Luật quốc tế là gì – Nguồn của luật quốc tế

Luật quốc tế là gì

 Là một ngành nhỏ trong khối ngành Luật, chuyên đào tạo những kiến thức về luật mà trọng tâm của nó đề cập đến việc tìm hiểu và áp dụng luật pháp trong bối cảnh thế giới phẳng, toàn cầu hóa

 Vai trò của luật quốc tế giúp điều chỉnh những quan hệ phát sinh giữa quốc gia và các chủ thể đó trong tất cả các lĩnh vực của cuộc sống kết nối.

Nguồn của luật quốc tế

 Nguồn của pháp luật quốc tế là hình thức hàm chứa hoặc thể hiện các quy phạm pháp luật quốc tế. Theo Quy chế Tòa án quốc tế, thì nguồn của pháp luật quốc tế bao gồm: Những điều ước quốc tế mang tính phổ cập hoặc mang tính chất riêng, thiết lập các quy tắc được các quốc gia tranh chấp thừa nhận một cách rõ ràng; tập quán quốc tế với tư cách là chứng cứ thực tiễn chung được thừa nhận như luật; các nguyên tắc pháp luật chung được các dân tộc văn minh thừa nhận; quyết định của Tòa án; học thuyết của các luật gia có trình độ cao của các nước khác nhau, như là nguồn bổ sung xác định các quy tắc của luật; nghị quyết của các tổ chức quốc tế.

Các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế

 Luật quốc tế bao gồm tập hợp các quy tắc điều chỉnh các mối quan hệ của các quốc gia và sự tương tác của chúng với nhau. 7 nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế đó là:

  • Nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực hiện cam kết quốc tế (Pacta sunt servanda)
  • Nguyên tắc bình đằng vể chủ quyền giữa các quốc gia
  • Nguyên tắc dân tộc tự quyết
  • Nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác
  • Nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác
  • Nguyên tắc hoà bình giải quyết các tranh chấp quốc tế
  • Nguyên tắc cấm đe dọa dùng vũ lực hay dùng vũ lực

Học luật quốc tế ra trường làm gì

  • Nhân viên chính phủ
  • Cán bộ tòa án
  • Giảng viên, nghiên cứu viên
  • Luật sư và tư vấn viên

Học luật quốc tế có dễ xin việc

 Dự án có vốn nước ngoài đầu tư trực tiếp tại Việt Nam. Chính sách zero covid của TQ đã làm tê liệt khả năng gia công của công xưởng thế giới. Nên sẽ có 1 lượng lớn công ty đầu tư VN, kéo theo nhu cầu tư vấn pháp lý quốc tế tăng mạnh. Nên học luật quốc tế sẽ dễ xin việc hơn trong tương lai gần.

So sánh luật quốc tế và luật quốc gia

 Luật quốc tế và luật quốc gia là hai hệ thống pháp luật song song quan hệ gắn bó, bổ sung, gắn bó

So sánh

        Luật quốc tế

  Luật quốc gia

Giống nhau

 Đều là những hệ thống các nguyên tắc quy phạm pháp luật được các quốc gia và các chủ thể tham gia QPPL xây dựng.

Khái niệm

Trên tinh thần tự nguyện bình đẳng thông qua đấu tranh và thương lượng để xây dựng luật

Nhà nước sở tại xây dựng, không có tính tự nguyện

Mục đích

Dùng để điều chỉnh các quan hệ pham vi đa quốc gia.

Dùng để điều chỉnh các quan hệ trong phạm vi quốc gia.

Sự hình
thành

Không có cơ quan xây dựng chuyên trách.

Được xây dựng từ các cơ quan chuyên trách như: Quốc hội, Chính phủ.

Đối tượng
điều chỉnh

Điều chỉnh các mối quan hệ giữa các quốc gia với nhau.

Điều chỉnh các mối quan hệ giữa cá nhân, pháp nhân và nhà nước với nhau.

Chủ thể

Có chủ thể là các quốc gia, tổ chức liên chính phủ, các vùng tự trị, các dân tộc đòi quyền tự quyết… không thể là cá nhân hoặc pháp nhân.

Tất cả các thành phần đều là chủ thể.

Thi hành

Không tồn tại cơ quan chuyên biệt để đảm bảo thi hành.

Được đảm bảo thi hành bằng các cơ quan tư pháp.

Chức năng

Chuyên giải trình, việc xem xét chỉ xảy ra khi có tranh chấp và được sự đồng ý của các bên.

Có chức năng xem xét rõ ràng, không cần có sự đồng ý của các bên, phán xét các tranh chấp theo luật định.

  

  

  

  

  

  

 Tag: giáo viện ngoại giao trợ phương nào khoa con người môi đặc điểm yếu