Các câu hỏi về thành lập doanh nghiệp

Thành lập công ty là gì

 Thành lập công ty là sự hình thành một doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Hoạt động thành lập công ty do nhà đầu tư tiến hành đăng ký hình thức pháp lý của công ty, ngành nghề kinh doanh, cách thức góp vốn, tổ chức quản lý công ty, quyền và nghĩa vụ cùa công ty, người đầu tư thành lập công ty… đối với cơ quan quản lý

Thành lập công ty tiếng anh là gì

 Established businesses

 Company establishment

Công ty mới thành lập tiếng anh là gì

 New Business

Giấy phép thành lập công ty tiếng anh là gì

 Business licenses

Số quyết định thành lập doanh nghiệp là gì

 Số Quyết định thành lập doanh nghiệp là con số đánh dấu của văn bản chứng nhận thành lập doanh nghiệp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân, tổ chức sau khi đã hoàn tất thủ tục thành lập công ty.

Bố cáo thành lập doanh nghiệp là gì

 Bố cáo là bản thông báo cho mọi người biết về các thông tin doanh nghiệp đã được thành lập. Bố cáo thường được đăng trên các trang do cơ quan quản lý quy định

Vốn để thành lập doanh nghiệp là gì

 Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần

Những đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp

 Theo điều 17 luật doanh nghiệp 2020

 (1) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình.

 (2) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.

 (3) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;

 (4) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật Doanh nghiệp 2020, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

 (5) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;

 (6) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.

 Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh;

 (7) Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.

Đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp thì đương nhiên bị cấm góp vốn vào doanh nghiệp

 Trước tiên ta phải phân biệt quyền thành lập quản lý doanh nghiệp và quyền góp vốn vào doanh nghiệp là 2 quyền khác nhau. Đối tượng có quyền góp vốn vào doanh nghiệp rộng hơn các đối tượng có quyền thành lập doanh nghiệp. Vậy nên khẳng định trên là không chính xác

 Ví dụ: Nếu người quản lý đó đang làm việc tại cơ quan Nhà nước thì sẽ không có quyền thành lập doanh nghiệp nhưng có quyền góp vốn

Hợp đồng góp vốn thành lập công ty

 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 ————————–

 HỢP ĐỒNG GÓP VỐN THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

 Hôm nay, ngày….tháng….năm….. tại địa chỉ………………………………, chúng tôi gồm có:

 Bên góp vốn (sau đây gọi là bên A):

 Ông ():……………………………………………………………………………………..

 Sinh ngày………………………………………………………………………….

 Chứng minh nhân dân số:………………..cấp ngày……./……./……..tại …………………….

 Hộ khẩu thường trú  (: ………………………………………………………………………………..

 Bên nhận góp vốn (sau đây gọi là bên B):

 Ông ():……………………………………………………………………………………..

 Sinh ngày………………………………………………………………………….

 Chứng minh nhân dân số:………………..cấp ngày……./……./……..tại …………………….

 Hộ khẩu thường trú  (: ………………………………………………………………………………..

 Các bên đồng ý thực hiện việc góp vốn với các thoả thuận sau đây :

 Điều 1

 TÀI SẢN GÓP VỐN

 Tài sản gúp vốn thuộc quyền sở hữu của bên A:

 ………………………………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………………………….

  Điều 2

  GIÁ TRỊ GÓP VỐN

 Giá trị tài sản gúp vốn được các bên cùng thống nhất thoả thuận

 là:………………………………………………………………………………………………………..

 (bằng chữ:…………………………………………………….………………………………..)

 Điều 3

THỜI HẠN GÓP VỐN

 Thời hạn góp vốn bằng tài sản nêu tại Điều 1 là: …………………………… kể từ ngày ………./………./………..

 Điều 4

 MỤC ĐÍCH GÓP VỐN

 Mục đích góp vốn bằng tài sản nêu tại Điều 1 là :

 ………………………………………………………………………………………………………..

