Áp dụng pháp luật là gì – Đặc điểm của áp dụng pháp luật

Áp dụng pháp luật là gì

 Áp dụng pháp luật là hoạt động thực hiện pháp luật mang tính tổ chức quyền lực nhà nước, được thực hiện bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhà chức trách hoặc tổ chức xã hội được Nhà nước trao quyền, nhằm các biệt hóa quy phạm pháp luật vào các trường hợp cụ thể, đối với cá nhân, tổ chức cụ thể.

 Ví dụ về áp dụng pháp luật: Giải quyết vụ việc tranh chấp thừa kế

Đặc điểm của áp dụng pháp luật

 a. Áp dụng pháp luật là hoạt động thể hiện tính tổ chức, quyền lực nhà nước, bởi vì:

 – Hoạt động áp dụng chỉ do các cơ quan nhà nước, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền. Theo quy định của pháp luật tiến hành. Và mỗi chủ thể đó chỉ có thể áp dụng pháp luật trong một phạm vi nhất định theo quy định của pháp luật.

 – Hoạt động áp dụng pháp luật là sự tiếp tục thể hiện ý chí của nhà nước. Thông qua hoạt động áp dụng pháp luật, ý chí nhà nước. Thể hiện trong các quy phạm pháp luật trở thành hiện thực trong thực tế. Được thể hiện một cách cụ thể trong các trường hợp cụ thể.

 b. Áp dụng pháp luật là hoạt động cá biệt hoá các quy phạm pháp luật hiện hành vào những trường hợp cụ thể, đối với các cá nhân, tổ chức cụ thể

 Vì thế, áp dụng pháp luật là hoạt động điều chỉnh cá biệt, cụ thể đối với các quan hệ xã hội.

 Ví dụ: Hoạt động áp dụng pháp luật của Cảnh sát giao thông khi xử lý một người vi phạm pháp luật giao thông cụ thể là sự cá biệt hóa các quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông vào trường hợp cụ thể của người vi phạm đó.

 c. Áp dụng pháp luật là hoạt động thể hiện tính sáng tạo

 Bởi vì, các quy định của pháp luật thường mang tính chất chung, khái quát, song các vụ việc xảy ra trong thực tế vô cùng đa dạng, phong phú và phức tạp. Do vậy, muốn đưa ra được một quyết định “thấu tình, đạt lý” để giải quyết vụ việc thì cần có sự sáng tạo của người áp dụng.

Nguyên tắc áp dụng pháp luật

 Nguyên tắc áp dụng pháp luật là những nguyên tắc cơ bản do luật định căn cứ từ đó các cơ quan nhà nước, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền vận dụng những văn bản pháp luật, tập quán pháp luật thích hợp nhằm giải quyết công việc thuộc thẩm quyền.

 Theo đó, nguyên tắc áp dụng pháp luật được tiến hành như sau:

  • Ưu tiên lựa chọn văn bản tại thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật
  • Áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn
  • Áp dụng quy định của văn bản được ban hành sau
  • Áp dụng văn bản quy phạm pháp luật mới không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn đối với hành vi xảy ra trước ngày văn bản có hiệu lực
  • Áp dụng quy định của điều ước quốc tế trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật trong nước và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác nhau về cùng một vấn đề, trừ Hiến pháp.

Các giai đoạn áp dụng pháp luật

 1) Phân tích đánh giá nội dung, điều kiện hoàn cảnh sự kiện thực tế cần áp dụng pháp luật: giai đoạn khởi đầu có tính chất bản lề. Trước hết cần xác định đúng nội dung, đối tượng, bản chất pháp lý của sự kiến thực tế đó. Nếu cần áp dụng pháp luật thì làm rõ chủ thể nào có thẩm quyền giải quyết sự việc đó. Tiếp theo chuẩn bị về mặt tổ chức, nhân sự, kỹ thuật…; xác định thuận lợi khó khăn è nhìn chung hướng đến sự thuận lợi, tiết kiệm chi phí, thời gian, đạt hiệu quả cao nhất.

