Mẫu thư tư vấn pháp luật
 Thư tư vấn pháp luật bao gồm những nội dung đâu
 Phần mở đầu: Phần mở đầu có thể bao gồm lời chào tới khách hàng tư vấn và khẳng định cơ sở tư vấn theo Hợp đồng dịch vụ pháp lý đã ký kết với khách hàng.
 I. Bối cảnh tư vấn: Trong phần này, sẽ trình bày các nội dung như sau:
 1. Tài liệu vụ việc: nêu tên các tài liệu khách hàng cung cấp và tài liệu luật sư thu thập được (nếu có);
 Ví dụ: Hợp đồng mua bán hàng hóa số …. ký ngày … tháng … năm … giữa công ty A với công ty B;
 Công văn yêu cầu thanh toán số …
 2. Tóm lược bối cảnh tư vấn
 (Nêu tóm tắt vụ việc tư vấn)
 II. Yêu cầu tư vấn của khách hàng
 Ví dụ: Quý công ty đã ký HĐ dịch vụ pháp lý số … với Công ty Luật … để công ty Luật … đưa ra ý kiến tư vấn đối với các yêu cầu thanh toán của phía công ty đối tác gửi cho Qúy khách trong công văn yêu cầu thanh toán số … gửi ngày … tháng … năm …
 III. Căn cứ pháp lý:
 (Nêu các căn cứ pháp lý sẽ sử dụng để đưa ra phương án tư vấn)
 Ví dụ: Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 được Quốc hội khóa XIII kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 24/11/2015;
 Luật Thương mại số 36/2005/QH11 được Quốc hội khóa XI kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14/06/2005;
 IV. Giả định, Bảo lưu
 Nhằm hạn chế rủi do cũng như loại trừ trách nhiệm của luật sư nếu khách hàng cung cấp không đúng, không đủ các tài liệu vụ việc, gây ảnh hưởng tới hướng tư vấn.
 V. Ý kiến tư vấn ngắn gọn
 Nêu kết luận, đề xuất các phương án giải quyết. Thông thường, tâm lý khách hàng sẽ muốn nhìn thấy kết quả tư vấn ngay nên khi viết thư tư vấn, có thể đưa ý kiến tư vấn ngắn gọn trước (trình bày theo hướng diễn dịch) sau đó xuống các phần dưới sẽ viết cụ thể ý kiến sau.
 VI. Ý kiến tư vấn chi tiết
 Phân tích chi tiết và ký lưỡng các kết luận và các phương án giải quyết đã nếu ở mục V.
 Phần kết thúc:
 – Khẳng định thiện chí tư vấn và Lời chào cuối thư.
 tag: kỹ năng soạn thảo cách trả thuế 101 thức về đất đai