Kinh doanh thực phẩm chức năng cần giấy phép gì

 Thực phẩm chức năng là các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên hoặc là thực phẩm trong quá trình chế biến được bổ sung thêm các chất “chức năng”. Cũng như thực phẩm thuốc, thực phẩm chức năng nằm ở nơi giao thoa giữa thực phẩm và thuốc và người ta cũng gọi thực phẩm chức năng là thực phẩm thuốc.

 Kinh doanh thực phẩm chức năng có cần giấy phép không 

 Kinh doanh thực phẩm chức năng là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, dó đó để kinh doanh thực phẩm chức năng doanh nghiệp cần có giấy phép.

 Kinh doanh thực phẩm chức năng cần giấy phép gì

 Doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm chức năng cần có giấy chứng cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm

 Xin giấy phép kinh doanh thực phẩm chức năng

 Hồ sơ xin cấp giấy chứng cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm cho đơn vị kinh doanh thực phẩm chức năng bao gồm:

 – Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm;

 – Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thực phẩm chức năng;

 – Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm;

 – Giấy xác nhận tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp kinh doanh;

 – Giấy xác nhận đủ sức khoẻ chủ cơ sở và của người trực tiếp kinh doanh thực phẩm chức năng.

 Xin giấy phép nhập khẩu thực phẩm chức năng

 Để nhập khẩu thực phẩm chức năng, đơn vị nhập khẩu cần thực hiện thủ tục công bố thực phẩm chức năng nhập khẩu.

 – Đối với thực phẩm chức năng nhập khẩu chưa có quy chuẩn kỹ thuật thì việc công bố thực phẩm chức năng sẽ là công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm và đăng ký bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm tại Bộ Y tế trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường;

 – Đối với những  loại hình thực phẩm chức năng nhập khẩu đã có quy chuẩn kỹ thuật thì thủ tục công bố thực phẩm  chức năng sẽ là công bố hợp quy và đăng ký bản công bố hợp quy tại Bộ Y tế trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.

 Việc nhập khẩu các lô hàng thực phẩm chức năng vào Việt Nam phải trải qua giai đoạn kiểm tra an toàn tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

 Hồ sơ đăng ký kiểm tra bao gồm các thành phần sau đây:

 – Giấy đăng ký kiểm tra thực phẩm nhập khẩu;

 –  Bản sao hồ sơ công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm;

 – Thông báo của Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế cho phép được áp dụng phương thức kiểm tra giảm;

 – Giấy tờ ủy quyền của thương nhân chịu trách nhiệm về chất lượng thực phẩm chức năng cho các tổ chức, cá nhân làm công việc nhập khẩu sản phẩm thực phẩm;

 – Bản sao Packing list – Danh mục hàng hóa kèm theo;

 – Bản sao có chứng thực và có xác nhận của chủ hàng: Bill of Lading – Vận đơn; Invoice – hóa đơn.

 Sau khi đã vượt qua vòng kiểm tra sự an toàn, lô hàng thực phẩm sẽ được cơ quan kiểm tra cấp Thông báo lô hàng đạt chất lượng nhập khẩu (theo quy định tại Nghị định số 38/2012/NĐ-CP) và được phép thực hiện thủ tục nhập khẩu với thành phần hồ sơ như sau:

 – Tờ khai hàng hóa nhập khẩu;

 – Hóa đơn thương mại nếu người mua phải thanh toán cho người bán;

 – Vận tải đơn đối với trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường sắt, đường hàng không, vận tải đa phương thức theo quy định;

 – Giấy phép xác nhận đạt yêu cầu nhập khẩu thực phẩm chức năng;

 – Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa;

 – Tờ khai trị giá.

  

  

  

 tag: bán online hành bán thực phẩm chức năng có cần giấy phép