 2) Lựa chọn quy phạm pháp luật làm cơ sở pháp lý cho việc đưa ra các quyết định áp dụng pháp luật: về nguyên tắc, phải chọn quy phạm pháp luật còn hiệu lực và sát thực với nội dung sự kiện. Tiếp đó phân tích nội dung quy phạm đã lựa chọn. Trên thực tế, việc lựa chọn quy phạm có thể xảy ra các khả năng như sau:

  • Có một quy phạm pháp luật đáp ứng đủ yêu cầu => thuận lợi.
  • Có 2 hay nhiều quy phạm pháp luật cùng điều chỉnh quan hệ đó nhưng cách giải quyết khác nhau => trường hợp xung đột pháp luật è lựa chọn quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao hơn và được ban hành sau
  • Không có quy phạm pháp luật làm cơ sở pháp lý cho việc áp dụng pháp luật với sự kiện đó: áp dụg pháp luật tương tự.

 3) Đưa ra quyết định Áp dụng pháp luật: giai đoạn phản ánh kết quả thực tế quá trình áp dụng pháp luật. Về bản chất, đây là giai đoạn chuyển hóa những quy định chung được nêu trong quy phạm pháp luật thành quyết định cụ thể, cá biệt. Sự phù hợp của quyết định được xem xét ở 2 khía cạnh pháp lý và thực tế.

 Văn bản áp dụng pháp luật: những văn bản do cơ quan Nhà nước hoặc cá nhân có thẩm quyền ban hành theo một trình tự, thủ tục, tên gọi luật định, chứa đựng quy tắc xử sự cá biệt, cụ thể và được thực hiện một lần trong đời sống pháp lý.

  • Do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền ban hành
  • Trình tự, thủ tục, hình thức, tên gọi văn bản áp dụng pháp luật được pháp luật quy định
  • Chứa đựng quy tắc xử sự cá biệt, cụ thể
  • Được thực hiện một lần đối với chủ thể có liên quan
  • Được đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp Nhà nước

 4) Tổ chức thực hiện quyết định Áp dụng pháp luật trên thực tế: giai đoạn cuối. Cần tiến hành hoạt động kiểm tra, giám sát việc thực thi các quyết định Áp dụng pháp luật với các chủ thể liên quan để đảm bảo hiệu lực của nó trên thực tế.

Các trường hợp cần áp dụng pháp luật

 Xảy ra tranh chấp về quyền và nghĩa vụ pháp lí giữa các bên tham gia quan hệ pháp luật mà họ không giải quyết bằng hòa giải được.

 Khi quyền và nghĩa vụ pháp lí của chủ thể không tự phát sinh, thay đổi, chấm dứt

 Khi cần kiểm tra, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong một số quan hệ pháp luật nhất định

 Khi cần phải áp dụng các chế tài pháp luật đối với chủ thể vi phạm pháp luật

 Khi cần áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước trong các trường hợp khác

 Khi cần phải xác định sự tồn tại hay không tồn tại của một số sự kiện thực tế nào đỏ theo quy định của pháp luật

Liên hệ thực tiễn áp dụng pháp luật

 Theo quy định của pháp luật quyền khiếu nại được áp dụng trong trường hợp công dân

 Công dân, cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

 Cán bộ, công chức có quyền khiếu nại quyết định kỷ luật của người có thẩm quyền khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

 Theo quy định của pháp luật nhà nước áp dụng chế độ ưu đãi đối với

 Ưu đãi người có công với cách mạng là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta, đó là sự đãi ngộ đặc biệt của Đảng, Nhà nước đối với người có công, là trách nhiệm và là sự ghi nhận, tôn vinh những cống hiến của họ đối với đất nước.

 Nguồn: học luật

  

  

  

  

  

  

 Tag: niệm thống trạng ngoài