Tìm hiểu phá sản và giải thể doanh nghiệp

 Quá trình phá sản không dễ dàng và nó có thể là một việc rất tốn kém. Tuy nhiên, có một số cách để giảm thiểu chi phí và làm cho quá trình dễ dàng hơn. Phá sản là một thủ tục pháp lý liên quan đến việc thanh lý một doanh nghiệp hoặc công ty không thể trả các khoản nợ khi đến hạn

So sánh & phân biệt phá sản và giải thể doanh nghiệp

 Nếu nhìn vào hiện tượng thì giữa giải thể và phá sản có thể có những điểm trùng hợp như đều đưa đến hệ quả pháp lý là chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp, diễn ra quá trình phân chia tài sản còn lại của doanh nghiệp, giải quyết quyền lợi cho người lao động… Tuy nhiên, xét về bản chất, giải thể doanh nghiệp và phá sản doanh nghiệp là hai trường hợp khác nhau:

 Về nguyên nhân của hiện tượng: Giải thể doanh nghiệp xuất phát từ nhiều lý do như chủ doanh nghiệp không muốn tiếp tục kinh doanh hoặc hết thời hạn kinh doanh hoặc đã hoàn thành được mục tiêu đã định hoặc không thể tiếp tục kinh doanh vì làm ăn thua lỗ. Hoặc doanh nghiệp phải tiến hành giải thể theo yêu cầu quản lý nhà nước khi mà doanh nghiệp không còn đủ điều kiện tồn tại theo luật định hoặc có vi phạm pháp luật. Trong khi đó, phá sản doanh nghiệp chủ yếu xuất phát từ việc doanh nghiệp lâm vào tình trạng không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu.

 Về chủ thể quyết định giải thể: Giải thể doanh nghiệp về cơ bản là theo quyết định của chủ doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp rơi vào các trường hợp giải thể thì chủ doanh nghiệp trực tiếp hoặc thông qua người đại diện theo ủy quyền đối với trường hợp chủ sở hữu là tổ chức tiến hành thủ tục ra quyết định giải thể. Trên cơ sở quyết định giải thể này doanh nghiệp sẽ tiến hành các thủ tục để giải thể. Đối với hình thức giải thể bắt buộc theo ý chí của nhà nước thì sau đó chủ doanh nghiệp vẫn là chủ thể ra quyết định giải thể và tiến hành thủ tục giải thể. Trong khi đối với phá sản doanh nghiệp thì chỉ có Tòa án là cơ quan duy nhất có thẩm quyền quyết định mở thủ tục phá sản và tuyên bố phá sản.

 Về trình tự, thủ tục thực hiện: Giải thể doanh nghiệp là một thủ tục hành chính, chủ yếu do cơ quan đăng ký kinh doanh thực hiện còn phá sản là một thủ tục tư pháp do Tòa án thực hiện.

 Về điều kiện tiến hành: Doanh nghiệp chỉ được tiến hành giải thể khi đảm bảo thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp. Trong khi đó, đối với phá sản, doanh nghiệp bị áp dụng thủ tục phá sản khi mất khả năng thanh toán nợ. Cụ thể, khi doanh nghiệp giải thể thì các nghĩa vụ nợ của doanh nghiệp phải được đảm bảo thanh toán đầy đủ. Trong quá trình thực hiện thủ tục phá sản, Tòa án có thể áp dụng thủ tục phục hồi kinh doanh, khi thủ tục phục hồi kinh doanh không hiệu quả Tòa án ra quyết định thanh lý tài sản và quyết định tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản. Do mất khả năng trả nợ nên các khoản nợ chỉ được thanh toán trong phạm vi giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp.

 Về thủ tục thanh lý tài sản: Khi giải thể, về nguyên tắc doanh nghiệp sẽ thanh toán tất cả các khoản nợ nên doanh nghiệp sẽ chủ động và có thể trực tiếp đứng ra thanh toán các khoản nợ cho chủ nợ. Trong khi phá sản, do doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ nên quyền của doanh nghiệp đối với tài sản bị hạn chế. Phần tài sản còn lại của doanh nghiệp (tài sản phá sản) phải giao cho cơ quan trung gian là Tổ quản lý, thanh lý tài sản (do Tòa án quyết định thành lập) để quản lý và thanh toán cho các chủ nợ.

 Về chế tài đối với người chịu trách nhiệm quản lý điều hành doanh nghiệp: Đối với người quản lý điều hành doanh nghiệp bị giải thể thì vấn đề giới hạn quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp không được đặt ra. Tuy nhiên, người quản lý điều hành doanh nghiệp bị phá sản sẽ bị hạn chế quyền thành lập doanh nghiệp khi doanh nghiệp bị phá sản. Nguyên nhân của sự khác biệt này là do giải thể doanh nghiệp xuất phát từ ý chí của chủ doanh nghiệp còn phá sản là do doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả, thua lỗ, không có khả năng thanh toán các khoản nợ mà nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ sự quản lý điều hành yếu kém, sai lầm của người quản lý điều hành doanh nghiệp.

 Về hệ quả pháp lý của thủ tục: Nếu như giải thể bao giờ cũng dẫn đến việc chấm dứt hoạt động, xóa sổ doanh nghiệp trên thực tế thì việc phá sản doanh nghiệp không phải bao giờ cũng có kết cục như vậy. Có những trường hợp chỉ dẫn đến sự thay đổi chủ doanh nghiệp mà thôi (ví dụ một người nào đó mua lại toàn bộ doanh nghiệp để tiếp tục sản xuất kinh doanh) hoặc trong trường hợp Tòa án áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh trong quá trình áp dụng thủ tục phá sản. Nếu thủ tục phục hồi kinh doanh có hiệu quả thì Tòa án sẽ quyết định đình chỉ thủ tục phá sản của doanh nghiệp, khi đó doanh nghiệp vẫn tiếp tục tồn tại. Như vậy, sau khi áp dụng thủ tục phá sản thì về mặt pháp lý, doanh nghiệp vẫn có thể tồn tại.

Khi phá sản giải thể công ty người nắm giữ trái phiếu sẽ được hoàn trả

 Khi phá sản giải thể công ty người nắm giữ trái phiếu sẽ được hoàn trả

  

  

  

  

  

 Tag: ví dụ về với