Mối quan hệ giữa nhà nước và pháp luật

Mối quan hệ giữa nhà nước và pháp luật

 Nhà nước và Pháp luật là hai yếu tố trong kiến trúc thượng tầng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nhà nước và Pháp luật đều là phương tiện của quyền lực chính trị. Nhà nước – Pháp luật có chung nguồn gốc, điều kiện phát sinh, phát triển, tồntại và tiêu vong. Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, nhưng quyền lực đố chỉ có thể được triển khai và phát huy có hiệu quả trên cơ sở của Pháp luật. Pháp luật là hệ thống các quy tắc ứng xử do Nhà nước ban hành, luôn phản ánh những quan điểm và đường lối chính trị của lực lượng nắm quyền lực. Nhà nước và bảo đảm cho quyền lực đó được triển khai nhanh, rộng trên quy mô toàn xã hội. Với ý nghĩa đó Nhà nước không thể tồn tại và phát huy quyền lực nếu thiếu Pháp luật; ngược lại Pháp luật chỉ phát sinh, tồn tại và có hiệu lực khi dựa trên cơ sở sức mạnh của quyền lực Nhà nước. Vậy nên Nhà nước và Pháp luật có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau về nhiều mặt.

Nguồn gốc ra đời của nhà nước và pháp luật

 Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin nhà nước và pháp luật không phải là những hiện tượng thường hằng vĩnh cửu. Nhà nước và pháp luật chỉ xuất hiện khi xã hội loài người đã phát triển đến một giai đoạn nhất định. Chúng luôn vận động, phát triển và sẽ tiêu vong khi những điều kiện khách quan cho sự tồn taị và phát triển của chúng không còn nữa.

 – Nhà nước xuất hiện một cách khách quan, nhưng không phải là hiện tượng xã hội vĩnh cửu và bất biến. Nhà nước luôn vận động, phát triển và tiêu vong khi những điều kiện khách quan cho sự tồn tại và phát triển của chúng không còn nữa.

 – Nhà nước chỉ xuất hiện khi xã hội loài người đã phát triển đến một giai đoạn nhất định. Nhà nước xuất hiện trực tiếp từ sự tan rã của chế độ cộng sản nguyên thủy. Nhà nước chỉ xuất hiện ở nơi nào và thời gian nào khi đã xuất hiện sự phân chia xã hội thành các giai cấp đối kháng.

Nguyên nhân ra đời của nhà nước và pháp luật

 Những nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của nhà nước cũng là những nguyên nhân làm xuất hiện pháp luật. Đó là chế độ tư hữu về tài sản và sự phân hoá xã hội thành giai cấp mà giữa các giai cấp có lợi ích đối kháng không thể điều hoà được. Tuy nhiên cũng có những quan điểm khác về sự xuất hiện của pháp luật như: pháp luật cũng như nhà nước là do chúa trời, thượng đê… đặt ra, pháp luật là tổng thể những quyền con người tự nhiên. Nhìn chung các quan điểm này đều mang quan điểm duy tâm, không khoa học, có thuyết rất phản tiến bộ.

  

  

  

  

  

  

  

 Tag: lý luận 2 câu hỏi môn