Bài tập tình huống về kiểu dáng công nghiệp

Đề kiểm tra nghiệp vụ đại diện sở hữu công nghiệp (01/2010)

MÔN PHÁP LUẬT

(Thời gian làm bài 180 phút)

Câu hỏi 1 (3 điểm): Nhà máy Thuốc lá Cửu Long là chủ sở hữu nhãn hiệu thuốc lá

“ROMAN” theo Giấy Chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu đối tượng

SHCN số 377/ĐKHĐSH do Cục Sở hữu công nghiệp (nay là Cục Sở hữu trí tuệ) cấp ngày

31/3/2000, được bảo hộ theo Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa số 26062, do

Cục Sở hữu Công nghiệp cấp ngày 08/01/1998.

Ngày 20/7/2006, Nhà máy thuốc lá Cửu Long đã xuất khẩu một Container thuốc lá

mang nhãn hiệu này và bị Hải quan TP. Hồ Chí Minh lập biên bản vì lý do trên nhãn bao bì

thuốc lá có sử dụng hình lo go hai con sư tử , trong khi đó, hình lo go hai con sư tử lại không

có trong nhãn hiệu đăng ký bảo hộ. Sau khi được giải thích, Nhà máy thuốc lá Cửu Long đã

được cơ quan hải quan làm thủ tục thông quan, nhưng với điều kiện đối với những lô hàng

sau, Nhà máy thuốc lá Cửu Long cần phải đăng ký bổ sung thêm lo go hình hai con sư tử

vào nhãn hiệu thuốc lá của mình thì mới được xuất hàng.

Đề nghị anh (chị) cho biết việc Nhà máy thuốc lá Cửu Long sử dụng nhãn hiệu

“ROMAN” cùng với những dấu hiệu khác trên bao bì của hàng hóa (ví dụ: sử dụng hình lo

go hai con sư tử) như trên bao bì có vi phạm quy định của pháp luật về nhãn hiệu hay không

và có bị coi là hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu của người khác hay không? Với

tư cách là người đại diện sở hữu công nghiệp, anh (chị) tư vấn cho Nhà máy thuốc lá Cửu

Long như thế nào để bảo đảm hoạt động xuất khẩu thuốc lá của nhà máy, đồng thời phù hợp

với quy định của pháp luật về nhãn hiệu?

Câu hỏi 2 (2 điểm):

So sánh thời hạn hiệu lực và các thủ tục duy trì hiệu lực hoặc gia hạn hiệu lực của văn bằng

bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp.

Câu hỏi 3 (2,5 điểm):

Tình huống

Năm 2009 Công ty X (THAILAN) nộp đơn xin bảo hộ nhãn hiệu “MANLI & Hình”

cho dược phẩm (nhóm 05) nhằm để cho Liên doanh ABC sử dụng tại Việt Nam. Tuy nhiên,

đơn nêu trên bị từ chối vì bị coi là tương tự với nhãn hiệu “MANLYX” của một chủ thể khác

đã được bảo hộ theo ĐKQT từ năm 2003 chỉ định tại Việt Nam cũng cho sản phẩm thuộc

nhóm 05.

Yêu cầu

2

Bằng lập luận và áp dụng các quy định pháp luật về nhãn hiệu (theo Luật SHTT và

các văn bản hướng dẫn) Anh/Chị hãy cho biết các khả năng mà Công ty X có thể vận dụng

để nhãn hiệu “MANLI & Hình” được chấp nhận bảo hộ.

Câu hỏi 4 (2,5 điểm): Ông NK sản xuất nước mắm. Thấy mọi người thích các nhãn

hiệu Tám Phú, Bốn Phương, Thanh Châu…nên đã mua vỏ chai cũ của các cơ sở này về làm

sạch rồi bơm nước mắm của mình vào để đem bán. Thời gian sau ông đặt mua chai mới, in

nhãn hàng mới có các dấu hiệu, hình thức hệt như sản phẩm của các cơ sở nêu trên và dán

vào các chai nước mắm do mình sản xuất.

Khi giám định chất lượng mắm xác nhận “Sản phẩm không có lạc khuẩn, nồng độ

đạm ghi trên nhãn mác đúng với độ đạm được xác định ở nước mắm trong chai”. Cơ sở của

ông NK đã sản xuất khoảng 5.000 lít nước mắm, thu lợi nhuận khoảng 3 triệu đồng.

Anh/Chị hãy áp dụng các điều kiện xác định hành vi xâm phạm quyền SHCN theo

quy định của Luật SHTT và các văn bản hướng dẫn thi hành vào tình huống trên để phân

tích, xác định hành vi của Ông NK (cho phép đặt các giả thiết khi phân tích).

Đáp án: https://ipvietnam.gov.vn/noip/resource.nsf/vwResourceList/82E42A82A941F7CC4725785D00308669/De%20kiem%20tra%20va%20dap%20an%20mon%20PLSHCN%202010.pdf

 

 

 

 

 

Tag: bài tập tình huống về kiểu dáng công nghiệp