Luật tố tụng hình sự là gì

Luật tố tụng hình sự là gì

 Luật tố tụng hình sự là một luật quan trọng trong ngành luật của hệ thống pháp luật Việt Nam, tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong các hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự.

 Quá trình tố tụng được luật quy định thành các giai đoạn:

  • Khởi tố vụ án hình sự
  • Điều tra vụ án
  • Truy tố
  • Xét xử sơ thẩm, phúc thẩm
  • Thi hành án
  • Tái thẩm, giám đốc thẩm (nếu có)

Nguyên tắc đặc thù của luật tố tụng hình sự

 – Bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo. Bị cáo có thể tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa cho mình (Điều 11 Bộ luật tố tụng hình sự). Cần chú ý là trong một số trường hợp Toà án phải yêu cầu Đoàn luật sư phân công Văn phòng luật sư cử người bào chữa cho bị cáo hoặc đề nghị Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận cử người bào chữa cho thành viên của tổ chức mình (khoản 2 Điều 57 Bộ luật tố tụng hình sự);

 – Không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật (Điều 9 Bộ luật tố tụng hình sự);

 – Xác định sự thật của vụ án (Điều 10 Bộ luật tố tụng hình sự). Khi xét xử Toà án phải áp dụng mọi biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ những chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, những tình tiết tăng nặng và những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị cáo;

 – Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về người tiến hành tố tụng, trong đó có Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân. Bị cáo có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội.

Giáo trình luật tố tụng hình sự

 Giáo trình luật tố tụng hình sự là môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng cần thiết để hiểu và áp dụng pháp luật tố tụng hình sự.

 https://thuvienpdf.com/giao-trinh-luat-to-tung-hinh-su-viet-nam

Câu hỏi nhận định đúng sai luật tố tụng hình sự

 Tất cả các Cơ quan tiến hành tố tụng đều có quyền khởi tố vụ án hình sự và khởi tố bị can.

 => Sai, vì: Theo Đ33 BLTTHS, cơ quan tiến hành tố tụng bao gồm: CQĐT, Viện kiểm sát; Tòa án.

 Theo Đ104 BLTTHS thì tất cả các cơ quan trên đều có quyền khởi tố vụ án hs. Tuy nhiên, về thẩm quyền khởi tố bị can, theo Đ126 BLTTHS thì Tòa án không có quyền khởi tố bị can.

 Như vậy, không phải tất cả các cơ quan tiến hành tố tụng đều có quyền khởi tố bị can.

 Tất cả những người có quyền giải quyết vụ án hình sự đều là những người tiến hành tố tụng.

 => Sai, vì: Những cơ quan khác không phải cơ quan tiến hành tố tụng như: Bộ đội biên phòng, Kiểm lâm, Hải quan, Cảnh sát biển và những cơ quan khác trong CAND và QĐND được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra được quy định tại Đ111 BLTTHS cũng có quyền tham gia giải quyết vụ án hình sự theo những trường hợp luật định.

 Tất cả những người tham gia tố tụng có quyền và nghĩa vụ pháp lý trong vụ án hình sự đều có quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng.

 => Sai, tại vì: Căn cứ vào Đ43 BLTTHS quy định những người có quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng bao gồm: Kiểm sát viên; bị can, bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và người bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của haị; người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự. Theo quy định trên thì những người tham gia tố tụng khác như người làm chứng, người giám định, người phiên dịch…không có quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng.

 Như vậy, không phải tất cả những người tham gia tố tụng có quyền và nghĩa vụ pháp lý trong vụ án hình sự đều có quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng.

 Một người khi thực hiện tội phạm là người chưa thành niên, nhưng khi khởi tố vụ án hình sự đã đủ 18 tuổi thì họ không thuộc trường hợp quy định tại K2 Đ57 BLTTHS.

 Đúng, tại vì: Căn cứ vào điểm a mục 3 phần II NQ 03 quy định thì trường hợp khi phạm tội là người phạm tội là người chưa thành niên, nhưng khi khởi tố, truy tố, xét xử họ đã đủ 18 tuổi thì họ không thuộc trường hợp quy định tại điểm b, khoản 2 điều 57 BLTTHS.

 Người làm chứng có thể là người thân thích của bị can, bị cáo.

 Đúng, tại vì: Theo quy định tại K2 Đ55 BLTTHS quy định về những người không được làm chứng không liệt kê người thân thích của bị can bị cáo. Căn cứ theo khoản 1 Đ55 BLTTHS, nếu người thân thích của bị can bị cáo biết được tình tiết liên quan đến vụ án đều có thể được triệu tập đến làm chứng.

 Người dưới 14 tuổi không được làm chứng.

 Sai, tại vì: Căn cứ vào K2 Đ55 BLTTHS không liệt kê người dưới 14 tuổi không được làm chứng. Và căn cứ theo Khoản 1 Điều 55 BLTTHS nếu người dưới 14 tuổi biết được tình tiết liên quan đến vụ án đều có thể được triệu tập đến làn chứng.

 Người giám định có thể là người thân thích của bị can bị cáo.

 Sai, tại vì: Điểm a Khoản 4 Điều 60 và căn cứ vào Khoản 1 Điều 42 BLTTHS thì khi người giám định là người thân thích của bị can, bị cáo thì người giám định phải từ chối hoặc bị thay đổi.

 Nguồn: https://hocluat.vn/nhan-dinh-dung-sai-luat-to-tung-hinh-su-co-dap-an/

  

  

  

  

  

 Tag: khái niệm pdf download 2015 2018 đáp