Thủ tục công bố tiêu chuẩn cơ sở

 Thủ tục công bố tiêu chuẩn cơ sở

 Luật DeHa xin chia sẻ thủ tục công bố tiêu chuẩn cơ sở để quý khách tham khảo.

 Hồ sơ công bố tiêu chuẩn cơ sở

 3.1. Tuỳ theo quy mô, loại hình sản xuất kinh doanh của cơ sở, trình tự, thủ tục xây dựng và công bố tiêu chuẩn cơ sở (sau đây viết tắt là TCCS) có thể bao gồm những bước như sau:

 Bước 1: Lập kế hoạch xây dựng TCCS ;

 Bước 2: Biên soạn dự thảo TCCS;

 Bước 3: Tổ chức lấy ý kiến cho dự thảo TCCS;

 Bước 4: Tổ chức hội nghị chuyên đề về dự thảo TCCS;

 Bước 5: Xử lý ý kiến và hoàn chỉnh dự thảo TCCS;

 Bước 6: Lập hồ sơ dự thảo TCCS;

 Bước 7: Thẩm tra dự thảo TCCS;

 Bước 8: Công bố TCCS;

 Bước 9: In ấn TCCS.

 3.2. Công bố  TCCS

 Người đứng đầu cơ sở xem xét và quyết định bằng văn bản về việc công bố TCCS . Hồ sơ dự thảo TCCS được lưu trữ tại cơ sở.

 3.3. Thể hiện nội dung và trình bày tiêu chuẩn cơ sở

 3.3.1. Ký hiệu tiêu chuẩn cơ sở được thể hiện như sau:

 – Số hiệu và năm ban hành tiêu chuẩn cơ sở được phân cách bằng dấu hai chấm (:)và được đặt sau ký hiệu TCCSv;

 – Chữ viết tắt tên cơ sở công bố (ban hành) tiêu chuẩn cơ sở được đặt sau năm ban hành tiêu chuẩn cơ sở và được phân cách bằng dấu gạch chéo.

 Ví dụ: TCCS 27:2006/XXX là ký hiệu của tiêu chuẩn cơ sở có số hiệu là 27, do công ty có tên giao dịch viết tắt là XXX xây dựng và công bố năm 2006.

 3.3.2. Nội dung tiêu chuẩn cơ sở cần có các phần sau:

 – Mục lục;

 – Phần thông tin mở đầu;

 – Phần cơ bản (phần khái quát, phần kỹ thuật);

 – Phần thông tin bổ sung.

 Khuôn khổ, mẫu trình bày và thể hiện nội dung tiêu chuẩn cơ sở có thể tham khảo TCVN 1-2 về trình bày và thể hiện nội dung tiêu chuẩn quốc gia. 3.3.3. Tiêu chuẩn cơ sở cần phải trình bày ngắn gọn, rõ ràng, chính xác, dễ đọc, không sai lỗi, không gây nhầm lẫn và hiểu thành nhiều nghĩa.

 3.3.4. Tiêu chuẩn cơ sở có thể đóng rời từng tiêu chuẩn hoặc thành từng tập tiêu chuẩn theo chủ đề hoặc đối tượng tiêu chuẩn.

 Các trang của TCCS cần được đánh số và có thể được in dưới dạng tờ rời để thuận tiện cho việc bổ sung, huỷ bỏ hoặc thay thế nội dung. Tiêu chuẩn cơ sở có thể có tờ bìa hoặc không có tờ bìa.

 3.4. Căn cứ hướng dẫn chung này, các cơ sở tổ chức xây dựng các quy trình, hướng dẫn cụ thể về xây dựng và công bố tiêu chuẩn cơ sở phù hợp với điều kiện, quy mô của cơ sở.

 Quy định về công bố tiêu chuẩn cơ sở

 Quy định về công bố tiêu chuẩn cơ sở được thực hiện theo Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; Thông tư 21/2007/TT-BKHCN

 Mẫu giấy công bố tiêu chuẩn cơ sở

 TÊN DOANH NGHIỆP – BIỂU TƯỢNG HOẶC LOGO (NẾU CÓ)

 ĐỊA CHỈ DOANH NGHIỆP

 TIÊU CHUẨN CƠ SỞ

 TCCS  xx  :  xxxx / …………….

