Cách chia tài sản thừa kế không có di chúc

 Cá nhân có quyền ;lập di chúc để định đoạt tài sản của mình sau khi chết. Trường hợp cá nhân chết không có di chúc thì di sản của họ sẽ được chia theo pháp luật. Vậy cách chia tài sản thừa kế không có di chúc được tiến hành như thế nào, hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây của Luật DeHa.

 Thủ tục thừa kế không có di chúc

 Khi không có di chúc thì di sản được chia theo pháp luật. Để di sản thừa kế theo pháp luật trước hết phải xác định được các hàng thừa kế của chết để lại di sản.

 Điều 651 BLDS 2015 quy định về người thừa kế theo pháp luật như sau:

 1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

 a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

 b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

 c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

 2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

 3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

 Sau khi xác định được những người được hưởng thừa kế thì:

  • Trong trường hợp di sản để lại không có tranh chấp, tất cả người thừa kế đều đồng ý thì những người thừa kế sẽ làm thủ tục kê khai tài sản tại văn phòng công chứng. Khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp pháp cơ quan công chứng sẽ tiến hành niêm yết công khai tại trụ sở Uỷ ban nhân dân cấp xã. Sau 15 ngày, nếu không có tố cáo hay khiếu nại gì thì cơ quan công chứng sẽ chứng nhận văn bản thỏa thuận phân chia di sản.
  • Sau khi có văn bản thỏa thuận phân chia tài sản, người thừa kế có thể làm thủ tục sang tên đối với tài sản là bất động sản.
  • Nếu những người thừa kế không thoả thuận được trong việc phân chia tài sản thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết. Trước khi khởi kiện ra Toà, có thể gửi đơn yêu cầu Uỷ ban nhân dân xã tiến hành hòa giải. Nếu hoà giải không thành thì sẽ nộp đơn khởi kiện ra Toà án quận (huyện) để phân chia thừa kế.

 Lưu ý: khi chia thừa kế theo pháp luật cần lưu ý xem có trường hợp được thừa kế thế vị hay không

 Thừa kế thế vị: Nếu con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng thời người để lại di sản chết thì cháu sẽ được hưởng phần di sản mà bố mẹ cháu đưởng hưởng. Nếu cháu mất trước hay cùng thời điểm với người để lại di sản thì chắt sẽ được hưởng phần di sản đó.

 Thủ tục thừa kế quyền sử dụng đất không có di chúc

 Bước 1: Công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế tại văn phòng công chứng. Hồ sơ yêu cầu công chứng gồm có:

  • Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản đó
  • Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế.

 Bước 2: Công chứng viên tiến hành kiểm tra, xác minh, thụ lý công chứng và niêm yết tại UBND cấp xã nơi có đất. (theo Điều 58 Luật công chứng 2014 và Nghị định 29/2015/NĐ-CP).

 Bước 3: Đăng ký biến động đất đai tại văn phòng đăng ký đất đai.

 Sau khi hoàn tất thủ tục khai nhận và niêm yết thì tiến hành làm sổ đỏ đất thừa kế không di chúc như sau: Trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày phân chia xong quyền sử dụng đất là di sản thừa kế, người sử dụng đất phải thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai. (theo Điều 95 Luật Đất đai 2013, Điều 79 Nghị định 43/2014/NĐ-CP).

 Trong trường hợp đã quá 30 ngày mà không đăng ký biến động đất đai thì bị xử phạt vi phạm hành chính với mức thấp nhất là 1.000.000 đồng, cao nhất đến 10.000.000 đồng tùy theo từng trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định 91/2019/NĐ-CP.

 Những người được hưởng thừa kế không theo di chúc

 Theo quy định tại điều 644 BLDS thì Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

 a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

 b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.

 Tuy nhiên, việc xác định những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc chỉ được xác định khi chia thừa kế theo di chúc chứ không áp dụng khi chia thừa kế theo pháp luật. Ý nghĩa của việc thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc nhằm bảo vệ quyền lợi của những người thân thích, ruột thịt, gần gũi nhất của người chết để lại di sản.

  

  

  

 tag: 2020 2018 tượng diện 669