Văn hóa doanh nghiệp là gì – Vai trò của văn hóa doanh nghiệp

 Văn hóa của một công ty là thứ khiến họ trở nên độc đáo và khiến họ trở nên khác biệt so với phần còn lại. Nó xác định giá trị, niềm tin, đạo đức làm việc và tính cách của họ. Nhưng làm thế nào bạn có thể xây dựng văn hóa tổ chức? Bài viết này sẽ thảo luận về tầm quan trọng của việc xây dựng văn hóa công ty và cung cấp một số ví dụ về các công ty đã thành công trong việc làm như vậy.

Văn hóa doanh nghiệp là gì

 Văn hóa doanh nghiệp là những giá trị, niềm tin, hình thức được toàn bộ cán bộ trong doanh nghiệp thống nhất.

 VHDN giúp toàn bộ cá nhân trong tổ chức gắn kết vì mục tiêu chung.

 Văn hóa doanh nghiệp là thái độ với công việc và thái độ với nhà quản trị nó là cái cuối cùng còn lại sau khi doanh nghiệp mất đi những cái khác. ví như doanh nghiệp sau 30 năm có thể thay đổi nhân sự, vật dụng… thì cái văn hóa doanh nghiệp còn lại.

 Văn hóa doanh nghiệp tiếng anh là gì ? Corporate culture

 Ví dụ về văn hóa doanh nghiệp:

 Google: có những bữa ăn miễn phí, có thể dắt chó vào chỗ làm, những sai lầm của nhân viên google sẽ không bị khiển trách mà chỉ có mục tiêu rút kinh nghiệm và sẽ có buổi lễ kỉ niệm sai lầm để giúp mọi người nhớ và tránh xa.

 Testla: văn hóa ai cũng có thể nói chuyện với cấp trên mà không cần cho phép, văn hóa này xóa tan rào cản và giúp công việc trôi chảy hơn

Các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp

  • Yếu tố tầm nhìn
  • Yếu tố giá trị. Giá trị là niềm tin cốt lõi tạo nên văn hoá của một công ty.
  • Yếu tố thực tiễn
  • Yếu tố con người cách con người tương tác và thích nghi với môi trường.

 Phong cách lãnh đạo là cách thức lãnh đạo được thực hiện trong một tổ chức, có thể ảnh hưởng đến cảm nhận của nhân viên về công việc của họ và đồng nghiệp của họ.

Vai trò của văn hóa doanh nghiệp

 Văn hóa doanh nghiệp là tập hợp các giá trị, chuẩn mực và phong tục được chia sẻ bởi các nhân viên. Nó không phải là một thứ hữu hình mà là một hệ thống các niềm tin được chia sẻ.

 Vai trò của văn hóa doanh nghiệp là tạo ra một môi trường mà nhân viên cảm thấy có giá trị và được tôn trọng. Văn hóa doanh nghiệp cung cấp các hướng dẫn về cách nhân viên nên cư xử tại nơi làm việc và những gì họ nên mong đợi từ cấp trên.

 Sự thành công của bất kỳ công ty nào phụ thuộc vào khả năng tạo ra một nền văn hóa doanh nghiệp tuyệt vời để thu hút những người tài năng đam mê sứ mệnh cũng như trung thành với các giá trị của công ty.

Tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp

 Không thể đánh giá thấp tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp. Cách một công ty tự tiến hành có thể tạo nên hoặc phá vỡ thành công của nó. Văn hóa doanh nghiệp mạnh có thể thu hút nhân tài mới và giữ chân nhân viên hiện tại, trong khi văn hóa độc hại có thể dẫn đến tỷ lệ thay đổi cao, tinh thần thấp và hiệu suất kém.

 Văn hóa doanh nghiệp tích cực rất quan trọng đối với sự thành công của bất kỳ doanh nghiệp nào vì nó truyền cảm hứng cho mọi người làm việc chăm chỉ hơn, sáng tạo hơn và quan tâm đến nhau nhiều hơn những gì họ làm.

Các dạng văn hoá doanh nghiệp

 Có ba loại văn hóa doanh nghiệp chính :

 – Văn hóa doanh nghiệp cởi mở

 – Văn hóa doanh nghiệp khép kín

 – Văn hóa doanh nghiệp hỗn hợp

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp

 Để xây dựng văn hóa tổ chức thì ta cần lần lượt giải những câu hỏi như

 – Giá trị lõi nào mà doanh nghiệp hướng đến

 – Tại sao chúng ta cần nó?

 – Chúng ta xây dựng nó như thế nào?

 – Các vận hành và kiểm soát VHDN

 

Văn hóa doanh nghiệp vinamilk

 Trong văn hóa  doanh nghiệp cũng cần có những cấp độ khác nhau. Và Vinamilk đã thể hiện được rõ các giá trị văn hóa của mình một cách rõ nét trong 3 cấp độ

  • Đối với nhà lãnh đạo: Nhà lãnh đạo cần nỗ lực mang lại lợi ích cho các cổ đông, bảo vệ hiệu quả các nguồn tài nguyên vốn có của toàn doanh nghiệp.
  • Đối với nhân viên: Ban lãnh đạo cần đối xử tôn trọng, tạo điều kiện tốt nhất để nhân viên phát triển bình đẳng, xây dựng và duy trì văn hoá thân thiện, cởi mở.
  • Đối với khách hàng: Doanh nghiệp cam đoan cung cấp các sản phẩm và dịch vụ đa dạng, các hàng hoá và sản phẩm đạt tiêu chuẩn cao, giá cả minh bạch trong mọi giao dịch.

