Cách nhận biết giấy phép lái xe giả

 Rất nhiều trường hợp cá nhân đã sử dụng giấy phép lái xe giả để tham gia giao thông hoặc với mục đích xấu khác. Vậy cách nhận biết giấy phép lái xe giả như thế nào hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật DeHa.

 Cách nhận biết giấy phép lái xe giả

 Bạn có thể nhận biết giấy phép lái xe là thật hay giả thông qua đặc điểm nhân biết

 Đặc điểm của bằng lái xe giả:

  • Bằng lái xe giả có màu vàng sẫm hơn bằng lái xe thật, hoa văn giống bằng thật.
  • Bằng lái xe giả có các vị trí chống giả không phản quang như giấy phép lái xe thật.
  • Trên bằng lái xe giả, một số nội dung thông tin in không đúng theo quy tắc như: tháng sinh phải 2 chữ số, giữa tháng và năm giá trị của bằng lái xe phải có dấu phân cách,…

 Đặc điểm của bằng lái xe thật:

  • Bằng lái xe loại mới được làm từ chất liệu PET, có hoa văn màu vàng rơm, kích thước: 85x53mm.
  • Có nội dung như: họ tên, ngày sinh, quốc tịch, nơi cư trú, hạn sử dụng, hạng lái xe,…. bằng cả Tiếng Việt và Tiếng Anh.
  • Ngoài việc sử dụng công nghệ chống làm giả truyền thống, giấy phép lái xe mới còn được áp dụng công nghệ Hologram công nghệ mới (3D để phát sáng cực tím) và công nghệ IPI (để mã hóa). Bằng lái xe giả cũng được in hình người lái theo công nghệ số hóa. Và các hoa văn trên bằng lái xe máy giả giống hệt như thật.
  • Tem dán hình tròn trên góc phía dưới bên phải của ảnh được scan trên GPLX khi ta nhìn nghiêng sẽ thấy chữ “Đường bộ Việt Nam” lấp lánh trên tem.

 Tội sử dụng giấy phép lái xe giả

 Lỗi sử dụng giấy phép lái xe giả xử lý như thế nào

 Trường hợp bị xử phạt hành chính:

 Việc xử phạt hành vi sử dụng giấy phép lái xe giả được quy định tại Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

 Đối với xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô

 Người điều khiển phương tiện không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp sẽ bị phạt từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng.

 Đối với xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, xe mô tô ba bánh:

 Người điều khiển phương tiện sử dụng bằng lái xe giả, không do cơ quan có thẩm quyền cấp sẽ bị phạt từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng.

 Đối với xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô khác

 Người điều khiển xe sử dụng bằng lái xe giả sẽ bị phạt từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng nếu sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp.

 Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện sử dụng giấy phép lái xe giả, giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp còn bị áp dụng bổ sung tịch thu Giấy phép lái xe giả theo quy định tại khoản 9 Điều 21 Nghị định trên.

 Trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự:

 Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức. Có các khung hình phạt như sau: 

 Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.

 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

 a) Có tổ chức;

 b) Phạm tội 02 lần trở lên;

 c) Làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;

 d) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;

 đ) Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

 e) Tái phạm nguy hiểm.

 Khung 3: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

 a) Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;

 b) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

 c) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.

 Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng