Quyền thừa kế là gì

 Để có thể định đoạt tài sản của mình sau khi chết thì cá nhân phải có quyền gọi là quyền thừa kế. Quý vị hãy cũng Luật DeHa tìm hiểu một số nội dung của quyền thừa kế thông qua bài viết dưới đây.

 Quyền thừa kế là gì ?

 Điều 609 BLDS 2015 quy định về quyền thừa kế như sau:

 Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.

 Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc.

 Ví dụ về quyền thừa kế

 Ông  Nguyễn Văn A lập chi chúc để lại toàn bộ tài sản của ông A cho người con trai của ông là Nguyễn Văn B. Như vậy, Ông A đang thực hiện quyền thừa kế của mình.

 Thời hiệu xác nhận quyền thừa kế

 Khoản 2 Điều 623 BLDS 2015 quy định : Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

 Như vậy, trong thời hạn 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế, người thừa kế có quyền yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình. Nếu quá hạn 10 năm mà người thừa thừa kế không có yêu cầu thì người thừa kế mất quyền yêu cầu xác nhận quyền thừa kế.

 Mẫu đơn xin xác nhận quyền thừa kế

 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 Hà Nội, ngày     tháng     năm    

 ĐƠN XIN XÁC NHẬN HÀNG THỪA KẾ THỨ NHẤT

  • Căn cứ Bộ Luật dân sự năm 2015

 Kính gửi: – Ủy ban nhân dân huyện …………….

 Văn phòng công chứng …………

 Họ và tên tôi là: …………………………….                              Giới tính: …………….

 Sinh ngày: …………………….                   Dân tộc: Kinh                       Quốc tịch: Việt Nam

 CMND số: …………………….

 Ngày cấp: ……………………                  Nơi cấp: …………….

 Hộ khẩu thường trú: ………………………………..

 Địa chỉ hiện tại: …………………………….

 Điện thoại: …………………………

 Mối quan hệ với người mất: cha con ruột

 Căn cứ theo Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người thừa kế theo pháp luật như sau:

 “Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự như sau.

 a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;”

 Tôi xin trình bày cụ thể dưới đây là danh sách những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất và di sản của ông ………………………….:

  1. Họ và tên: ……………..                      Giới tính: .

 Sinh ngày:.                    Dân tộc: Kinh                       Quốc tịch: Việt Nam

 CMND số: .

 Ngày cấp: ……………………         Nơi cấp: …………………….

 Hộ khẩu thường trú: ………………………………………

 Địa chỉ hiện tại: ………………………………….

 Mối quan hệ với người mất: …………………….

 Kính mong quý cơ quan sớm xem xét và xác nhận hàng thừa kế thứ nhất cho tôi để gia đình tôi có thể tiến hành thủ tục chia di sản.

 Tôi xin cam đoan nội dung tờ tường trình trên là đúng sự thật, nếu có khiếu nại, tố cáo về việc bỏ sót, giấu giếm người được hưởng di sản thừa kế; bỏ sót người thừa kế; di sản thừa kế không thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng của người để lại di sản, tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật. Tôi xin cam đoan và chịu trách nhiệm về việc không bỏ sót bất cứ người thừa kế theo pháp luật nào khác.

 Tôi xin chân thành cảm ơn!

Tài liệu đính kèm:
…………………..
…………………..
Người yêu cầu
(Ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên)

 Truất quyền thừa kế là gì

 Cá nhân có quyền lập di chúc để truất quyền hưởng di sản của người thừa kế. Người thừa kế bị truất quyền thừa kế trong di chúc sẽ không được hưởng di sản thừa kế của người chết để lại di sản.

 Từ chối quyền thừa kế

 Điều 620 BLDS quy định về quyền từ chối nhận di sản như sau:

  Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.

 Thủ tục từ chối quyền thừa kế

 Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết.

  Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản.

 Giấy từ chối quyền thừa kế

 ỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 ————————

 VĂN BẢN TỪ CHỐI NHẬN DI SẢN

 Tại Phòng Công chứng số ……….. Tỉnh/Thành phố ………

 Tôi là (ghi rõ họ và tên): ………………………………………..

 Sinh ngày: ……./……./………..

 Chứng minh nhân dân số: ……………… cấp ngày ……/……./…… tại …….

 Hộ khẩu thường trú : ……………………………………………………………………

 (Trường hợp không có hộ khẩu thường trú, thì ghi theo đăng ký tạm trú)

 Tôi là người thừa kế theo di chúc lập ngày (nếu di chúc có công chứng, chứng thực thỡ ghi rõ số, ngày và cơ quan chứng; trường hợp là người thừa kế theo pháp luật thì ghi là người thừa kế theo pháp luật) …………. của ông(bà) …… chết ngày …../……/…….. theo Giấy chứng tử số ……………….. do Uỷ ban nhân dân ……. cấp ngày …../……/………

 Di sản mà tôi được thừa kế là: ……………………………………………………

 Nay tôi tự nguyện từ chối nhận di sản nêu trên mà tôi được hưởng.

