Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là gì – Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp gồm những vấn đề cơ bản nào

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là gì

 TNXHDN là sự quan tâm và phản ứng của doanh nghiệp với các vấn đề vượt ra ngoài việc thỏa mãn những yêu cầu pháp lý, kinh tế, công nghệ. Là tất cả các vấn đề kinh tế, pháp lý, đạo đức và những lĩnh vực khác mà xã hội trông đợi ở doanh nghiệp trong mỗi thời điểm nhất định.

 Trách nhiệm xã hội tiếng anh là Corporate social responsibility

 Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp gồm những vấn đề cơ bản nào

 Theo đó, TNXHDN sẽ bao gồm trách nhiệm kinh tế, pháp lý, đạo đức và từ thiện.

Ví dụ về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

 Lego đã tuyên bố vào tháng 3 năm 2018 rằng họ sẽ bắt đầu sản xuất các sản phẩm từ các nguồn có nguồn gốc thực vật.

 Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp vinamilk

  • Trong những ngày người dân cả nước hướng về miền Trung ruột thịt trong đợt lũ lịch sử vừa qua, cán bộ, công nhân viên Vinamilk cũng đã trích ngày lương ủng hộ gần 4 tỷ đồng giúp người dân bị thiên tai vượt qua khó khăn và khắc phục hậu quả sau bão lũ.
  • Hơn 10.000 cán bộ, công nhân viên Vinamilk cũng đã thể hiện tinh thần “tương thân tương ái” qua các chương trình vì cộng đồng trong năm 2020. Trong đó, không thể không kể đến sự góp sức của tập thể người lao động tại Vinamilk qua chương trình gây quỹ nội bộ “Triệu bước đi, đẩy lùi Cô-vi”.

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với môi trường

 Tuân thủ quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bình đẳng giới, bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo vệ di tích lịch sử – văn hóa và danh lam thắng cảnh”. Kinh doanh vì mục đích lợi nhuận nhưng phải trong khuôn khổ giữ gìn và phát huy truyền thống dân tộc, tạo ra sự phát triển ổn định và bền vững. Vấn đề về môi trường đang là bức xúc hiện nay ở Việt Nam. Kinh doanh của các doanh nghiệp có tác động rất lớn đến môi trường, ảnh hưởng tới điều kiện sống của xã hội. Chúng ta không thể sống tốt được chỉ với điều kiện vật chất tốt nhưng môi trường lại bị ô nhiễm.

Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

 Tuy nhiên, trong thời gian qua ở Việt Nam, nhiều doanh nghiệp đã không thực hiện một cách nghiêm túc nghĩa vụ pháp lý. Điều đó thể hiện ở các hành vi gian lận trong kinh doanh, báo cáo tài chính, không bảo đảm an toàn lao động, sản xuất, kinh doanh hàng kém chất lượng, cố ý gây ô nhiễm môi trường. Các sản phẩm của Việt Nam nhưng thực chất là lắp ráp ở Việt Nam từ các linh kiện nhập từ Trung Quốc. Vụ cháy Nhà máy Bóng đèn, phích nước Rạng Đông, trách nhiệm của nhà máy đối với người dân? Vụ nước sạch Sông Đà nhiễm dầu thải vẫn cấp cho hàng vạn người dân Hà Nội sử dụng. Các vụ sản xuất thực phẩm chứa chất có hại cho sức khỏe con người, như nước tương có chứa chất 3-MCPD gây ung thư, bánh phở chứa phormol, thực phẩm chứa hàn the, sữa có chứa melamine. Mới đây nhất, chính là vụ ngộ độc thực phẩm đối với sản phẩm pate Minh Chay khiến nhiều người tiêu dùng phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch phản ánh trách nhiệm tuân thủ quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm hiện nay của các doanh nghiệp. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp vi phạm các quy định pháp luật về lương, chế độ bảo hiểm,… Vấn đề an toàn lao động cho người lao động cũng không còn là hiện tượng hiếm thấy, đã và đang gây bức xúc cho xã hội. Tất cả những vi phạm đó đều vi phạm về trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp. Tuân thủ pháp luật mới chỉ là mức độ cơ bản của trách nhiệm xã hội. Trong trường hợp doanh nghiệp vi phạm trách nhiệm pháp lý còn phổ biến như trên, việc nâng cao TNXHDN trước hết phải nâng cao trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp. Tuân thủ các quy định của pháp luật trong kinh doanh, tối thiểu nhất là tuân thủ các quy định về nghĩa vụ của doanh nghiệp chính là nền tảng để xây dựng TNXHDN ở Việt Nam. Thực tế trên thế giới đã chỉ ra rằng, doanh nghiệp nào thực hiện tốt trách nhiệm xã hội thì lợi ích của họ không những không giảm đi, mà còn tăng thêm. Những lợi ích mà doanh nghiệp thu được khi thực hiện trách nhiệm xã hội bao gồm giảm chi phí, tăng doanh thu, tăng giá trị thương hiệu, giảm tỷ lệ nhân viên thôi việc, tăng năng suất và thêm cơ hội tiếp cận những thị trường mới.

 Nguồn: http://tapchicongthuong.vn/bai-viet/trach-nhiem-xa-hoi-cua-doanh-nghiep-theo-quy-dinh-tai-luat-doanh-nghiep-viet-nam-78506.htm

  

  

  

  

  

  

 Tag: giai đoạn khía cạnh vai trò csr tiểu luận khái niệm tiền tháp (csr) xa