Luật bản quyền là gì

 Ngay từ bản hiến pháp đầu tiên vào năm 1946, Nhà nước Việt Nam đã ghi nhận những quyền cơ bản của công dân liên quan đến quyền tác giả, thể hiện tư tưởng tiến bộ nhân văn về quyền con người. Đó là quyền tự do ngôn luận, tự do xuất bản của công dân, là việc Nhà nước cam kết bảo vệ quyền lợi của trí thức, tôn trọng quyền tư hữu tư nhân về tài sản. Tư tưởng lập pháp đó đã tiếp tục được thể hiện tại Hiến pháp 1959, 1980 và Hiến pháp 1992 đang có hiệu lực thi hành.

 Cùng với các điều ước quốc tế song phương trên, Việt Nam đã là thành viên của 5 điều ước quốc tế đa phương gồm Công ước Berne bảo hộ tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học; Công ước Rome bảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, tổ chức phát sóng; Công ước Brussel bảo hộ tín hiệu vệ tinh mang chương trình truyền qua vệ tinh đã mã hóa; Công ước Geneva bảo hộ nhà sản xuất bản ghi âm chống lại việc sao chép bất hợp pháp bản ghi âm của họ. Hiệp định Trips về các khía cạnh thương mại của quyền sở hữu trí tuệ. Các công ước song phương và đa phương trên đã trở thành một bộ phận của pháp luật quốc gia về quyền tác giả, quyền liên quan.

Luật bản quyền là gì

 Bản quyền là một hình thức bảo vệ cấp cho người tạo ra tác phẩm gốc các quyền độc quyền đối với tác phẩm gốc, bao gồm cả quyền sao chép và phân phối tác phẩm đó. Luật bản quyền bảo vệ các tác phẩm sáng tạo như tác phẩm văn học, kịch, âm nhạc, đồ họa hoặc nghệ thuật. Nó cũng bảo vệ các biên dịch như cơ sở dữ liệu hoặc danh mục và bất kỳ loại biên dịch nào khác.

 Luật cũng cho phép người sáng tạo có quyền ngăn cản người khác sử dụng tác phẩm của họ mà không có sự đồng ý của họ.

Luật bản quyền hình ảnh

 Nghị định 131/2013/NĐ-CP về xử phạt như sau:

 Xử phạt vi phạm hành chính quyền tác giả, quyền liên quan, hành vi sử dụng hình ảnh mà không ghi rõ tên tác giả: mức phạt tối đa là 3.000.000 đồng.

 Hành vi truyền tải hình ảnh đến công chúng và sao chép hình ảnh mà không được sự cho phép của chủ sở hữu thì mức phạt lần lượt chỉ đến 30.000.000 đồng và 35.000.000 đồng.

Luật bản quyền âm nhạc

 Căn cứ vào Khoản 2 Điều 27 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 quy định về thời hạn bảo hộ đối với quyền tác giả như sau:

 “1, Quyền nhân thân quy định tại khoản 3 Điều 19 và quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật này có thời hạn bảo hộ như sau:

 a) Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, sân khấu, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là 50 năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên. Trong thời hạn 50 năm, kể từ khi tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu được định hình. Nếu tác phẩm chưa được công bố thì thời hạn được tính từ khi tác phẩm được định hình; đối với tác phẩm khuyết danh, khi các thông tin về tác giả được xuất hiện thì thời hạn bảo hộ được tính theo quy định tại điểm b khoản này;

 b) Tác phẩm không thuộc loại hình quy định tại điểm a khoản này có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết; trong trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ 50 sau năm đồng tác giả cuối cùng chết;

 c) Thời hạn bảo hộ quy định tại điểm a và điểm b khoản này chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả.”

Luật bản quyền phần mềm

 Điều 17 Nghị định 22/2018/NĐ-CP:

 “Tác giả được hưởng các quyền nhân thân quy định tại Điều 19 của Luật sở hữu trí tuệ và các quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật sở hữu trí tuệ.

 Tác giả không đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả được hưởng các quyền nhân thân quy định tại các khoản 1, 2 và khoản 4 Điều 19 của Luật sở hữu trí tuệ; chủ sở hữu quyền tác giả được hưởng các quyền quy định tại khoản 3 Điều 19 và Điều 20 của Luật sở hữu trí tuệ.

 Tác giả và tổ chức, cá nhân đầu tư tài chính và cơ sở vật chất – kỹ thuật để sáng tạo chương trình máy tính có thể thỏa thuận về việc sửa chữa, nâng cấp chương trình máy tính.

 Tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng hợp pháp bản sao chương trình máy tính có thể làm một bản sao dự phòng, để thay thế khi bản sao đó bị mất, bị hư hỏng hoặc không thể sử dụng được.”

Đạo luật bản quyền thiên niên kỷ kỹ thuật số

 Đạo luật bản quyền thiên niên kỷ kỹ thuật số (tên gốc:Digital Millennium Copyright Act, DMCA) là luật bản quyền năm 1998 của Hoa Kỳ thực hiện hai hiệp ước năm 1996 của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO). Nó hình sự hóa sản xuất và phổ biến công nghệ, thiết bị hoặc dịch vụ nhằm phá vỡ các biện pháp kiểm soát truy cập vào các tác phẩm có bản quyền (thường được gọi là quản lý quyền kỹ thuật số, tên gốc: digital rights management hoặc DRM). Nó cũng hình sự hóa hành vi phá vỡ sự kiểm soát truy cập, cho dù có vi phạm bản quyền thực sự hay không. Ngoài ra, DMCA nâng cao hình phạt cho hành vi vi phạm bản quyền trên Internet.[1][2] Được thông qua vào ngày 12 tháng 10 năm 1998, bằng một cuộc bỏ phiếu nhất trí tại Thượng viện Hoa Kỳ và được Tổng thống Bill Clinton ký vào luật ngày 28 tháng 10 năm 1998, DMCA đã sửa đổi Mục 17 của Bộ luật Hoa Kỳ để mở rộng phạm vi bản quyền, đồng thời hạn chế trách nhiệm của các nhà cung cấp dịch vụ trực tuyến đối với vi phạm bản quyền của người dùng của họ.

 Nguồn: https://vi.wikipedia.org/

  

  

  

  

  

  

  

 Tag: youtube ở lách