Tuân thủ pháp luật là gì – Ví dụ về tuân thủ pháp luật

Tuân thủ pháp luật là gì

 Tuân thủ pháp luật là việc tuân theo quy định của pháp luật, không vi phạm các quy định mà pháp luật đặt ra

 Ví dụ về tuân thủ pháp luật

  • Công dân tuân thủ pháp luật khi từ chối viết hộ phiếu bầu cử cho người khác.
  • Người tham gia giao thông tuân thủ đèn giao thông
  • Không sử dụng ma túy

Tuân thủ pháp luật với ý nghĩa thực hiện pháp luật của người dân

 Theo phương diện này, tuân thủ pháp luật là hoạt động nhằm đưa pháp luật vào cuộc sống, biến quy định pháp luật trở thành hành vi của các chủ thể. Cụ thể, Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên định nghĩa: “Tuân thủ pháp luật là giữ và làm đúng quy phạm do Nhà nước ban hành có hiệu lực nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội, bảo vệ trật tự xã hội”[2]. Trong đó, pháp luật là “những quy phạm hành vi do Nhà nước ban hành, mọi công dân buộc phải tuân theo, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội và bảo vệ trật tự xã hội”; tuân thủ là “giữ và làm đúng các quy phạm”; thực hiện là “làm cho trở thành sự thật bằng những việc làm hoặc hành động cụ thể” hoặc “làm theo trình tự, phép tắc nhất định”. Có thể thấy, ở góc độ ngôn ngữ chuyên ngành luật, khái niệm tuân thủ pháp luật có sự phân biệt rõ ràng giữa thực hiện pháp luật và thi hành pháp luật (thi hành pháp luật là một hình thức cụ thể của thực hiện pháp luật). Tuy nhiên, ở góc độ ngôn ngữ phổ thông, khái niệm tuân thủ pháp luật thường được sử dụng không phân biệt với thực hiện pháp luật, được hiểu là mọi hành vi của tổ chức, cá nhân phù hợp với quy định của pháp luật và yêu cầu pháp luật phải được các tổ chức, các cá nhân khác tôn trọng, thực hiện chính xác và đầy đủ.

 Tóm lại, tuân thủ pháp luật theo nghĩa thực hiện pháp luật của người dân là một quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật.

Chi phí tuân thủ pháp luật

 Chi phí tuân thủ pháp luật (TTPL) được hiểu là các chi phí mà doanh nghiệp (DN), người dân phải gánh chịu trong quá trình thực hiện các quy định của PL. Chi phí TTPL bao gồm:

 (1) Chi phí hành chính: chi phí về nhân công và thời gian mà DN, người dân phải gánh chịu để thực hiện các yêu cầu của PL, bao gồm thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) với cơ quan nhà nước và các nghĩa vụ khác (ví dụ: lưu giữ thông tin hoặc cung cấp thông tin cho khách hàng, người tiêu dùng…).

 (2) Chi phí đầu tư để tuân thủ quy định: chi phí mà DN, người dân phải đầu tư về cơ sở vật chất, máy móc thiết bị, nhân công, đào tạo,… để đáp ứng các yêu cầu theo PL.

 (3) Phí, lệ phí: các khoản phí, lệ phí chính thức mà DN, người dân phải nộp trong quá trình thực hiện các thủ tục có liên quan.

 (4) Chi phí rủi ro pháp lý (nếu có): chi phí tăng thêm, thiệt hại hoặc mất cơ hội KD mà DN, người dân phải gánh chịu do chất lượng kém của quy định PL dẫn đến bị xử phạt hoặc chậm chễ trong giải quyết thủ tục.

 (5) Chi phí không chính thức: Các khoản trả thêm hoặc “lót tay” liên quan đến việc xuất khẩu, nhập khẩu, sử dụng dịch vụ công cộng (ví dụ: điện thoại, điện năng), trả thuế, …  hoặc để được nhận các hợp đồng, giấy phép trong lĩnh vực công hoặc để có được các quyết định thuận lợi.

  

  

  

  

  

  

  

 Tag: thế nào phim nguyên