Kỷ luật lao động là gì – Các hình thức kỷ luật lao động

Kỷ luật lao động là gì

 Kỷ luật lao động là quá trình ngăn chặn hoặc trừng phạt nhân viên vi phạm các chính sách của công ty.

Các hình thức kỷ luật lao động

 Theo Điều 124 Bộ luật Lao động 2019 quy định các hình thức xử lý kỷ luật lao động gồm:

 – Khiển trách.

 – Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng.

 – Cách chức.

 – Sa thải.

Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động

 – Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 06 tháng kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm; trường hợp hành vi vi phạm liên quan trực tiếp đến tài chính, tài sản, tiết lộ bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh của người sử dụng lao động thì thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 12 tháng.

 – Khi hết thời gian trên, nếu hết thời hiệu hoặc còn thời hiệu nhưng không đủ 60 ngày thì được kéo dài thời hiệu để xử lý kỷ luật lao động nhưng không quá 60 ngày kể từ ngày hết thời gian nêu trên.

 – Người sử dụng lao động phải ban hành quyết định xử lý kỷ luật lao động trong các thời hạn trên.

Quy trình xử lý kỷ luật lao động

 1. Khi phát hiện người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật lao động tại thời điểm xảy ra hành vi vi phạm, người sử dụng lao động tiến hành lập biên bản vi phạm và thông báo đến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động là thành viên, người đại diện theo pháp luật của người lao động chưa đủ 15 tuổi. Trường hợp người sử dụng lao động phát hiện hành vi vi phạm kỷ luật lao động sau thời điểm hành vi vi phạm đã xảy ra thì thực hiện thu thập chứng cứ chứng minh lỗi của người lao động.

 2. Trong thời hiệu xử lý kỷ luật lao động quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 123 của Bộ luật Lao động, người sử dụng lao động tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động như sau:

 a) Ít nhất 05 ngày làm việc trước ngày tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động, người sử dụng lao động thông báo về nội dung, thời gian, địa điểm tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động, họ tên người bị xử lý kỷ luật lao động, hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật lao động đến các thành phần phải tham dự họp quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 122 của Bộ luật Lao động, bảo đảm các thành phần này nhận được thông báo trước khi diễn ra cuộc họp;

 b) Khi nhận được thông báo của người sử dụng lao động, các thành phần phải tham dự họp quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 122 của Bộ luật Lao động phải xác nhận tham dự cuộc họp với người sử dụng lao động. Trường hợp một trong các thành phần phải tham dự không thể tham dự họp theo thời gian, địa điểm đã thông báo thì người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận việc thay đổi thời gian, địa điểm họp; trường hợp hai bên không thỏa thuận được thì người sử dụng lao động quyết định thời gian, địa điểm họp;

 c) Người sử dụng lao động tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động theo thời gian, địa điểm đã thông báo quy định tại điểm a, điểm b khoản này. Trường hợp một trong các thành phần phải tham dự họp quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 122 của Bộ luật Lao động không xác nhận tham dự cuộc họp hoặc vắng mặt thì người sử dụng lao động vẫn tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động.

 3. Nội dung cuộc họp xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản, thông qua trước khi kết thúc cuộc họp và có chữ ký của người tham dự cuộc họp quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 122 của Bộ luật Lao động, trường hợp có người không ký vào biên bản thì người ghi biên bản nêu rõ họ tên, lý do không ký (nếu có) vào nội dung biên bản.

 4. Trong thời hiệu xử lý kỷ luật lao động quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 123 của Bộ luật Lao động, người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động ban hành quyết định xử lý kỷ luật lao động và gửi đến các thành phần phải tham dự quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 122 của Bộ luật Lao động.

Thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động

 Người giao kết hợp đồng lao động bên phía ngưi sử dụng lao động là người có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động.

Mẫu biên bản xử lý kỷ luật lao động

 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 …., ngày…. tháng….. năm…..

 BIÊN BẢN

 XỬ LÝ VI PHẠM KỶ LUẬT LAO ĐỘNG

 Cuộc họp xem xét xử lý vi phạm kỷ luật lao động đối với người lao động (ông/bà) bắt đầu lúc … giờ … ngày…. tháng…. năm……

 Địa điểm tại:……………………

 I. Thành phần dự họp gồm:

 1. Người sử dụng lao động (người được uỷ quyền).

 Họ tên:…………………………………….

 Chức vụ hoặc chức danh:………………………………….

 Theo uỷ quyền ngày…. tháng…. năm…. (nếu có văn bản được ủy quyền).

 2. Đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc của cơ quan đại diện tại cơ quan, tổ chức.

 Họ tên:………………………………………

 Chức vụ (chức danh):……………………………………………….

 3. Đương sự.

 Họ tên:……………………………………….

 Chức vụ hoặc chức danh:………………………………………………..

 Đơn vị làm việc:………………………………………………………………

 Công việc đang làm:………………………………………………………..

 4. Người đại diện hợp pháp, nếu đương sự dưới 15 tuổi.

 Họ tên:…………………………………………

 Chức danh:…………………………………………………………………..

 Nơi làm việc (hoặc nơi thường trú):……………………………………..

 5. Người bào chữa cho đương sự (nếu có).

 Họ tên:………………………………………….

 Chức vụ hoặc chức danh:…………………………………………….

 Đơn vị công tác:………………………………………………………….

 6. Người làm chứng (nếu có).

 Họ tên:………………………………………….

 Chức vụ hoặc chức danh:…………………………………………….

 Đơn vị công tác (hoặc nơi cư trú):………………………………………………………….

 7. Người được người sử dụng lao động mời tham dự.

 Họ tên:………………………………………………………….

 Chức vụ (chức danh):………………………………………………………….

 Đơn vị công tác:………………………………………………………….

 II. Nội dung:

 1. Đương sự trình bày bản tường trình diễn biến sự việc (cần ghi rõ các nội dung) như:

 (i) Hành vi vi phạm;

 (ii) Mức độ vi phạm;

 (iii) Nguyên nhân;

 (iv) Hình thức kỷ luật lao động.

 Người sử dụng lao động trình bày biên bản sự việc (nếu đương sự không có bản tường trình).

 2. Người sử dụng lao động chứng minh lỗi của người lao động (cần ghi rõ một số nội dung) như trên.

 Trường hợp bồi thường trách nhiệm vật chất thì ghi mức độ thiệt hại (tính giá trị bằng mệnh giá Việt Nam đồng), các phường thức bồi thường.

 3. Người làm chứng (nếu có) trình bày cụ thể những nội dung có tính chất liên quan đến sự việc xảy ra.

 4. Đương sự, người đại diện, người bào chữa cho đương sự, đương sự (cần ghi rõ việc người sử dụng lao động chứng minh lỗi của người lao động đúng hay sai với quy định của pháp luật).

 5. Kết luận cuối cùng của người sử dụng lao động.

 Hành vi, mức độ vi phạm và hình thức kỷ luật lao động. Có trách nhiệm bồi thường vật chất hay không?

 6. Bảo lưu ý kiến của các thành phần tham dự (nếu có).

 7. Thời gian kết thúc cuộc họp.

Đương sự(ký tên, ghi rõ họ, tên) Đại diện Công đoàn cơ sở(ký tên, ghi rõ họ, tên) Thủ trưởng đơn vị(ký tên, ghi rõ họ tên)

  

  

  

  

  

  

  

 Tag: kỉ tắc thế nào tinh thần bao nhiêu thủ tục trải bước nào? đây phù luật?