Văn hóa doanh nghiệp vingroup

 Với tinh thần thượng tôn kỷ luật, văn hóa Vingroup, trước hết chính là văn hóa của sự chuyên nghiệp thể hiện qua 6 giá trị cốt lõi ” TÍN – TÂM – TRÍ – TỐC – TINH – NHÂN”. Văn hóa làm việc tốc độ cao, hiệu quả và tuân thủ kỷ luật đã thấm nhuần trong mọi hành động của Cán bộ nhân viên (CBNV), tạo nên sức mạnh tổng hợp đưa Vingroup phát triển vượt bậc trong mọi lĩnh vực tham gia.

 Phát huy 6 giá trị cốt lõi, Tập đoàn đã phát động các chương trình thi đua như phong trào “Người tốt việc tốt”, phong trào thi đua thực hành tiết kiệm hiệu quả, chiến dịch đào tạo 12 giờ chuyển đổi để thành công… Các chương trình giúp cho CBNV thay đổi cách nghĩ, cách làm việc, tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu quả công việc.

Văn hoá doanh nghiệp fpt

 Tôn – Đổi – Đồng – Chí – Gương – Sáng

 Từ sứ mệnh, tầm nhìn rất rõ ràng ngay từ đầu khởi nghiệp, FPT đã hệ thống hóa thành 6 giá trị cốt lõi “Tôn – Đổi – Đồng – Chí – Gương – Sáng”.

 Theo Giám đốc truyền thông Tập đoàn FPT, giá trị đầu tiên là Tôn – tôn trọng cá nhân. Mỗi thành viên của FPT được quyền là chính mình, được phát triển theo đam mê của mình. Đặc biệt là được lắng nghe, được nói các ý kiến của mình với cấp trên.

 Đổi – chính là đổi mới. Bà Phương Châu lý giải, điều này đồng nghĩa với việc FPT rất coi trọng giá trị của việc học hành, coi trọng giá trị sáng tạo của mỗi cán bộ nhân viên. Đồng – mỗi người FPT coi các đồng nghiệp của mình là đồng đội, sẻ chia lúc khó khăn, đồng tâm đoàn kết trong suốt quá trình làm việc.

 “Với FPT, lãnh đạo chính là linh hồn, là người duy trì và phát triển văn hóa doanh nghiệp. Vì vậy 3 giá trị cốt lõi cuối cùng dành riêng cho những người đứng đầu”, bà Phương Châu nhấn mạnh.

 Trong đó, Chí – tức là chí công. Lãnh đạo không được trù úm, trù dập cấp dưới. Đây chính là nền tảng tạo dựng niềm tin cho nhân viên. Ngoài ra, người đứng đầu phải biết làm Gương, tức là gương mẫu. Đây là 1 yêu cầu cực kỳ quan trọng, vì với FPT, trong mọi hoạt động lãnh đạo đều là người “đi trên tuyến đầu”. Cuối cùng, Sáng chính là sáng suốt. Lãnh đạo FPT phải là người có tầm nhìn xa, có khát vọng đặt ra những mục tiêu mới để có thể dẫn dắt Tập đoàn phát triển.

Văn hóa doanh nghiệp viettel

 Tổng Công ty Công nghiệp Công nghệ cao Viettel xây dựng một tập thể gắn kết, môi trường lành mạnh, phong phú, thân thiện tạo nên một ngôi nhà chung cho toàn bộ CBNV. Đây là nơi mọi người cùng chung sức sáng tạo cống hiến và phát triển theo 8 giá trị cốt lõi của Viettel.

 1. Thực tiễn là tiêu chuẩn kiểm nghiệm chân lý

 2. Trưởng thành qua thách thức và thất bại

 3. Thích ứng nhanh là sức mạnh cạnh tranh

 4. Sáng tạo là sức sống

 5. Tư duy hệ thống

 6. Kết hợp đông tây

 7. Truyền thống và cách làm của người lính

 8. Viettel là ngôi nhà chung

Văn hóa doanh nghiệp nhật bản

 Triết lí kinh doanh

 Có thể nói rất hiếm các doanh nhân Nhật Bản không có triết lí kinh doanh. Điều đó được hiểu như sứ mệnh của doanh nhân trong sự nghiệp kinh doanh; là hình ảnh của doanh nhân trong ngành và trong xã hội. Nó có ý nghĩa như mục tiêu xuyên suốt, có ý nghĩa định hướng cho doanh nhân trong cả một thời kì phát triển dài. Thông qua triết lí kinh doanh, doanh nhân tôn vinh một hệ giá trị chủ đạo xác định nền tảng cho sự phát triển, gắn kết mọi người và làm cho khách hàng biết đến doanh nhân.

