Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp

Sự phát triển và phân bố công nghiệp

  • Ngành công nghiệp gồm các thành phần: Nhà nước, ngoài nhà nước và có vốn đầu tư nước ngoài.
  • Cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng đủ các lĩnh vực
  • Hình thành một số ngành công nghiệp trọng điểm..

 Công nghiệp khai thác nhiên liệu 

  • Công nghiệp khai thác than phân bố chủ yếu ờ vùng than Quảng Ninh, gần đây mỗi năm sản xuất khoảng từ 15 đến 20 triệu tấn. Than được khai thác lộ thiên là chính, còn lại là khai thác hầm lò.
  • Các mỏ dầu khí hiện nay được phát hiện và khai thác chủ yếu ờ vùng thềm lục địa phía Nam. Hàng trăm triệu tấn dầu và hàng tỉ mét khối khí đã được, khai thác. Dầu thô là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta hiện nay.

 Công nghiệp điện

  • Công nghiệp điện ở nước ta bao gồm nhiệt điện và thuỳ điện. Hiện nay, mồi năm đã sản xuất trên 40 ti kWh và sản lượng điện ngày càng tăng để đáp ứng nhu cầu cúa nền kinh tế.
  • Các nhà máy thuỷ điện lớn là Hoà Bình, Sơn La, Y-a-ly, Trị An,…
  • Tổ hợp nhiệt điện lớn nhất là Phú Mỹ (tinh Bà Rịa – Vũng Tàu) chạy bằng khí. Nhà máy nhiệt điện Phả Lại là nhà máy nhiệt điện chạy bằng than lớn nhất cả nước.

 Công nghiệp chế biến luơng thực thực phẩm

  • Đây là ngành công nghiệp chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp. Các phân ngành chính là :
    • Chế biến sản phẩm trồng trọt (xay xát, sản xuất đường, rượu, bia, nước ngọt, chê biến chè, thuốc lá, cà phê. dầu thực vật).
    • Chế biến sản phầm chăn nuôi (chế biến thịt, trứng, sữa), thực phẩm đông lạnh, đồ hộp,…
    • Chế biến thủy sản (làm nước mắm, sấy khô, đông lạnh,…).
  • Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm phân bổ rộng khắp cả nước. Tập trung nhất là ở Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Biên Hoà, Đà Nẵng.

 Công nghiệp dệt may

  • Là ngành sản xuất hàng tiêu dùng quan trọng cùa nước ta, công nghiệp dệt may dựa trên ưu thế vê nguồn lao động rẻ. Các sản phẩm của ngành may đã được xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới và là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta.
  • Các trung tâm dệt may lớn nhất cả nước là Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Nam Định,

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp

 Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của sản xuất công nghiệp bao gồm các nhân tố tự nhiên và nhân tố về kinh tế – xã hội. Chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau để tạo nên một nền kinh tế công nghiệp ổn định và vững chắc.

 Nhân tố tự nhiên

 Nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng tạo điều kiện để phát triển công nghiệp, đặc biệt là những nguồn tài nguyên có trữ lượng lớn như:

  • Khoáng sản nhiên liệu (than, dầu mỏ, khí đốt), khoáng sản kim loại (quặng sắt, mangan, crom, thiếc, chì, kẽm), khoáng sản phi kim loại (apatit, pirit, photphorit…), khoáng sản vật liệu xây dựng (đất sét, đá vôi, cát…)
  • Thủy năng dồi dào phát triển công nghiệp năng lượng điện
  • Tài nguyên đất, nước, khí hậu, rừng, nguồn lợi sinh vật biển…

 Sự phân bố tài nguyên khoáng sản khác nhau tạo thế mạnh phát triển riêng cho từng vùng, từng khu vực trên cả nước

 Nhân tố dân cư và lao động

  • Dân số đông là một trong những yêu cầu bức thiết cần phải phát triển công nghiệp
  • Nguồn lao động dồi dào, trẻ tuổi, có khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật tốt, tạo điều kiện phát triển các ngành công nghệ cao

 Nhân tố cơ sở vật chất kỹ thuật

  • Trình độ sử dụng công nghệ còn thấp, hiệu quả sử dụng chưa cao, mức tiêu thụ năng lượng và nguyên vật liệu còn lớn
  • Cơ sở vật chất kỹ thuật chưa đồng bộ và chỉ tập trung ở một số vùng
  • Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, thông tin liên lạc, cung cấp điện nước đang từng bước được cải thiện, tạo điều kiện cho sự phát triển đồng bộ kinh tế

 Chính sách phát triển công nghiệp

 Trên thực tế có rất nhiều chính sách phát triển công nghiệp đã được ban hành có tác động vô cùng to lớn đến sự phát triển vùng như: cơ chế môi trường pháp lý, cơ chế đăng ký kinh doanh, cơ chế kiểm soát lĩnh vực công nghiệp, chính sách thuế, tài chính tín dụng, chính sách đất đai và mặt bằng kinh doanh, chính sách thu hút đầu tư và nguồn nhân lực…

 Nhân tố thị trường

  • Thị trường trong nước rộng lớn nhưng bị cạnh tranh bởi các nhà sản xuất nước ngoài
  • Mở rộng thị trường quốc tế
  • Sức ép thị trường giúp nền kinh tế công nghiệp trở nên linh hoạt và đa dạng hơn