Đặc điểm của hệ thống pháp luật Việt Nam

Sơ đồ hệ thống pháp luật Việt Nam

Tt  Hệ thống loại văn bản   Tên viết tắt
 1  Hiến pháp của Quốc Hội  HP
 2  Bộ Luật của Quốc Hội  BL
 3  Luật của Quốc Hội  L
 4  Nghị quyết Quốc hội  NQQH
 5  Pháp lệnh UBTV Quốc hội  PL
 6  Lệnh Chủ tịch nước  LE
 7  Nghị định Chính phủ  NĐ
 8  Quyết định Thủ tướng  QĐTg
 9  Thông tư các Bộ  TT 
 10  Thông tư liên tịch các Bộ  TTLT
 11  Nghị quyết Tòa án Tối cao  NQTA
12  Thông tư Tòa án Tối cao  TTTA
 13  Thông tư Viện kiểm sát Tối cao  TTKS
14  Quyết định Tổng kiểm toán  QĐKT
 15   Nghị quyết HĐND tỉnh  NQHĐ
16  Quyết định UBND tỉnh  QĐUB
 17  Công văn hướng dẫn   CV

Đặc điểm của hệ thống pháp luật Việt Nam

 Pháp luật  chính là một hệ thống thể hiện ý chí của Nhà nước, của giai cấp cầm quyền cho nên pháp luật ở mọi quốc gia nói chung và ở Việt Nam nói riêng không phải được sắp xếp theo một cách ngẫu nhiên, tuỳ tiện mà được sắp xếp theo một trình tự rất chặt chẽ do những yếu tố khách quan quy định. Dưới góc độ đó, hệ thống pháp luật có một số những đặc điểm sau:

  • Tính khách quan: Tính khách quan của hệ thống pháp luật liên hệ chặt chẽ với các đặc điểm trên và được thể hiện ở chỗ: sự hình thành các bộ phận cấu thành của nó được tồn tại trong thực tế khách quan. Không thể đặt ra, sắp xếp các quy phạm pháp luật, các chế định pháp luật, ngành luật một cách chủ quan không tính đến hoặc không nghiên cứu đầy đủ cơ cấu và sự phát triển các quan hệ xã hội đang tồn tại trên thực tế khách quan, bởi các quan hệ xã hội là đối tượng điều chỉnh của pháp luật;
  • Tính thống nhất và tính hài hoà: Các quy phạm pháp luật không mâu thuẫn với nhau mà tồn tại theo thứ bậc và phối hợp chặt chẽ với nhau. Các quy phạm pháp luật do cơ quan Nhà nước cấp dưới ban hành phải phù hợp và không được trái với các quy phạm pháp luật do cơ quan Nhà nước cấp trên ban hành. Nhiều quy phạm pháp luật của cơ quan Nhà nước cấp dưới là sự cụ thể hoá các quy phạm pháp luật của cơ quan Nhà nước cấp cao hơn;
  • Sự phân chia hệ thống pháp luật thành các bộ phận cấu thành: Với tư cách là một hệ thống pháp luật được chia ra các yếu tố cấu thành là các ngành luật, chế định pháp luật. quy phạm pháp luật. Đặc điểm này là tất yếu bởi vì: tổng thể các quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau, trong mỗi lĩnh vực như thế lại có các nhóm quan hệ xã hội có tính độc lập tương đối với nhau. Chính sự hình thành những lĩnh vực và nhóm quan hệ xã hội đã quy định sự phân chia hệ thống pháp luật ra các bộ phận cấu thành.

Ưu điểm của hệ thống pháp luật Việt Nam

 – Hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay được xác định là ngày càng toàn diện và đồng đều hơn

 – Xác định các nguyên tắc pháp luật và thể hiện nó một cách đầy đủ, rõ ràng hơn.

 – Thể hiện sự phân hóa rõ ràng và cụ thể trong các chế định pháp luật.

 – Khi pháp luật được ra đời thì đa phần toàn bộ hệ thống pháp luật đều phát triển theo những định hướng phục vụ cho sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội -chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bảo vệ quyền con-người, quyền công dân.

