Thủ tục khởi kiện chia thừa kế

Thủ tục khởi kiện chia thừa kế

 Để giải quyết tranh chấp thừa kế nhà đang thuê của nhà nước người khởi kiện cần tiến hành các thủ tục cần thiết để được Tòa án giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật. Thủ tục khởi kiện giải quyết tranh chấp như sau:

  1. Nộp hồ sơ khởi kiện đến Tòa án nơi có nhà đất giải quyết trong thời hiệu pháp luật quy định
  2. Thẩm phán tiến hành thụ lý vụ án khi hồ sơ hợp lệ, và tiến hành thủ tục cần thiết  để chuẩn bị xét xử.
  3. Xét xử sơ thẩm.
  4. Xét xử phúc thẩm (nếu có).

 Hồ sơ gồm có:

  • Đơn khởi kiện;
  • Di chúc (nếu có);
  • Tài liệu, chứng cứ kèm theo;
  • Giấy tờ nhân thân (Chứng minh nhân dân, căn cước công dân, sổ hộ khẩu,…).

Cách tính ngày khởi kiện để chia thừa kế

 Để xác định thời hiệu khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế cần nắm vững quy định về thời hiệu khởi kiện tại Điều 184 BLTTDS, Điều 149 và Điều 623 BLDS 2015, Điều 4 Nghị quyết 02/2016/NQ-HĐTP ngày 30/6/2016 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Án lệ số 26/2018/AL của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và tham khảo mục 1, 2 Phần III Giải đáp vướng mắc số 01/GĐ-TANDTC ngày 25/7/2016 và Phần I Giải đáp vướng mắc 01/GĐ-TANDTC ngày 05/01/2018 của Tòa án nhân dân tối cao.

 Theo đó, thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó.

Mẫu đơn khởi kiện chia thừa kế

 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 ……(1), ngày….. tháng …… năm……

 ĐƠN KHỞI KIỆN

 Kính gửi: Toà án nhân dân (2)……………………………………

 Người khởi kiện: (3)…………………………….

 Địa chỉ: (4) ………………………………………….

 Số điện thoại: ………(nếu có); số fax: …….(nếu có)

 Địa chỉ thư điện tử: ……………………… (nếu có)

 Người bị kiện: (5)…………………………………

 Địa chỉ (6) …………………………………………….

 Số điện thoại: …………(nếu có); số fax: ….(nếu có)

 Địa chỉ thư điện tử: …………………………….. (nếu có)

 Người có quyền, lợi ích được bảo vệ (nếu có)(7)………

 Địa chỉ: (8)……………………………………………

 Số điện thoại: ………(nếu có); số fax: ……..(nếu có)

 Địa chỉ thư điện tử : …………………………(nếu có)

 Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (nếu có) (9)…

 Địa chỉ: (10) ……………………………………..

 Số điện thoại: ………(nếu có); số fax: …….(nếu có)

 Địa chỉ thư điện tử: ..………………………. (nếu có)

 Yêu cầu Tòa án giải quyết những vấn đề sau đây:(11)…….

 Nội dung vụ việc: Phần này bạn viết về mối quan hệ với người để lại di sản thừa kế theo Di chúc hoặc theo pháp luật và liệt kê các di sản. Nếu đề nghị chia theo thừa kế theo pháp luật thì cần giới thiệu mối quan hệ của những người cùng hàng thừa kế của người để lại di sản

 Ví dụ:

 Cha tôi là ông A kết hôn với mẹ tôi là bà B và cha mẹ tôi sinh được ba người con là: anh C, chị D và tôi …E. Ông bà tôi đã chết năm….Đến năm….cha tôi chết……Năm…..mẹ tôi chết.

