Những câu hỏi thường gặp khi ra tòa ly hôn

 Khi ra tòa ly hôn, Tòa án sẽ hỏi những câu hỏi gì là băn khoăn của vợ, chồng khi ly hôn. Luật DeHa xin chia sẻ một số câu hỏi thường gặp khi ly hôn để quý khách tham khảo.

 Ly hôn có cần ra tòa không

 Tòa án là cơ quan có thẩm quyền giải quyết ly hôn. Do đó, vợ chồng muốn ly hôn cần nộp hồ sơ ly hôn tới Tòa án để được giải quyết. Tòa án sẽ triệu tập các bên đến Tòa để giải quyết. Thủ tục giải quyết ly hôn tại Tòa phụ thuộc vào việc vợ chồng ly hôn thuận tình hay ly hôn đơn phương.

 Tòa án giải quyết ly hôn như thế nào

  Ly hôn có 2 dạng:

 1. Ly hôn thuận tình là cả hai vợ chồng đều mong muống và cùng ký vào đơn ly hôn. (điều 55 Luật HN&GĐ 2014)

 2. Đơn phương ly hôn là theo yêu cầu của một bên vợ hoặc chồng. (điều 56 Luật HN&GĐ 2014)

 – Căn cứ để Tòa án cho ly hôn:

 + Khi một bên vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án xem xét, giải quyết việc ly hôn. Căn cứ điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

 + Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Toà án tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Toà án giải quyết cho ly hôn.

 – Thụ lý đơn yêu cầu ly hôn:

 + Toà án thụ lý đơn yêu cầu ly hôn theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

 + Trong trường hợp không đăng ký kết hôn mà có yêu cầu ly hôn thì Toà án thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng; nếu có yêu cầu về con và tài sản thì giải quyết theo quy định pháp luật.

 – Tòa án giải quyết theo trình tự như sau:

 + Đối với ly hôn thuận tình: Trong trường hợp này vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn mà hoà giải tại Toà án không thành, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thoả thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con thì Toà án công nhận thuận tình ly hôn và sự thoả thuận về tài sản và con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con; nếu không thoả thuận được hoặc tuy có thoả thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Toà án quyết định.

 + Đối với đơn phương ly hôn: Khi một bên vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hoà giải tại Toà án không thành thì Toà án xem xét, giải quyết việc ly hôn.

 – Hoà giải khi ly hôn: Nhà nước và xã hội khuyến khích việc hoà giải ở cơ sở khi vợ, chồng có yêu cầu ly hôn. Việc hoà giải được thực hiện theo quy định của pháp luật về hoà giải ở cơ sở.

 – Sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Toà án tiến hành hoà giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

 Lưu ý:

 – Quyền yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn:

 – Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn.

 – Trong trường hợp vợ có thai hoặc đang nuôi con dưới mười hai tháng tuổi thì chồng không có quyền yêu cầu xin ly hôn.

 – Hồ sơ xin ly hôn bao gồm:

 +  Chứng minh nhân dân và sổ hộ khẩu của vợ và chồng

 +  Giấy đăng ký kết hôn (bản chính)

 +  Giấy khai sinh của các con

 + Giấy tờ về tài sản nếu có yêu cầu Tòa án phân chia

 Cách ly hôn không cần ra tòa

 Theo quy định tại Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:

 “Thuận tình ly hôn: Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn

 Ly hôn thuận tình không cần ra tòal à trường hợp hai bên thỏa thuận được các vấn đề ly hôn, có mong muốn chấm dứt hôn nhân mà không cần ra tòa. Tuy nhiên, hiện nay theo pháp luật Việt Nam, chủ thể có thẩm quyền giải quyết việc ly hôn là Tòa án nhân dân cấp huyện (đối với ly hôn có yếu tố nước ngoài là Tòa án nhân dân cấp tỉnh). Theo đó, quá trình giải quyết, đương sự phải có mặt theo sự triệu tập của Tòa án để có thể hoàn tất việc ly hôn. Khi thuận tình ly hôn tòa án sẽ không mở phiên tòa để xét xử ly hôn và giải quyết các tranh chấp liên quan đến ly hôn như vấn đề chia tài sản chung, nuôi con, nghĩa vụ cấp dưỡng, vấn đề nợ chung….của vợ chồng.

 Những câu hỏi thường gặp khi ra tòa ly hôn

 Đầu tiên, tòa sẽ hỏi những câu hỏi mang tính chất tìm hiểu sơ về một số thông tin có trong đơn ly hôn và dần dần đánh vào tình cảm của hai vợ chồng, điển hình như: Những câu hỏi Tòa sẽ hỏi khi ly hôn

  • Cả hai kết hôn có trải qua tìm hiểu không?
  • Gia đình hai bên phản ứng như thế nào?
  • Đăng ký kết hôn ngày tháng năm nào, ở đâu?
  • Sau khi kết hôn, vợ chồng chung sống ở đâu?
  • Còn sống chung với nhau hay đã ly thân?
  • Ly thân bao lâu?
  • Nguyên nhân mâu thuẫn dẫn đến ly hôn?
  • Có thực sự trầm trọng đến mức không thể hóa giải không?
  • Vợ chồng yêu cầu Tòa án giải quyết thế nào?
  • Gia đình hai bên có biết về ly hôn không? Phản ứng, ý kiến như thế nào?Ngoài những câu hỏi đó ra, thì Tài sản và Con cái là hai vấn đề quyết định sự hạnh phúc trong cuộc sống sau này của cả hai bên, vì thế Tòa án có trách nhiệm rất quan trọng:Những câu hỏi về tài sản thường gặp:
    • Vợ chồng có tài sản chung không?
    • Động sản, bất động sản gồm những gì? Cần tòa giải quyết hay không? Thỏa thuận phân chia với nhau chưa? Nếu không thể thuận được thì yêu cầu Toàn án giải quyết? (Trường hợp không thể phân chia tài sản khi ly hôn và cần đến tòa giải quyết)
    • Trong thời kỳ hôn nhân có nợ hay vay nợ ai không?
    • Vay bao nhiêu? Việc trả nợ phân chia chưa? Phân chia như thế nào?
    • Có yêu cầu tòa công nhận không?

 Những câu hỏi về con cái:

  • Vợ chồng có bao nhiêu con chung? Có con riêng không?
  • Con cái tên gì? Sinh năm bao nhiêu? Giới tính?
  • Con sau ly hôn sẽ do ai nuôi dưỡng?
  • Có cấp dưỡng nuôi con không? (Hỏi bên không nuôi con)
  • Cấp dưỡng nuôi con bao nhiêu?
  • Đối với con trên 7 tuổi, Tòa sẽ yêu cầu vợ chồng đưa con lên Tòa để trực tiếp hỏi về nguyện vọng cũng như mong muốn được sống chung với cha hoặc mẹ sau ly hôn?

 Quý khách có nhu cầu tư vấn pháp luật về hôn nhân và gia đình hãy liên hệ với Luật DeHa để được tư vấn và cung cấp dịch vụ luật sư tư vấn pháp luật về hôn nhân và gia đình. Xin cảm ơn./.

  

  

  

 tag: trạng kinh nghiệm lệ phí phán