 Hơn nữa, các doanh nhân Nhật Bản sớm ý thức được tính xã hội hóa ngày càng tăng của hoạt động sản xuất kinh doanh, nên triết lí kinh doanh còn có ý nghĩa như một thương hiệu, bản sắc của doanh nhân. Ví dụ như, Công ty Điện khí Matsushita: “Tinh thần xí nghiệp phục vụ đất nước” và “kinh doanh là đáp ứng nhu cầu của xã hội và người tiêu dùng”. Hay Công ty Sony: “Sáng tạo là lí do tồn tại của chúng ta”…

 Lựa chọn những giải pháp tối ưu

 Những mối quan hệ: Doanh nhân – Xã hội; Doanh nhân – Khách hàng; Doanh nhân – Các doanh nhân đối tác; Cấp trên – cấp dưới thường nảy sinh rất nhiều mâu thuẫn về lợi ích, tiêu chí, đường lối. Để giải quyết, các doanh nhân Nhật Bản thường tìm hiểu kỹ các bên, tránh gây ra những xung đột đối đầu. Các bên đều có thể đưa ra các quyết định trên tinh thần giữ chữ Tình trên cơ sở các bên đều có lợi.

 Đối nhân xử thế khéo léo

 Trong quan hệ, người Nhật Bản chấp nhận người khác có thể mắc sai lầm, nhưng luôn cho đối tác hiểu rằng điều đó không được phép lặp lại và tinh thần sửa chữa luôn thể hiện ở kết quả cuối cùng. Mọi người đều có ý thức rất rõ rằng không được xúc phạm người khác, cũng không cần buộc ai phải đưa ra những cam kết cụ thể. Nhưng những chuẩn mực đạo đức xã hội, đạo đức doanh nhân (trách nhiệm đặt trên tình cảm) đã tạo một sức ép vô hình lên tất cả, khiến mọi người phải xác định được bổn phận của mình nếu muốn có chỗ đứng trong tổ chức.

 Điều này rõ ràng đến mức khi tiếp xúc với các nhân viên người Nhật, nhiều người nước ngoài cảm thấy họ tận tụy và kín kẽ, nếu có gì xẩy ra, thì lỗi rất ít khi thuộc về người Nhật Bản. Người Nhật Bản có qui tắc bất thành văn trong khiển trách và phê bình như sau: Người khiển trách là người có uy tín, được mọi người kính trọng và chính danh; không phê bình khiển trách tùy tiện, vụn vặt, chỉ áp dụng khi sai sót có tính hệ thống, có hậu quả rõ ràng; việc phê bình phải được tiến hành một cách hòa hợp, không đối đầu.

 Phát huy tính tích cực của nhân viên

 Người Nhật Bản quan niệm rằng: Trong bất cứ ai cũng đồng thời tồn tại cả mặt tốt lẫn mặt xấu, tài năng dù ít nhưng đều ở đâu đó trong mỗi khối óc, khả năng dù nhỏ nhưng đều nằm trong mỗi bàn tay, cái Tâm có thể còn hạn hẹp nhưng đều ẩn trong mỗi trái tim. Nhiều khi còn ở dạng tiềm ẩn, hoặc do những cản trở khách quan hay chủ quan. Vấn đề là gọi thành tên, định vị nó bằng các chuẩn mực của tổ chức, tạo điều kiện, môi trường làm việc thuận lợi, thúc đẩy bằng đào tạo, sẵn sàng cho mọi người tham gia vào việc ra quyết định theo nhóm hoặc từ dưới lên.

 Các DN Nhật Bản đều coi con người là tài nguyên quí giá nhất, nguồn động lực quan trọng nhất làm nên giá trị gia tăng và phát triển bền vững của DN. Người Nhật Bản quen với điều: Sáng kiến thuộc về mọi người, tích cực đề xuất sáng kiến quan trọng không kém gì tính hiệu quả của nó, bởi vì, đó là điều cốt yếu khiến mọi người luôn suy nghĩ cải tiến công việc của mình và của người khác. Một DN sẽ thất bại khi mọi người không có động lực và không tìm thấy phần nào họ có thể đóng góp.

 Tổ chức sản xuất kinh doanh năng động và độc đáo

 Tư tưởng kinh doanh hiện đại là lấy thị trường làm trung tâm, xuất phát từ khách hàng và hướng tới khách hàng. Điều này đã thể hiện rất rõ trong phong cách và đường lối kinh doanh Nhật Bản. Các DN lớn chỉ chiếm không đến 2% trong tổng số các DN Nhật Bản, còn lại đại bộ phận là các DN vừa và nhỏ. Nhưng sự liên kết giữa các DN rất đa dạng và hiệu quả. Đó là sự liên kết hàng ngang giữa các công ty mẹ, nhằm phát huy lợi thế tuyệt đối của các công ty thành viên, tăng khả năng cạnh tranh vào các thị trường lớn, với các đối thủ lớn trên trường quốc tế.

  

  

  

  

  

  

  

  

 Tag: vaăn van hoa gì? việt nam khái mô