 Cha mẹ tôi để lại khối di sản bao gồm:

  1. Căn nhà tại số…..đường….xã….huyện….tỉnh…theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà số…..do UBND ….cấp ngày…..
  2. Thửa đất …..mthửa….tờ bản đồ….địa chỉ tại số…..đường….xã….huyện….tỉnh…theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà số…..do UBND ….cấp ngày…..
  3. Chiếc ô tô…..theo Giấy đăng ký phương tiện số……do …..cấp ngày….

 Hiện nay anh em chúng tôi có tranh chấp, không tự thỏa thuận được việc phân chia di sản của cha mẹ, vì vậy.

 Tôi đề nghị Tòa án giải quyết tranh chấp thừa kế, như sau:

  1. Chia cho anh C được hưởng di sản là…
  2. Chia cho chị D được hưởng di sản là….
  3. Chia cho tôi được hưởng di sản là….

 (phần này tùy theo tài sản và mong muốn của người khởi kiện mà ghi yêu cầu)

 2) Vấn đề khác (nếu có): ………………………

 Ví dụ: nghĩa vụ đối với các khoản vay nợ của người chết để lại, giải chấp tài sản đang thế chấp tại ngân hàng, đề nghị xử lý thế nào? – nếu không có thì xóa bỏ mục này

  1. Thông tin khác(7): (nếu không có thì xóa bỏ mục này)

 Người làm chứng (nếu có) (12)…..(nếu không có thì xóa bỏ mục này)

 Địa chỉ: (13) …………………………………………….

 Số điện thoại: ……(nếu có); số fax: …….(nếu có)

 Địa chỉ thư điện tử: …………………… (nếu có)

 Danh mục tài liệu, chứng kèm theo đơn khởi kiện gồm có: (14)

  1. Giấy chứng tử của người để lại di sản; Bản di chúc (nếu có)
  2. Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu của người khởi kiện (bản sao có chứng thực);
  3. Sổ hộ khẩu gia đình (nếu có);
  4. Giấy khai sinh của những người thừa kế, nộp bản sao;
  5. Hồ sơ về di sản ví dụ như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; đăng ký ô tô, xe máy; sổ tiết kiệm…

 (Các thông tin khác mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án) (15) …………………

 Người khởi kiện (16)

  

  

 Hướng dẫn sử dụng mẫu số:

 (1) Ghi địa điểm làm đơn khởi kiện (ví dụ: Hà Nội, ngày….. tháng….. năm……).

 (2) Ghi tên Toà án có thẩm quyền giải quyết vụ án; nếu là Toà án nhân dân cấp huyện, thì cần ghi rõ Toà án nhân dân huyện nào thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Toà án nhân dân huyện A thuộc tỉnh B), nếu là Toà án nhân dân cấp tỉnh, thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Toà án nhân dân tỉnh Hưng Yên) và địa chỉ của Toà án đó.

 (3) Ghi họ tên (ai nộp đơn thì người đó là người khởi kiện, thường thì người đang chiếm giữ di sản là người bị kiện).

 (4) Ghi nơi cư trú tại thời điểm nộp đơn khởi kiện. Nếu người khởi kiện là cá nhân, thì ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư trú (ví dụ: Nguyễn Văn A, cư trú tại thôn B, xã C, huyện M, tỉnh H);

 (5), (7), (9) và (12) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (3).

 (6), (8), (10) và (13) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (4).

 (11) Nêu cụ thể từng vấn đề yêu cầu Toà án giải quyết.

 (14) Ghi rõ tên các tài liệu kèm theo đơn khởi kiện gồm có những tài liệu nào và phải đánh số thứ tự. Danh mục 5 giấy tờ trên chỉ mang tính gợi ý, thực tế mỗi vụ việc thừa kế sẽ có hồ sơ khác nhau.

 (15) Ghi những thông tin mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án (ví dụ: Người khởi kiện thông báo cho Toà án biết khi xảy ra tranh chấp một trong các đương sự đã đi nước ngoài chữa bệnh…).

 (16) Ai nộp làm đơn thì phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khởi kiện đó.