Các vụ tranh chấp về quyền tác giả

 Tranh chấp bản quyền là một vấn đề phổ biến trong thế giới kỹ thuật số. Với tốc độ phát triển nhanh chóng của mạng xã hội và internet, thật khó để theo dõi những gì được phép theo bản quyền.

 Đạo luật bản quyền cấp cho người sáng tạo các quyền độc quyền nhất định đối với tác phẩm của họ và bảo vệ họ khỏi việc sử dụng hoặc phân phối trái phép tác phẩm của họ vì lợi ích thương mại mà không có sự cho phép của người sáng tạo. Đạo luật bản quyền cũng cho phép sử dụng hợp lý tài liệu có bản quyền cho các mục đích như phê bình, báo cáo tin tức, giảng dạy, nghiên cứu và học bổng

Tranh chấp quyền tác giả thần đồng đất việt

 Trong đơn kiện gửi đến tòa năm 2007, họa sĩ Lê Linh cho biết, tập đầu tiên của Thần đồng đất Việt (tác phẩm do ông và Công ty Phan Thị thực hiện) ra mắt năm 2002. Ông vẽ các nhân vật trong truyện từ năm 2002 đến 2005. Sau tập 78, Lê Linh ngừng sáng tác. Các tập tiếp theo do các họa sĩ khác hợp tác với Công ty Phan Thị thực hiện. Sau đó, Lê Linh phát hiện trong hồ sơ đăng ký bản quyền, bà Mỹ Hạnh ghi tên đồng tác giả với ông.

 Họa sĩ yêu cầu tòa xác định mình là tác giả duy nhất của bộ truyện, đề nghị Phan Thị không được phép sáng tác những biến thể của nhân vật trong bộ truyện. Phía bị đơn cũng kiện ngược họa sĩ vì đã sử dụng nhân vật Trạng Tí trong Thần đồng đất Việt để sáng tác nhân vật Long Tinh truyện Long Thánh.

 Hồi tháng 2, TAND quận 1 xử sơ thẩm, chấp nhận yêu cầu khởi kiện của họa sĩ Lê Linh. Công ty Phan Thị và bà Hạnh không chấp nhận bị xử thua, kháng cáo toàn bộ bản án.

Tranh chấp quyền tác giả trong lĩnh vực âm nhạc

 Nhạc sĩ, ca sĩ Duy Mạnh  rất bức xúc khi phát hiện ra ca khúc “Hãy về đây bên anh” của mình đã bị ca sĩ Đan Trường hát bằng tiếng Thái trong  DVD “Thập nhị mỹ nhân” mà không hề có một lời xin phép. Duy Mạnh còn chỉ rõ, HT Production, đơn vị quản lý ca sĩ Đan Trường không chỉ vi phạm khi sử dụng ca khúc đã được mua độc quyền mà còn tự ý dịch bài hát sang tiếng Hoa, tiếng Thái và kinh doanh nhạc chuông, nhạc chờ cũng như biểu diễn trên sân khấu ca khúc này.

Tranh chấp quyền tác giả có yếu tố nước ngoài

 Ê-kíp sản xuất Rap Việt đã sử dụng hình ảnh đồ hoạ của một nhà thiết kế nước ngoài để làm poster chương trình. Theo quy định của pháp luật về Sở hữu trí tuệ Việt Nam, ê-kíp sản xuất Rap Việt đã vi phạm bản quyền hình ảnh thuộc danh sách các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả tại Điểm g Khoản 1 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ.

  

  

  

 Tag: các vụ tranh chấp về quyền tác giả