Có nên đăng ký điện kinh doanh ?

 Điện là nhu cầu cơ bản của bất kỳ doanh nghiệp nào. Nó không chỉ cho phép họ hoạt động trơn tru mà còn cung cấp cho họ các nguồn lực cần thiết để phát triển và mở rộng.

 Điện kinh doanh là loại điện được sử dụng bởi các doanh nghiệp chứ không phải là khách hàng dân cư hoặc thương mại. Điều quan trọng là phải biết sự khác biệt giữa hai loại điện này và cách chúng hoạt động.

Thủ tục đăng ký điện kinh doanh – Cách đăng ký điện kinh doanh

 Khi đăng ký mua điện, khách hàng cần có 04 giấy tờ sau:

 – Giấy đăng ký mua điện kinh doanh

 – Bảng kê thiết bị điện, chế độ và công suất sử dụng điện.

 – Một trong các giấy tờ liên quan đến địa điểm mua điện (bản sao có chứng thực hoặc công chứng):

 + Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở;

 + Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

 + Hợp đồng thuê nhà có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền;

 + Hợp đồng thuê đất có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền.

 Một trong các giấy tờ liên quan đến khách hàng mua điện (bản sao có chứng thực hoặc công chứng):

 – Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện;

 – Giấy phép đầu tư;

 – Quyết định thành lập đơn vị.

 Trường hợp không có một trong các giấy tờ liên quan đến địa điểm mua điện hoặc liên quan đến khách hàng thì có Giấy xác nhận của cơ quan quản lý của cấp có thẩm quyền hay chính quyền địa phương tại nơi đăng ký mua điện.

 Đối với khách hàng đăng ký sử dụng điện kinh doanh, dịch vụ có công suất đăng ký sử dụng cực đại từ 40kW trở lên, hồ sơ có thêm biểu đồ phụ tải và đặc tính kỹ thuật công nghệ của thiết bị sử dụng điện.

 Đối với khách hàng sử dụng điện có sản lượng điện tiêu thụ bình quân từ 1.000.000 kWh/tháng trở lên có trách nhiệm thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng trước khi hợp đồng mua bán điện có hiệu lực.

 Giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng do các bên mua, bán điện thỏa thuận, nhưng không vượt quá 15 ngày tiền điện, được tính trên cơ sở sản lượng điện tiêu thụ trung bình tháng đăng ký trong hợp đồng mua bán điện và giá điện năng giờ bình thường được áp dụng.

 Bên bán điện có quyền ngừng cấp điện cho bên mua điện trong trường hợp bên mua điện không thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng, không duy trì biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng.

Đăng ký điện kinh doanh có lợi ích gì.

 Do đặc thù ngành kinh doanh có nhiều lĩnh vực khác nhau tuy nhiên điện kinh doanh không bắt buộc phải đăng ký. Tùy cơ sở kinh doanh lựa chọn áp dụng mà thôi. Hiện giá điện kinh doanh được áp dụng giá theo mức điện áp sử dụng kèm theo việc phân chia các cấp: bình thường, thấp điểm, cao điểm…

 Cấp điện áp từ 22 kV trở lên

 1. Giờ bình thường: 2.125 đồng/kWh

 2. Giờ thấp điểm: 1.185 đồng/kWh

 3. Giờ cao điểm: 3.699 đồng/kWh

 Cấp điện áp từ 6 kV đến dưới 22 kV

 1. Giờ bình thường: 2.287 đồng/kWh

 2. Giờ thấp điểm: 1.347 đồng/kWh

 3. Giờ cao điểm: 3.829 đồng/kWh

 Cấp điện áp dưới 6 kV

 1. Giờ bình thường: 2.320 đồng/kWh

 2. Giờ thấp điểm: 1.412 đồng/kWh

 3. Giờ cao điểm: 3.991 đồng/kWh

Giá bán lẻ điện sinh hoạt trả sau
1. Cho 50 kWh đầu tiên 1.678
2. Cho 50 kWh tiếp theo 1.734
3. Cho 100 kWh tiếp theo 2.014
4. Cho 100 kWh tiếp theo 2.536
5. Cho 100 kWh tiếp theo 2.834
6. Cho từ 401 kWh trở lên 2.927
Giá bán lẻ điện sinh hoạt trả trước 2.461

 Đối với cơ sở kinh doanh sử dụng trên 400 số điện 1 tháng và có thể linh hoạt tăng giảm khối lượng điện vào các khung giờ cao điểm và thấp điểm thì sẽ có lợi về giá điện

Điều kiện đăng ký điện kinh doanh

 Căn cứ vào Điều 8, Thông tư 16/2014/TT-BCT ngày 29/05/2014 của Bộ Công Thương quy định về giá bán lẻ điện cho kinh doanh áp dụng đối với bên mua điện. Điện sử dụng cho mục đích kinh doanh, dịch vụ bao gồm:

 – Cửa hàng kinh doanh, dịch vụ, siêu thị, hội chợ, cơ sở kinh doanh thương mại bán buôn, bán lẻ vật tư, hàng hóa.

 – Cơ sở kinh doanh tiền tệ, chứng khoán, ngân hàng thương mại, quỹ tiết kiệm, công ty tài chính, công ty chứng khoán.

 – Cơ sở hoạt động kinh doanh của công ty truyền thông, viễn thông, truyền hình; cơ sở hoạt động trong lĩnh vực thông tin, bưu chính.

 – Công ty xổ số.

 – Tổ chức hoạt động bảo hiểm (trừ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế).

 – Cơ sở du lịch, cửa hàng nhiếp ảnh, vũ trường, nhà hàng karaoke, massage.

 – Cửa hàng ăn uống, giải khát, uốn tóc, giặt là, may đo, rửa xe.

 – Hoạt động quảng cáo của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

 – Cơ sở sửa chữa, tân trang ô tô, xe máy, phương tiện vận tải, hàng tiêu dùng và đồ dùng gia đình.

 – Khách sạn, nhà nghỉ, nhà khách của các tổ chức, cá nhân; nhà cho thuê sử dụng điện ngoài mục đích sinh hoạt do chủ nhà ký hợp đồng mua điện.

 – Phòng bán vé, trạm giao nhận hàng, phòng đợi (kể cả sảnh chờ) cửa hàng, quầy bán hàng hóa thuộc các sân bay, nhà ga, bến xe, bến cảng.

 – Trạm thu phí giao thông, điểm trông giữ xe.

 – Kho chứa hàng hóa trong quá trình lưu thông.

 – Văn phòng, trụ sở quản lý của các tập đoàn, tổng công ty và công ty, trừ trường hợp văn phòng quản lý sản xuất được đặt tại địa điểm cùng với khu vực sản xuất.

 – Văn phòng đại diện của các tổ chức kinh doanh, trung tâm dịch vụ khách hàng; công ty tư vấn; văn phòng công chứng.

 – Bộ phận kinh doanh của các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao, nhà văn hóa, thông tin, nhà thi đấu thể thao, viện bảo tàng, triển lãm.

 – Cơ sở kinh doanh thể dục thể thao.

 – Nhà hát, công ty biểu diễn; công ty chiếu bóng và rạp chiếu bóng; rạp xiếc.

 cá nhân kinh doanh.

  

  

  

  

  

  

  

 Tag: pha hộ mặt trời