 Điều 5

 PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG

 Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu phát sinh tranh chấp, các bên cùng nhau thương lượng giải quyết trên nguyên tắc tôn trọng quyền lợi của nhau; trong trường hợp không giải quyết được, thì một trong hai bên có quyền khởi kiện để yêu cầu toà án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

 Điều 6

  CAM ĐOAN CÁC BÊN

 1.       Bên A cam đoan:

 a.       Những thông tin về nhân thân, tài sản  đã ghi trong hợp đồng này là đúng sự thật;

 b.       Tài sản gúp vốn không có tranh chấp;

 c.       Tài sản gúp vốn không bị  cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định pháp luật;

 d.       Việc giao kết hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối hoặc ép buộc;

 e.       Thực hiện đúng và đầy đủ tất cả các thoả thuận đã ghi trong Hợp đồng này.

 g.       Các cam đoan khác…

 2.       Bên B cam đoan:

 a.       Những thông tin về nhân thân đã ghi trong Hợp đồng này là đúng sự thật;

 b.       Đã xem xét kỹ, biết rõ về  tài sản gúp vốn nêu trên và các giấy tờ về quyền sử dụng, quyền sở hữu;

 c.       Việc giao kết hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối hoặc ép buộc;

 d.       Thực hiện đúng và đầy đủ tất cả các thoả thuận đã ghi trong Hợp đồng này;

 e.      Các cam đoan khác…

 Điều 7

 ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG

 1.       Các bên đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc giao kết Hợp đồng này.

 2.       Hai  bên đã đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và ký vào Hợp đồng này trước sự có mặt của Cụng chứng viên

 Hoặc chọn một trong các trường hợp sau đây:

 –        Hai  bên đã đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và ký, điểm chỉ vào Hợp đồng này trước sự có mặt của công chứng viên.

 –        Hai bên đã đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và điểm chỉ vào Hợp đồng này trước sự có mặt của công chứng viên.

 –        Hai bên đã nghe công chứng viên đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và ký vào Hợp đồng này trước sự có mặt của công chứng viên.

 –        Hai bên đã nghe công chứng viên đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và ký, điểm chỉ vào Hợp đồng này trước sự có mặt của công chứng viên.

 –        Hai bên đã nghe công chứng viên đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và điểm chỉ vào Hợp đồng này trước sự có mặt của công chứng viên.

 –        Hai bên đó nghe người làm chứng đọc Hợp đồng, đó hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và ký vào Hợp đồng này trước sự có mặt của Công chứng viên;

 –        Hai bên đó nghe người làm chứng đọc Hợp đồng, đó hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và ký, điểm chỉ vào Hợp đồng này trước sự có mặt của Công chứng viên;

 –        Hai bên đó nghe người làm chứng đọc Hợp đồng, đó hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và điểm chỉ vào Hợp đồng này trước sự có mặt của Công chứng viên;

 3.       Hợp đồng có hiệu lực từ: ……………………………………………….

Bên A

 (ký, điểm chỉ và ghi rõ họ tên)

Bên B

 (ký, điểm chỉ và ghi rõ họ tên)

Thủ tục góp vốn thành lập doanh nghiệp

Đối với các tài sản phải đăng ký quyền sở hữu (Ví dụ: nhà đất, xe cơ giới,…)

 Bước 1: Ký hợp đồng góp vốn bằng tài sản, có công chứng/chứng thực.

 Bước 2: Bàn giao tài sản trên thực tế.

 Bước 3: Nộp hồ sơ sang tên, khai thuế, đóng các khoản lệ phí liên quan. Việc chuyển quyền sở hữu đối với tài sản góp vốn không phải chịu lệ phí trước bạ.

 Bước 4: Nhận Giấy chứng nhận quyền sở hữu đứng tên Công ty

 Bước 5: Ghi nhận tư cách thành viên

Đối với các tài sản không cần đăng ký quyền sở hữu

 Bước 1: Chuyển giao tài sản thực tế.

 Bước 2: Xác nhận bằng biên bản giao nhận

 Bước 3: Ghi nhận tư cách thành viên

Ở nước ta đối tượng nào dưới đây có quyền thành lập doanh nghiệp

 Ở nước ta, tất cả mọi người đều có quyền thành lập doanh nghiệp miễn sao đúng quy định của pháp luật.

