3 quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật

 Quy luật của phép biện chứng duy vật cho rằng “tất cả những gì có thể nhận thức được bằng các giác quan thì nhất thiết phải tồn tại”. Đây là một định nghĩa rất hữu ích về thực tại ở cấp độ các đối tượng vật chất.

Quy luật lượng – chất

 Quy luật lượng – chất hay còn gọi là quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại

Quy luật mâu thuẫn

 Tất cả các sự vật, hiện tượng trên thế giới đều chứa đựng những mặt trái ngược nhau.Trong nguyên tử có điện tử và hạt nhân; trong sinh vật  có đồng hoá và dị hoá; trong kinh tế thị trường có cung và cầu, hàng và tiền..v..v..Những mặt trái ngược nhau đó trong phép biện chứng duy vật gọi là mặt đối lập.

 Mặt đối lập là những mặt có những đặc điểm, những thuộc tính, những tính quy định có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau tồn tại một cách khách quan trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Sự tồn tại các mặt đối lập là khách quan và là phổ biến trong tất cả các sinh vật.

 Các mặt đối lập nằm trong sự liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau tạo thành mâu thuẫn biện chứng. Mâu thuẫn biện chứng tồn tại một cách khách quan và phổ biến trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Mâu thuẫn biện chứng trong tư duy là phản ánh mâu thuẫn trong hiện thực và là nguồn gốc phát triển của nhận thức. Mâu thuẫn biện chứng không phải là ngẫu nhiên, chủ quan, cũng không phải là mâu thuẫn trong lôgic hình thức. Mâu thuẫn trong lôgich hình thức là sai lầm trong tư duy.

 Hai mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn biện chứng tồn tại trong sự thống nhất với nhau. Sự thống nhất của các mặt đối lập là sự nương tựa lẫn nhau, tồn tại không tách rời nhau giữa các mặt đối lập, sự tồn tại của mặt này phải lấy sự tồn tại của mặt kia làm tiền đề.

 Các mặt đối lập tồn tại không tách rời nhau nên giữa chúng bao giờ cũng có những nhân tố giống nhau. Những nhân tố giống nhau đó gọi là sự “đồng nhất” của các mặt đối lập. Với ý nghĩa đó,” sự thống nhất của các mặt đối lập” còn bao hàm cả sự “ đồng nhất” của các mặt đó. Do có sự “đồng nhất” của các mặt đối lập mà trong sự triển khai của mâu thuẫn đến một lúc nào đó, các mặt đối lập có thể chuyển hoá lẫn nhau.
Sự thống nhất của các mặt đối lập còn biểu hiện ở sự tác động ngang nhau của chúng. Song đó chỉ là trạng thái vận động của mâu thuẫn ở một giai đoạn phát triển khi diễn ra sự cân bằng của các mặt đối lập.
Các mặt đối lập không chỉ thống nhất, mà còn luôn “đấu tranh” với nhau. Đấu tranh của các mặt đối lập là sự tác động qua lại theo xu hướng bài trừ và phủ định lẫn nhau giữa các mặt đó. Hình thức đấu tranh của các mặt đối lập hết sức phong phú, đa dạng, tuỳ thuộc vào tính chất, vào mối liên hệ qua lại giữa các mặt đối lập và tuỳ điều kiện cụ thể diễn ra cuộc đấu tranh giữa chúng.

Quy luật phủ định của phủ định

 Bất cứ sự vật, hiện tượng nào trong thế giới đều trải qua quá trình sinh ra, tồn tại, phát triển và diệt vong. Sự vật cũ mất đi được thay thế bằng sự vật mới. Sự thay thế đó là tất yếu trong quá trình vận động và phát triển của sự vật. Không như vậy sự vật không phát triển được. Sự thay thế đó được triết học gọi là sự phủ định.

 Sự phủ định là sự thay thế sự vật này bằng sự vật khác trong quá trình vận động và phát triển. Trong lịch sử triết học, tuỳ theo thế giới quan và phương pháp luận, các nhà triết học và các trường phái triết học có quan niệm khác nhau về sự phủ định. Có quan niệm cho rằng, sự vật mới ra đời thay thế sự vật cũ hầu như lặp lại toàn bộ quá trình của sự vật cũ. Pitago cho rằng sự phát triển của xã hội phải trải qua chu kỳ là 78 vạn năm. Còn triết học Phật giáo lại quan niệm kiếp người tuân theo vòng luân hồi: “ Cát bụi lại trở về với cát bụi”. Những người theo quan điểm siêu hình coi sự phủ định là sự diệt vong hoàn toàn của cái cũ, sự phủ định sạch trơn, chấm dứt hoàn toàn sự vận động và phát triển của sự vật. Họ tìm nguyên nhân của sự phủ định ở bên ngoài sự vật, ở một lực lượng siêu nhiên nào đó .