 Tôi xin cam đoan những thông tin về nhân thân đã ghi trong văn bản này là đúng sự thật và cam kết việc từ chối nhận di sản này không nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác

 Tôi đã tự đọc văn bản từ chối nhận di sản, đồng ý tất cả các nội dung ghi trong văn bản và ký vào văn bản này trước sự có mặt của công chứng viên.

Người từ chối nhận di sản

 (ký và ghi rõ họ tên)

 Một số câu hỏi liên quan đến quyền thừa kế

 Quyền thừa kế tài sản của con cái ?

 Con đẻ, con nuôi thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người chết khi chia thừa kế theo pháp luật. Khi chưa thừa kế theo di chúc thì con chưa thành niền, con thành niên mà không có khả năng lao động là người được hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung của di chúc và vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó.

 Quyền thừa kế của vợ khi chồng chết

 Vợ là người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của chồng khi chia thừa kế theo pháp luật. Trường hợp chia thừa kế theo di chúc thì vợ là người được hưởng thừa kế của chồng không phụ thuộc vào nội dung của di chúc và vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó.

 Sự khác nhau giữa truất quyền thừa kế và không được hưởng di sản

 tại Điều 626 Bộ luật Dân sự năm 2015, quy định: “Người lập di chúc có quyền chỉ định người thừa kế, truất quyền hưởng di sản của người thừa kế…”.

 Việc truất quyền thừa kế cũng liên quan đến việc chia di sản thừa kế theo pháp luật, điều này được quy định rõ tại khoản 3 Điều 651 Bộ luật Dân sự như sau:

 “Người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản”..

 Có thể thấy rằng, một người có thể bị truất quyền thừa kế chỉ trong một trường hợp duy nhất là do ý chí của người để lại di chúc, đồng thời các di sản thừa kế nói trên sẽ được chia theo pháp luật.

 Các trường hợp không được hưởng di sản được quy định tại Điều 621 BLDS 2015 như sau:

 -Người bị kết án vì đã có hành vi cố ý xâm phạm đến tính mạng và sức khỏe; có hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ, xâm phạm nghiêm trọng về danh dự, nhân phẩm của người để lại di sản;

 – Có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng đối với người để lại di sản;

 – Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác với mục đích để hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản mà người đó được hưởng;

 – Có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc, giả mạo, sửa chữa, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí người để lại di sản.

 Quyền thừa kế đất đai không có di chúc

 Trường hợp người chết có để lại di sản là đất đai nhưng không có di chúc thì di sản thừa kế là đất đai sẽ được chia theo pháp luật cho những người được hưởng thừa kế của người chết.

 Mẫu giấy ủy quyền thừa kế nhà đất

 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 GIẤY ỦY QUYỀN

 Hôm nay, ngày…..tháng….năm……

 Tôi là ………., sinh ngày …/…/…,

 CMND số: …….

 Địa chỉ thường trú: …….

 Bằng văn bản này, tôi đồng ý ủy quyền cho:

 Người được ủy quyền: Ông (bà) ………., sinh năm …….., mang chứng minh nhân dân số ……… do ……… cấp ngày …/…/…., đăng ký hộ khẩu thường trú tại: ……………

 Được đại diện và nhân danh tôi thực hiện các thủ tục theo quy định của Pháp luật, liên quan đến việc:

 Khai nhận/phân chia di sản của bố tôi là ông ………. (sinh năm …., mất ngày ………), đối với di sản là: quyền sở hữu …. ngôi nhà và thửa đất số …….. tờ bản đồ số ………., tại địa chỉ: …………– theo “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở” số …………. do UBND ……..cấp ngày …/…./…..

 Trong phạm vi được ủy quyền, ông (bà) ………. được thay mặt và nhân danh tôi lập và ký tên trên các văn bản, giấy tờ cần thiết và đóng các khoản phí có liên quan tới việc thực hiện nội dung ủy quyền nêu trên.

 Thời hạn ủy quyền: Ủy quyền có hiệu lực kể từ ngày ký cho đến khi công việc ủy quyền nêu trên được hoàn tất, hoặc chấm dứt theo quy định của Pháp luật.

 Tôi cam kết nội dung tôi ủy quyền nêu trên là hoàn toàn tự nguyện và không nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ của tôi; Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi công việc do Bên được ủy quyền nhân danh tôi thực hiện trong phạm vi ủy quyền nêu trên.

 Tôi đã đọc lại toàn văn Giấy ủy quyền, công nhận đã hiểu rõ nội dung và trách nhiệm của mình khi lập Giấy ủy quyền này và ký tên dưới đây để làm bằng chứng.

 Người ủy quyền

 (Ký, ghi rõ họ tên)

  

 Quý khách có nhu cầu tư vấn về thừa kế, tư vấn về lập di chúc,  giải quyết tranh chấp về thừa kế….. hãy liên hệ với Luật DeHa để được tư vấn.

  

  

  

  

  

 Tag: tước nhượng đòi 30 chuyển khước khái niệm trắc nghiệm giáo tập the dâu loại riêng đáp 2005 yếu nước ngoài giá thú