Những rủi ro khi thành lập công ty

 Thành lập công ty là một quyết định lớn. Người ta phải đảm bảo rằng họ có các nguồn lực và kỹ năng phù hợp để có thể duy trì bản thân trong thời gian dài. Có rất nhiều rủi ro liên quan đến quá trình này, đó là lý do tại sao điều quan trọng là một người phải lập kế hoạch trước và sẵn sàng cho bất kỳ tình huống nào.

 Một số rủi ro có thể kể đến bao gồm:

 – Thiếu vốn,

 – Lập ngân sách để tăng trưởng,

 – Quản lý dòng tiền và

 – Quản lý quan hệ nhân viên.

Nên mở công ty kinh doanh gì

 Không có câu trả lời nào cho câu hỏi này vì mọi người đều có nhu cầu và kỹ năng khác nhau. Tuy nhiên, có một số điều bạn nên cân nhắc khi quyết định xem bạn muốn mở doanh nghiệp nào.

 Câu hỏi đầu tiên mà bạn nên tự hỏi mình là bạn muốn mở loại hình kinh doanh nào. Nếu bạn không chắc chắn, thì bạn có thể bắt đầu với một việc nhỏ và xây dựng kiến thức chuyên môn của mình.

 Khi mở một doanh nghiệp, điều quan trọng nhất là đảm bảo rằng bạn có bộ kỹ năng phù hợp. Điều này bao gồm việc bạn có thể quản lý tốt tài chính và thời gian của mình. Bạn cũng phải biết loại sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn muốn cung cấp cho người tiêu dùng và bạn sẽ mất bao nhiêu tiền để tạo dựng được vị thế trên thị trường.

Chủ hộ kinh doanh có được thành lập công ty

 Mỗi cá nhân chỉ được quyền đăng ký thành lập một doanh nghiệp tư nhân hoặc một hộ kinh doanh hoặc làm thành viên hợp danh của một công ty hợp danh, trừ trường hợp các thành viên hợp danh còn lại có thỏa thuận khác. Cá nhân chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân hoặc hộ kinh doanh hoặc cá nhân thành viên hợp danh có quyền thành lập, tham gia thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần

Kế hoạch kinh doanh của công ty mới thành lập

 Một kế hoạch kinh doanh thường bao gồm:

 – Mô tả về công ty và các sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty;

 – Tuyên bố sứ mệnh của công ty; – Thị trường mục tiêu và đối thủ cạnh tranh;

 – Bản mô tả về đội ngũ quản lý của công ty;

 – Giải thích về việc công ty sẽ tạo ra doanh thu và lợi nhuận như thế nào;

 – Các dự báo tài chính như ngân sách, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, bảng cân đối kế toán và biểu đồ thể hiện xu hướng bán hàng theo thời gian.

Thành lập chi bộ đảng trong doanh nghiệp

 Theo Điều 1 Quy định 98-QĐ/TW, chi bộ cơ sở có chức năng:

 – Là hạt nhân chính trị, lãnh đạo thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

 – Tham gia lãnh đạo xây dựng và thực hiện có hiệu quả các chủ trương, nhiệm vụ công tác của cơ quan.

 – Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, công chức và người lao động.

 – Xây dựng Đảng bộ, chi bộ và cơ quan vững mạnh.

 Đồng thời, khoản 1 Điều 36 Điều lệ Đảng còn quy định thẩm quyền quyết định khiển trách, cảnh cáo Đảng viên vi phạm phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, sinh hoạt Đảng, thực hiện nhiệm vụ Đảng viên (trừ nhiệm vụ do cấp trên giao) thuộc về chi bộ.

Thành lập công ty cần bao nhiêu vốn

 Tuỳ  vào loại hình kinh doanh có điều kiện hay không điều kiện mà có mức vốn khác nhau theo quy định cụ thể tại các văn bản pháp luật.

Điều kiện về vốn khi thành lập doanh nghiệp

 STT

 Ngành nghề

 Văn bản

 Vốn pháp định

 Đối tượng

 1

Dịch vụ bảo vệ Điều 11 Nghị định 96/2016/NĐ-CP 1.000.000 USD Cơ sở kinh doanh nước ngoài đầu tư góp vốn với cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ của Việt Nam

 2

Bán hàng đa cấp Điều 7 Nghị định 40/2018/NĐ-CP 10 tỷ đồng  
3 Sở Giao dịch hàng hóa Điều 8 Nghị định 51/2018/NĐ-CP 150 tỷ đồng  
Điều 17 Nghị định 51/2018/NĐ-CP 5 tỷ đồng Thành viên môi giới
Điều 21 Nghị định 51/2018/NĐ-CP 75 tỷ đồng Thành viên kinh doanh

 4

Kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh Điều 23 Nghị định 68/2018/NĐ-CP Ký quỹ 10 tỷ đồng, nộp tại tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp có kho, bãi  

 5

Kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt Điều 24 Nghị định 68/2018/NĐ-CP Ký quỹ 7 tỷ đồng nộp tại tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.  