  

     (Số thứ tự của tiêu chuẩn) – (Năm xây dựng tiêu chuẩn) /Tên viết tắt của DN

 TÊN SẢN PHẨM

 Lần soát xét:

 Ký hiệu tiêu chuẩn thay thế:

 

                                                                    …, ngày … tháng … năm …

                                                                    ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP                                                                             (Ký phê duyệt, ban hành/đóng dấu)

 

 Tên sản phẩm

  

  1. Phạm vi áp dụng:

 Tiêu chuẩn này áp dụng cho…(tên sản phẩm, kiểu, loại)…do…(tên doanh nghiệp/địa chỉ)…sản xuất, kinh doanh.

  1. Quy cách :

 – Mô tả kết cấu, kiểu dáng, kích thước (sai số kích thước).

 – Hình ảnh sản phẩm hoặc bản vẽ kỹ thuật (nếu cần).

  1. Nguyên liệu:

 – Thành phần.

 – Vật liệu chế tạo.

  1. Yêu cầu kỹ thuật:

 4.1 Yêu cầu về ngoại quan: Mô tả trạng thái, hình dạng, màu sắc, mùi vị…

 4.2 Yêu cầu về an toàn, vệ sinh, sức khỏe, môi trường: theo các văn bản hiện hành quy định của nhà nước.

 4.3. Các chỉ tiêu chất lượng/kỹ thuật:

Stt Tên chỉ tiêu Mức chất lượng Phương pháp thử
1 (về cơ lý hóa sinh)    
2 (về an toàn)    
3 (về tính năng sử dụng)    
4 (chỉ tiêu khác)    

 Ghi chú :

 – Trong ô Tên chỉ tiêu: ghi rõ đơn vị tính, mức giới hạn: min, max, không nhỏ hơn, không lớn hơn hoặc trong khoảng,… tùy theo tính chất của từng chỉ tiêu.

 – Trong ô Mức chất lượng: ghi số, trong trường hợp không thể ghi bằng số có thể diễn tả bằng lời nhưng cần rõ ràng, chính xác.

 – Trong ô Phương pháp thử: ghi số hiệu tiêu chuẩn của phương pháp thử. Nếu phương pháp thử chưa có tiêu chuẩn thì trình bày phương pháp thử ở mục 5 và lưu ý ghi rõ số tham chiếu đến mục 5.

  1. Phương pháp thử:

 5.1 Xác định tên chỉ tiêu …(ghi tên chỉ tiêu)… theo phương pháp sau:

 Nêu tóm tắt, rõ ràng: Quy định số mẫu hoặc lượng mẫu dùng để thử, cách lấy mẫu, chuẩn bị mẫu, nguyên tắc của phương pháp thử, phương tiện thử: máy móc, dụng cụ, cách thức thử, cách tính toán kết quả.

 5.2 Các chỉ tiêu tiếp theo trình bày tương tự như mục 5.1

  1. Bao gói, ghi nhãn, vận chuyển và bảo quản:

 6.1 Bao gói: Mô tả vật liệu bao gói, định lượng: khối lượng tịnh, thể tích thực, số lượng/1đơn vị bao gói.

 6.2 Ghi nhãn: nội dung ghi nhãn theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ ban hành Nghị định về nhãn hàng hóa và các văn bản hiện hành khác của nhà nước.

 6.3 Vận chuyển: điều kiện vận chuyển, những yêu cầu để bảo toàn chất lượng sản phẩm.

 6.4 Bảo quản: điều kiện bảo quản, thời gian bảo quản,…

 Ghi chú: Ngoài ra có thể có lời nói đầu, mục lục, phụ lục, chú thích, bản vẽ thiết kế, hình vẽ,… tùy theo tính chất của sản phẩm.

  

  

 tag: đâu nào tinh dầu