Các hàng thừa kế theo luật dân sự 2015

 Xác định hàng thừa kế là một công việc vô cùng quan trọng khi chia thừa kế theo pháp luật. Vậy hàng thừa kế là gì, các hàng thừa kế theo quy định của bộ luật dân sự 2015 gồm những ai ? Luật DeHa xin chia sẻ một số quy định về hàng thừa kế để quý khách tham khảo.

 Hàng thừa kế là gì ?

 Bộ luật dân sự 2015 không đưa ra khái niệm cụ thể hàng thừa kế là gì. Tuy nhiên, có thể hiểu hàng thừa kế là thứ tự người thừa kế được hưởng di sản thừa kế khi chia thừa kế theo pháp luật.

 Hàng thừa kế thứ 1

 Hàng thừa kế thứ nhất gồm những ai ? Hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; ( điểm a khoản 1 điều 651 BLDS 2015)

 Khi chia di sản thừa kế theo pháp luật thì vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết là những người có thứ tự đầu tiên được hưởng di sản thừa kế.

 Hàng thừa kế thứ 2

 Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; ( điểm b khoản 1 điều 651 BLDS 2015)

 Trường hợp người để lại di sản thừa kế chết mà không có ai ở hàng thừa kế thứ nhất chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản thì những người thuộc hàng thừa kế thứ hai là người được hưởng di sản.

 Hàng thừa kế thứ 3

 Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

 Những người thuộc hàng thừa kế thứ ba sẽ được hưởng di sản thừa kế nếu không còn ai ở hàng thừa kế thứ nhất và thứ hai do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

 Hàng thừa kế thế vị

 Thừa kế thế vị được áp dụng trong: Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.

 Mẫu đơn xin xác nhận hàng thừa kế thứ nhất

 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 Hà Nội, ngày     tháng     năm    

 ĐƠN XIN XÁC NHẬN HÀNG THỪA KẾ THỨ NHẤT

  • Căn cứ Bộ Luật dân sự năm 2015

 Kính gửi: – Ủy ban nhân dân huyện …………….

 Văn phòng công chứng …………

 Họ và tên tôi là: …………………………….                              Giới tính: …………….

 Sinh ngày: …………………….                   Dân tộc: Kinh                       Quốc tịch: Việt Nam

 CMND số: …………………….

 Ngày cấp: ……………………                  Nơi cấp: …………….

 Hộ khẩu thường trú: ………………………………..

 Địa chỉ hiện tại: …………………………….

 Điện thoại: …………………………

 Mối quan hệ với người mất: cha con ruột

 Căn cứ theo Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người thừa kế theo pháp luật như sau:

 “Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự như sau.

 a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;”

 Tôi xin trình bày cụ thể dưới đây là danh sách những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất và di sản của ông ………………………….:

  1. Họ và tên: ……………..                      Giới tính: .

 Sinh ngày:.                    Dân tộc: Kinh                       Quốc tịch: Việt Nam

 CMND số: .

 Ngày cấp: ……………………         Nơi cấp: …………………….

 Hộ khẩu thường trú: ………………………………………

 Địa chỉ hiện tại: ………………………………….

 Mối quan hệ với người mất: …………………….

  • Họ và tên: ……………                     Giới tính: .

 Sinh ngày: ………………                    Dân tộc: Kinh                       Quốc tịch: Việt Nam

 CMND số: ………………………………

 Ngày cấp: …………………          Nơi cấp: …………………………..

 Hộ khẩu thường trú: ………………………

 Địa chỉ hiện tại: ………………………

 Mối quan hệ với người mất: …………………

  • Tài sản để lại của người mất:
  • …………………………….
  • ………………………………
  • ……………………………

 Kính mong quý cơ quan sớm xem xét và xác nhận hàng thừa kế thứ nhất cho tôi để gia đình tôi có thể tiến hành thủ tục chia di sản.

 Tôi xin cam đoan nội dung tờ tường trình trên là đúng sự thật, nếu có khiếu nại, tố cáo về việc bỏ sót, giấu giếm người được hưởng di sản thừa kế; bỏ sót người thừa kế; di sản thừa kế không thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng của người để lại di sản, tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật. Tôi xin cam đoan và chịu trách nhiệm về việc không bỏ sót bất cứ người thừa kế theo pháp luật nào khác.

 Tôi xin chân thành cảm ơn!

Tài liệu đính kèm:
…………………..
…………………..
Người yêu cầu
(Ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên)

 Một số câu hỏi về hàng thừa kế

 con riêng thuộc hàng thừa kế thứ mấy ?

 Theo quy định tại điều 651 BLDS 2015 thì con đẻ thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người để lại di sản thừa kế. Như vậy, con riêng của người chết để lại di sản nếu được xác định là con đẻ của người chết thì con riêng thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người chết để lại di sản.

 con dâu thuộc hàng thừa kế thứ mấy ?

 Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

 – Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

 – Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

 – Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

 Như vậy, con dâu không  được xác định thuộc người thừa kế khi phân chia di sản thừa kế theo pháp luật.

 Đối tượng nào không thuộc hàng thừa kế thứ nhất

 Theo quy định hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

 Như vậy, người những đối tượng trên thì những người thừa kế thuộc hàng thừa kế khác sẽ không phải hàng thừa kế thứ nhất.

 Quý khách có nhu cầu tư vấn pháp luật về thừa kế hãy liên hệ trực tiếp với Luật DeHa để được tư vấn!

  

  

  

 tag: máy kết bản diện cách giấy