 8

Kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa đã qua sử dụng Điều 25 Nghị định 68/2018/NĐ-CP Ký quỹ 7 tỷ đồng nộp tại tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.  

 9

Thành lập trường trung cấp sư phạm Điều 78 Nghị định 46/2017/NĐ-CP Vốn đầu tư xây dựng trường được đầu tư bằng nguồn vốn hợp pháp, không bao gồm giá trị về đất đai và bảo đảm mức tối thiểu là 50 tỷ đồng  

 10

Thành lập trường cao đẳng sư phạm Điều 78 Nghị định 46/2017/NĐ-CP Vốn đầu tư xây dựng trường được đầu tư bằng nguồn vốn hợp pháp, không bao gồm giá trị về đất đai và bảo đảm mức tối thiểu là 100 tỷ đồng  

 11

Thành lập trường đại học tư thục Điều 87 Nghị định 46/2017/NĐ-CP Trên 500 tỷ đồng  

 12

Cho thuê lại lao động Điều 05 Nghị định 29/2019/NĐ-CP Ký quỹ 2 tỷ đồng tại ngân hàng thương mại hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam  

 13

Dịch vụ việc làm Điều 10 Nghị định 52/2014/NĐ-CP Ký quỹ 300 triệu đồng) tại ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp mở tài khoản giao dịch chính  

 14

Kinh doanh bất động sản Điều 03 Nghị định 76/2015/NĐ-CP 20 tỷ đồng  

 15

Văn phòng Thừa phát Điều 18 Nghị định 61/2009/NĐ-CP Ký quỹ 100 triệu đồng cho mỗi Thừa phát lại hoặc có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp. Việc ký quỹ được thực hiện tại tổ chức tín dụng  

 16

Kinh doanh sản xuất phim Điều 03 Nghị định 142/2018/NĐ-CP 200 triệu đồng  

 17

Kinh doanh dịch vụ lữ hành Điều 14 Nghị định 168/2017/NĐ-CP 100 triệu đồng Kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa
250 triệu đồng Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam
500 triệu đồng Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài
500 triệu đồng Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài

 18

Kinh doanh dịch vụ đòi nợ Điều 13 Nghị định 104/2007/NĐ-CP 2 tỷ đồng  

 19

Thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn bảo hiểm Điều 7 Nghị định 73/2016/NĐ-CP Tổng tài sản tối thiểu tương đương 02 tỷ đô la Mỹ vào năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép Tổ chức nước ngoài

 

  Tổng tài sản tối thiểu 2.000 tỷ đồng Việt Nam vào năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép Tổ chức Việt Nam

 20

Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP 300 tỷ  

 21

Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm hàng không hoặc bảo hiểm vệ tinh 350 tỷ  

 22

Kinh doanh bảo phi nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm hàng không và bảo hiểm vệ tinh 400 tỷ  

 23

Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ (trừ bảo hiểm liên kết đơn vị, bảo hiểm hưu trí) và bảo hiểm sức khỏe Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP 600 tỷ  

 24

Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm liên kết đơn vị hoặc bảo hiểm hưu trí 800 tỷ  

 25

Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm liên kết đơn vị và bảo hiểm hưu trí 1000 tỷ  

 26

Doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP 300 tỷ  

 27

Kinh doanh tái bảo hiểm phi nhân thọ hoặc cả hai loại hình tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP 400 tỷ  

 28

Kinh doanh tái bảo hiểm nhân thọ hoặc cả hai loại hình tái bảo hiểm nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe 700 tỷ  

 29

Kinh doanh cả 3 loại hình tái bảo hiểm nhân thọ, tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe 1100 tỷ  

