Giấy phép xử lý chất thải

 Giấy phép xử lý chất thải nguy hại/ Giấy phép hành nghề xử lý chất thải nguy hại

 Giấy phép xử lý chất thải nguy hại là giấy phép cấp cho chủ xử lý chất thải nguy hại để thực hiện dịch vụ xử lý, tái chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ chất thải nguy hại (có thể bao gồm hoạt động vận chuyển, trung chuyển, lưu giữ, sơ chế.

 Công tác cấp giấy phép xử lý chất thải nguy hại theo quy định mới nhất của pháp luật hiện hành như sau:

  Tổ chức, cá nhân có dự án, cơ sở xử lý chất thải nguy hại đã hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường theo quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 9 Nghị định này lập hồ sơ đăng ký cấp phép xử lý chất thải nguy hại, trình cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này.

 – Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại trên phạm vi toàn quốc.

 – Giấy phép xử lý chất thải nguy hại quy định rõ địa bàn hoạt động, số lượng và loại chất thải nguy hại được phép xử lý, các phương tiện, hệ thống, thiết bị cho việc vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại (kể cả sơ chế, tái chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng), các yêu cầu khác đối với chủ xử lý chất thải nguy hại.

 – Thời hạn giấy phép xử lý chất thải nguy hại là 05 năm, kể từ ngày cấp.

 – Giấy phép xử lý chất thải nguy hại thay thế giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường; trường hợp cơ sở xử lý chất thải nguy hại sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất, hồ sơ cấp giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất có thể được lập cùng với hồ sơ cấp giấy phép xử lý chất thải nguy hại theo đề nghị của chủ dự án, cơ sở. Thủ tục kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường và thủ tục kiểm tra, cấp giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất được thực hiện theo thủ tục kiểm tra, cấp giấy phép xử lý chất thải nguy hại.

 – Trong quá trình xem xét, cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại, cơ quan cấp phép thành lập đoàn kiểm tra thực tế tại cơ sở xử lý chất thải nguy hại làm cơ sở cho việc xem xét chấp thuận vận hành thử nghiệm. Văn bản chấp thuận vận hành thử nghiệm làm căn cứ cho tổ chức, cá nhân thực hiện ký hợp đồng thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại phục vụ việc vận hành thử nghiệm với tổng khối lượng chất thải thu gom, vận chuyển và xử lý theo hợp đồng không được vượt quá năng lực xử lý của dự án. Việc vận hành thử nghiệm thực hiện theo quy định tại Điều 16b Nghị định số 18/2015/NĐ-CP.

 – Thời hạn kiểm tra, chấp thuận vận hành thử nghiệm của dự án xử lý chất thải nguy hại là 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Thời hạn kiểm tra, cấp giấy phép xử lý chất thải nguy hại là 25 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Thời hạn nêu trên không bao gồm thời gian tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan cấp giấy phép.

 – Chi phí cho hoạt động cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại được bố trí từ nguồn thu phí thẩm định cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại.

 Giấy phép hành nghề quản lý chất thải nguy hại

 Hồ sơ cấp phép bao gồm:

 – Hồ sơ kỹ thuật của các phương tiện, thiết bị chuyên dụng đã đầu tư cho việc vận chuyển, xử lý và lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại;

 – Kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố;

 – Bản mô tả các cơ sở xử lý và đại lý vận chuyển chất thải nguy hại đã đầu tư;

 – Chương trình giám sát môi trường, giám sát vận hành xử lý và đánh giá hiệu quả xử lý chất thải nguy hại;

 – Hồ sơ kỹ thuật của các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đã đầu tư;

 – Kế hoạch kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường (tại cơ sở xử lý và các đại lý vận chuyển chất thải nguy hại;

 – Kế hoạch về an toàn lao động và bảo vệ sức khoẻ cho cán bộ, công nhân viên;

 – Kế hoạch đào tạo, tập huấn định kỳ hàng năm cho cán bộ, công nhân viên;

 – Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc các giấy tờ tương đương (đối với cơ sở xử lý và các đại lý vận chuyển chất thải nguy hại);

 – Bản sao hồ sơ, giấy tờ đối với cơ sở xử lý và các đại lý vận chuyển chất thải nguy hại;

 – Bản sao văn bản quy hoạch đã được phê duyệt hoặc văn bản của UBND cấp tỉnh chấp thuận về địa điểm cho hoạt động xử lý chất thải nguy hại đối với cơ sở xử lý chất thải nguy hại trong trường hợp chưa có quy hoạch;

 – Hồ sơ nhân lực;

 – Quy trình vận hành an toàn các phương tiện, thiết bị chuyên dụng;

 – Kế hoạch xử lý ô nhiễm và bảo vệ môi trường khi chấm dứt hoạt động (toàn bộ hoặc một số đại lý vận chuyển chất thải nguy hại);

 – Báo cáo các vấn đề khác trong việc thực hiện các nội dung của báo cáo ĐTM và yêu cầu của Quyết định phê duyệt hoặc các hồ sơ, giấy tờ thay thế tương đương (các nội dung khác nằm ngoài phạm vi hoạt động quản lý chất thải nguy hại trong trường hợp báo cáo ĐTM cho dự án có thêm các hoạt động khác với quản lý chất thải nguy hại; giải trình các điểm thay đổi so với báo cáo ĐTM);

 – Đơn đăng ký hành nghề quản lý chất thải nguy hại (cấp lần đầu);

 – Báo cáo kết quả vận hành thử nghiệm;

 – Mẫu văn bản chấp thuận kế hoạch thử nghiệm;

 – Kế hoạch vận hành thử nghiệm.

 Giấy phép vận chuyển chất thải nguy hại

 Căn cứ Điều 16 thông tư 36/2016/TT-BTNMT quy định về hồ sơ xin cấp giấy phép vận chuyển chất thải nguy hại bao gồm các tài liệu sau:

 – Đơn đăng ký xin cấp giấy phép vận chuyển chất thải nguy hại theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 (A.1) ban hành kèm theo Thông tư này.

 – 01 (một) bản sao báo cáo đánh giá tác động môi trường (sau đây viết tắt là báo cáo ĐTM) được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt đối với dự án đầu tư cơ sở xử lý chất thải hoặc các hồ sơ, giấy tờ thay thế quy định tại Phụ lục 5 (B.1) ban hành kèm theo Thông tư này.

 – 01 (một) bản sao văn bản về quy hoạch có nội dung quản lý, xử lý chất thải do cơ quan có thẩm quyền từ cấp tỉnh trở lên phê duyệt.

 – Các giấy tờ pháp lý đối với trạm trung chuyển chất thải nguy hại (nếu có) quy định tại Phụ lục  (B.1) ban hành kèm theo Thông tư này.

 – Các mô tả, hồ sơ theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 (B.1) ban hành kèm theo Thông tư này.

 – Kế hoạch vận hành thử nghiệm xử lý chất thải nguy hại theo mẫu quy định tại Phụ lục 5C ban hành kèm theo Thông tư này. Kế hoạch vận hành thử nghiệm được đóng quyển riêng với bộ hồ sơ đăng ký.