợp với hộ gia đình, cá nhân bắt đầu kinh doanh hoặc các ngành, nghề đơn giản;
–     Quản lý kinh doanh đơn giản;
–     Áp dụng chế độ thuế khoán, hóa đơn trực tiếp, không phải kê khai thuế hàng tháng nên hồ sơ kế toán đơn giản
–    Không có tư cách pháp nhân;
–    Chủ hộ chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh;
–    Áp dụng thuế trực tiếp nên khách hàng mua hàng hóa của hộ kinh doanh không được khấu trừ thuế giá trị gia tăng;
–    Chỉ sử dụng tối đa 09 lao động, nếu phát sinh từ 10 lao động trở lên, buộc phải chuyển đổi sang loại hình doanh nghiệp.
Doanh nghiệp tư nhân
Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp
– Chủ doanh nghiệp toàn quyền quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh;
– Tạo được sự tin tưởng nhất định từ đối tác do chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của chủ DN
– Không có tư cách pháp nhân;
– Chủ DN chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh
– Không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào để huy động vốn;
– Chủ DNTN không đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh.
Công ty TNHH Một thành viên
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu; chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty
–   Có tư cách pháp nhân;
–   Chủ sở hữu toàn quyền quyết định mọi vấn đề của công ty;
–   Ít rủi ro cho chủ sở hữu do chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trên số vốn góp vào công ty.
– Do có tư cách pháp nhân nên chịu sự điều chỉnh chặt chẻ của pháp luật hơn so với DNTN;
– Không được quyền phát hành cổ phần nên hạn chế trong huy động vốn.
Công ty TNHH Hai thành viên trở lên
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp, trong đó có thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá 50; Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
– Có tư cách pháp nhân;
– Ít rủi ro cho thành viên góp vốn do chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trên số vốn góp vào công ty.
– Việc chuyển nhượng vốn được pháp luật quy định chặt chẻ nên dễ dàng kiểm soát được việc thay đổi thành viên góp vốn
– Thành viên góp vốn khi lựa chọn loại hình này thường có quan hệ gia đình, quen biết, tin cậy nhau nên quá trình quản lý doanh nghiệp tương đối dễ dàng.
– Do có tư cách pháp nhân nên chịu sự điều chỉnh chặt chẻ hơn so với DNTN;
– Không được quyền phát hành cổ phần nên hạn chế trong huy động vốn.
– Số lượng thành viên có giới hạn;
– Khi thay đổi thành viên, chuyển nhượng vốn góp giữa các thành viên, doanh nghiệp phải đăng ký thay đổi GCN ĐKDN tại Phòng ĐKKD.
Công ty cổ phần
Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó: Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa; Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp; Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác.
– Có tư cách pháp nhân;
– Ít rủi ro cho các cổ đông góp vốn do chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trên số vốn góp vào công ty.
– Được quyền phát hành cổ phần chào bán hoặc cổ phiếu ra công chúng để huy động thêm vốn góp;
– Số lượng cổ đông không hạn chế, chuyển nhượng vốn tương đối dễ dàng;
– Không phải đăng ký thay đổi GCN ĐKDN tại Phòng ĐKKD khi chuyển nhượng vốn
– Là loại hình có nhiều cá nhân, tổ chức góp vốn nhất, nên việc quản lý điều hành rất phức tạp;
– Là loại hình được pháp luật quy định chặt chẻ nhất, đặc biệt là chế độ tài chính, kế toán nên việc quản lý cũng phức tạp hơn so với các loại hình còn lại;
– Chuyển nhượng vốn không ghi nhận tên cổ đông mới trên GCN ĐKDN, chỉ thể hiện thông tin cổ đông sáng lập (dù đã chuyển nhượng hết vốn).

 Loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu được gọi là

 Công ty

 Loại hình doanh nghiệp nào được phát hành cổ phiếu

 Đây là ưu điểm riêng có của công ty cổ phần

 Loại hình doanh nghiệp nào được phát hành trái phiếu

 Doanh nghiệp phát hành trái phiếu là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam.

  

  

  

  

  

  

  

  

 Tag: gì? caác ở mấy phân nay bảng những thuê giám đốc 5 nghệ mã phổ biến tế 2014