 30

Kinh doanh môi giới bảo hiểm gốc hoặc môi giới tái bảo hiểm Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP 4 tỷ  

 31

Kinh doanh môi giới bảo hiểm gốc và môi giới tái bảo hiểm 8 tỷ  

 32

Kinh doanh vận chuyển hàng không Điều 8 Nghị định 92/2016/NĐ-CP 700 tỷ Khai thác đến 10 tàu bay  với doanh nghiệp có khai thác vận chuyển hàng không quốc tế

 33

300 tỷ Khai thác đến 10 tàu bay  với doanh nghiệp có khai thác vận chuyển hàng không nội địa

 34

Điều 8 Nghị định 92/2016/NĐ-CP 1.000 tỷ Khai thác từ 11 đến 30 tàu bay với doanh nghiệp có khai thác vận chuyển hàng không quốc tế

 35

600 tỷ Khai thác từ 11 đến 30 tàu bay với doanh nghiệp có khai thác vận chuyển hàng không nội địa

 36

Điều 8 Nghị định 92/2016/NĐ-CP 1.300 tỷ Khai thác trên 30 tàu bay với doanh nghiệp có khai thác vận chuyển hàng không quốc tế

 37

700 tỷ Khai thác trên 30 tàu bay với doanh nghiệp có khai thác vận chuyển hàng không nội địa

 38

Kinh doanh cảng hàng không Điều 14 Nghị định 92/2016/NĐ-CP 100 tỷ cảng hàng không nội địa

 39

200 tỷ cảng hàng không quốc tế

 40

Kinh doanh dịch vụ khai thác nhà ga hành khách Điều 17 Nghị định 92/2016/NĐ-CP 30 tỷ  

 41

Kinh doanh dịch vụ khai thác nhà ga, kho hàng hóa 30 tỷ  

 42

Kinh doanh dịch vụ cung cấp xăng dầu 30 tỷ  

 43

Doanh nghiệp phá dỡ tàu biển Điều 04 Nghị định 147/2018/NĐ-CP 50 tỷ  

 44

Hoạt động thông tin tín dụng Điều 01 Nghị định 57/2016/NĐ-CP 30 tỷ  

 45

Kinh doanh dịch vụ môi giới mua bán nợ, tư vấn mua bán nợ Điều 06 Nghị định 69/2016/NĐ-CP 5 tỷ  

 46

Kinh doanh hoạt động mua bán nợ Điều 07 Nghị định 69/2016/NĐ-CP 100 tỷ  

 47

Kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch nợ Điều 08 Nghị định 69/2016/NĐ-CP 500 tỷ  

 48

Kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng Điều 05 Nghị định 84/2016/NĐ-CP 6 tỷ  

 49

Môi giới chứng khoán Điều 71 Nghị định 58/2012/NĐ-CP 25 tỷ  

 50

Tự doanh chứng khoán 50 tỷ  

 51

Bảo lãnh phát hành chứng khoán 165 tỷ  

 52

Tư vấn đầu tư chứng khoán 10 tỷ  

 53

công ty quản lý quỹ tại Việt Nam, chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam Điều 71 Nghị định 58/2012/NĐ-CP 25 tỷ  

 54

Công ty đầu tư chứng khoán đại chúng Điều 79 Nghị định 58/2012/NĐ-CP 50 tỷ  

 55

Công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ Điều 87 Nghị định 58/2012/NĐ-CP 50 tỷ  

 Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp. Vốn pháp định do Cơ quan có thẩm quyền ấn định. Nó được xem là có thể thực hiện được dự án khi thành lập doanh nghiệp. Vốn pháp định sẽ khác nhau tùy theo lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh. Tất cả doanh nghiệp khi thành lập đều phải đáp ứng yêu cầu về vốn pháp định

Chi phí thành lập doanh nghiệp là tài sản hay nguồn vốn

 Khi phát sinh chi phí đồng thời e sẽ ghi nhận công nợ phải trả tăng nguồn vốn

Một cá nhân được thành lập bao nhiêu doanh nghiệp

 Theo khoản 3, khoản 4 Điều 188 Luật doanh nghiệp 2020 quy định: “Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh

  

  

  

  

  

  

 Tag: dược m nghiệm mẫu bốn hạch dung bởi khái quát quảng ít may nghiệp?