Hành lang pháp lý là gì

 Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành nhằm bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của nhà nước, là công cụ điều chỉnh các quan hệ xã hội vì sự tồn tại và phát triển của cả xã hội, đồng thời vì lợi ích, mục đích của giai cấp thống trị. Pháp luật có tính quy phạm phổ biến, có tính bắt buộc chung, pháp luật do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện, bên cạnh đó pháp luật có tính xác định chặt chẽ về hình thức.

 Hành lang pháp lý là gì ?

 Hành lang pháp lý là tập hợp các quy định pháp luật hợp thành thể chế, chế định có tính chuyên ngành riêng dành cho việc điều chỉnh một loại quan hệ xã hội cùng tính chất, liên hệ với nhau, để phân biệt với các quan hệ xã hội khác, bảo đảm sự thống nhất cho sự vận hành của các quan hệ xã hội cùng loại đó.

 Vai trò của hành lang pháp lý 

 Cũng tương tự như pháp luật, hành lang pháp lý có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống xã hội ở mọi thời đại. Hành lang pháp lý là công cụ điều chỉnh các quan hệ xã hội, là công cụ, phương tiện không thể thiếu để duy trì, bảo vệ trật tự xã hội, tạo điều kiện định hướng cho sự phát triển của xã hội. Là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội, hành lang pháp lý luôn tác động và ảnh hưởng rất lớn đến tới các quan hệ xã hội nói chung, các yếu tố của thượng tầng kiến trúc, cũng như các yếu tố của cơ sở hạ tầng. Mức độ tác động và ảnh hưởng của hành lang pháp lý đối với mỗi loại quan hệ xã hội, các đối tượng khác nhau thì sẽ khác nhau. Do đó, có thể thấy được việc xây dựng hành lang pháp lý đem lại những vai trò sau đây:

 + Là vũ khí chính trị để chống lại các lực lượng chống đối, bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội: trong mỗi xã hội, các giai cấp, lực lượng đối lập không ngừng phản kháng chống lại lực lượng cầm quyền, chống lại nhà nước, do vậy, pháp luật luôn là vũ khí chính trị để lực lượng cầm quyền chống lại các lực lượng thù địch, các giai cấp đối lập, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, ghi nhận, củng cố và phát triển quyền lực của giai cấp thống trị. Pháp luật cũng là công cụ để cải tạo, quản lý xã hội trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá – xã hội…, định hướng cho xã hội phát triển theo đường lối của lực lượng cầm quyền.

 + Là phương tiện thông qua đó lực lượng cầm quyền lãnh đạo xã hội: Đường lối, chính sách của lực lượng cầm quyền ở mỗi quốc gia thường được thể chế hóa thành pháp luật để buộc cả xã hội phải tuân theo, do vậy, pháp luật được coi là một trong những phương tiện để thông qua đó, lực lượng cầm quyền, đặc biệt là đảng cầm quyền lãnh đạo xã hội. Có thể nói, pháp luật là hình thức biểu hiện tập trung nhất đường lối, chính sách của lực lượng cầm quyền, đưa đường lối, chính sách của lực lượng cầm quyền vào đời sống xã hội, biến chúng thành hiện thực. Pháp luật thể hiện đường lối, chính sách của lực lượng cầm quyền một cách chi tiết, đặc thù dưới dạng các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung đối với toàn xã hội và được bảo đảm thực hiện bằng nhà nước, trong đó có các biện pháp cưỡng chế nhà nước. Dưới hình thức pháp luật, đường lối, chính sách của lực lượng cầm quyền được triển khai thực hiện nhanh, chính xác và có hiệu quả cao trên quy mô toàn xã hội.

 + Là cơ sở pháp lý đề bộ máy nhà nước tổ chức và hoạt động: Nhà nước không thể tồn tại thiếu pháp luật, nó cần tới pháp luật để tổ chức bộ máy của mình, quy định rõ thâm quyền của các cơ quan nhà nước, xác định mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước với nhau, giữa nhà nước với các tổ chức xã hội và với dân cư. Việc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước theo pháp luật sẽ bảo đảm được tính chặt chẽ, chính xác, thông nhất ; tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước, đồng thời, cũng trong thể hiện tầm quan trọng của hoạt động quản lý nhà nước và tạo ra sức mạnh tổng hợp, có tổ chức của bộ máy nhà nước. Bộ máy nhà nước được tổ chức và hoạt động theo pháp luật cũng tránh được hiện tượng chồng chéo, mâu thuẫn hoặc tuỳ tiện, làm quyền, tạo ra cơ chế đồng bộ thực hiện có hiệu quả quyền lực k nhà nước. Do vậy, mỗi cơ quan trong bộ máy nhà nước đều được tổ chức và hoạt động theo những quy định (văn bản) pháp luật nhất định.

 Hầu hết các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội như kinh tế, chính trị, văn hoá – xã hội… đều được nhà nước quản lý bằng pháp luật. Như vậy, pháp luật có vai trò là phương tiện để nhà nước quản lý xã hội và chỉ quản lý bằng pháp luật trên các t lĩnh vực quan trọng đó của đời sống xã hội thì mới đạt được mục đích và việc quản lý mới có hiệu quả cao. Pháp luật luôn tác động, hỗ trợ, tạo tiền đề cho sự tồn tại và phát triển của nhà nước. Việc nhận thức đúng đắn vai trò, tác dụng của pháp luật sẽ có ý nghĩa rất lớn trong việc xây dựng nhà nước vững mạnh.