 Theo quan điểm duy vật biện chứng, sự chuyển hoá từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất, sự đấu tranh thường xuyên của các mặt đối lập làm cho mâu thuẫn được giải quyết, từ đó dẫn đến sự vật cũ mất đi sự vật mới ra đời thay thế. Sự thay thế diễn ra liên tục tạo nên sự vận động và phát triển không ngừng của sự vật. Sự vật mới ra đời là kết quả của sự phủ định sự vật cũ. Điều đó cũng có nghĩa là sự phủ định là tiền đề, điều kiện cho sự phát triển liên tục, cho sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ. Đó là phủ định biện chứng .

 Phủ định biện chứng là phạm trù triết học dùng để chỉ sự phủ định tự thân, sự phát triển tự thân, là mắt khâu trong quá trình dẫn tới sự ra đời sự vật mới, tiến bộ hơn sự vật cũ. Phủ định biện chứng có các đặc trưng cơ bản sau: Tính khách quan và tính kế thừa.

 Phủ định biện chứng mang tính khách quan do nguyên nhân của sự phủ định nằm ngay trong bản thân sự vật. Đó chính là giải quyết những mâu thuẫn bên trong sự vật. Nhờ việc giải quyết những mâu thuẫn mà sự vật luôn luôn phát triển. Vì thế, phủ định biện chứng là một tất yếu khách quan trong quá trình vận động phát triển của sự vật. Đương nhiên, mỗi sự vật có phương thức phủ định riêng tuỳ thuộc vào sự giải quyết mâu thuẫn của bản thân chúng. Điều đó cũng có nghĩa, phủ định biện chứng không phụ thuộc vào ý muốn, ý chí của con người  con người chỉ có thể tác động làm cho quá trình phủ định ấy diễn ra nhanh hay chậm trên cơ sở nắm vững quy luật phát triển của sự vật. Chẳng hạn trong lịch sử triết học, sự phát triển của phép biện chứng là quá trình phủ định biện chứng liên tục từ phép biện chứng tự phát thời cổ đại qua phép biện chứng duy tâm của triết học cổ điển Đức đến phép biện chứng duy vật. Sự phát triển của các học thuyết khoa học là kết quả của những sự phủ định liên tục những chi thức về sự vật, hiện tượng hay quá trình của thế giới.

 Phủ định biện chứng là kết quả của sự phát triển tự thân của sự vật, nên nó không thể là sự thủ tiêu, sự phá huỷ hoàn toàn cái cũ. Cái mới chỉ có thể ra đời trên nền tảng cái cũ, chúng không thể từ hư vô. Cái mới ra đời là sự phát triển tiếp tục của cái cũ trên cơ sở gạt bỏ những mặt tiêu cực, lỗi thời, lạc hậu của cái cũ và chọn lọc, giữ lại, cải tạo nhữnh mặt còn thích hợp, những mặt tích cực bổ sung những mặt mới phù hợp với hiện thực, sự phát triển chẳng qua chỉ là sự biến đổi trong đó giai đoạn sau bảo tồn tất cả những mặt tích cực được tạo ra ở giai đoạn trước và bổ sung thêm những mặt mới phù hợp với hiện thức.
Điều đó nói nên rằng, phủ định biện chứng mang tính kế thừa. Trong quá trình phủ định biện chứng, sự vật khẳng định lại những mặt tốt, mặt tích cực và chỉ phủ định những cái lạc hậu, cái tiêu cực. Do đó phủ định đồng thời cũng là khẳng định. Ví dụ, Trong sinh vật các giống loài đều có tính di truyền, các thế hệ con cái đều kế thừa những yếu tố tích cực của các thế hệ bố mẹ. Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, xã hội mới ra đời trên cơ sở kế thừa những giá trị vật chất và tinh thần của xã hội trước, đồng thời bổ sung thêm những giá trị mới. Trong lĩnh vực nhận thức các học thuyết khoa học ra đời sau bao giờ cũng kế thừa những giá trị tư tưởng của các học thuyết khoa học ra đời trước.v.v.

 Những điều phân tích trên cho thấy, phủ định biện chứng không chỉ là sự khắc phục cái cũ, sự vật cũ, mà còn là sự liên kết giữa cái cũ với cái mới, sự vật cũ với sự vật mới, giữa sự khẳng định và sự phủ định, quá khứ với hiện thực, phủ định biện chứng là mắt khâu tất yếu của mối liên hệ và sự phát triển.

  

  

  

  

  

  

  

 Tag: 3 ba giảng