Thực trạng hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay

 Tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn, xung đột giữa các văn bản quy phạm pháp luật

 Một trong những hạn chế, bất cập lớn trong hoạt động xây dựng pháp luật là tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn, xung đột giữa các văn bản luật và các văn bản dưới luật. Thực trạng này dẫn đến nhiều khó khăn cho việc thực hiện pháp luật của người dân, doanh nghiệp và thi hành pháp luật của các cơ quan nhà nước. Trên bình diện chung, còn tồn tại sự chồng chéo, xung đột giữa các đạo luật với nhau, giữa luật chung và luật chuyên ngành, giữa văn bản hướng dẫn luật này và văn bản hướng dẫn luật khác, dẫn đến tình trạng “làm theo luật này thì đúng, luật khác thì sai”. Tình trạng còn nhiều văn bản pháp luật chồng chéo, mâu thuẫn, thậm chí triệt tiêu lẫn nhau. Nhưng hiện tượng đó vẫn diễn ra, thậm chí còn khá phổ biến hiện nay…

 Điển hình nhất là sự chồng chéo, mâu thuẫn, xung đột giữa các văn bản quy phạm pháp luật trong các lĩnh vực: Đất đai, đầu tư, xây dựng, quy hoạch; nhà ở, kinh doanh bất động sản, môi trường, vệ sinh, an toàn thực phẩm… Trong báo cáo của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã đề cập đến 20 điểm xung đột, chồng chéo lớn của pháp luật về đầu tư, đất đai, xây dựng, môi trường, đấu thầu, tiêu biểu như giữa các văn bản luật: Luật Xây dựng, Luật Đầu tư, Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Quy hoạch đô thị, Luật Đấu thầu; Luật Nhà ở; v.v…

 Sự cồng kềnh, bất cập và mâu thuẫn, chồng chéo làm giảm tính minh bạch của pháp luật, khiến cho pháp luật trở nên phức tạp, khó hiểu và khó áp dụng, hiệu lực và hiệu quả điều chỉnh thấp. Sự xung đột, chồng chéo giữa các văn bản pháp luật gây ra nhiều tác động tiêu cực đối với các đối tượng phải tuân thủ pháp luật như sự lãng phí thời gian, công sức, tiền bạc, lỡ cơ hội đầu tư, làm tăng chi phí và rủi ro đối với hoạt động kinh doanh. Đồng thời, các xung đột, chồng chéo này cũng là những cản trở đối với việc thực hiện pháp luật, làm giảm niềm tin vào pháp luật, tạo cơ hội phát sinh các hiện tượng nhũng nhiễu, tiêu cực, tham nhũng nhất là trong thực hiện các công trình, chương trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.

 Nhận xét về hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay, có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan về thực trạng chồng chéo, mâu thuẫn, xung đột giữa các văn bản pháp luật. Một cách tổng quan nhất, có thể nêu một số nguyên nhân chủ yếu sau đây.

Vị trí của hiến pháp trong hệ thống pháp luật Việt Nam

 Hiến pháp là luật cơ bản của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực pháp lý cao nhất.

 Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp.

 Mọi hành vi vi phạm Hiến pháp đều bị xử lý.

 Như vậy, vị trí của Hiến pháp trong hệ thống pháp luật thể hiện ở hai điểm: luật cơ bản và luật có hiệu lực tối cao.

Hiến pháp là đạo luật cơ bản trong hệ thống pháp luật Việt Nam vì

 – Thứ nhất, hiến pháp do Quốc hội ban hành với những trình tự, thủ tục xây dựng, sửa đổi và thông qua đặc biệt so với các văn bản pháp luật khác.

 – Thứ hai, Hiến Pháp là văn bản duy nhất quy định về việc tổ chức quyền lực nhà nước, là hình thức pháp lý thể hiện một cách tập trung hệ tư tưởng của giai cấp lãnh đạo.

 – Thứ ba, hiến pháp có phạm vi điều chỉnh rất rộng, có tính chất bao quát tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

 – Thức tư, hiến pháp không chỉ là bản tổng kết thành quả cách mạng mà còn đề ra phương hướng, nhiệm vụ cho cách mạng trong giai đoạn tiếp theo.

Án lệ trong hệ thống pháp luật Việt Nam

 Án lệ là những qui tắc do các Tòa án trong khi vận dụng pháp luật để xét xử các vụ án cụ thể, đã hình thành dần dần bằng cách hiểu và có thái độ giải quyết giống nhau một số điểm pháp lý, áp dụng luật một cách giống nhau trong nhiều vụ án

  

  

  

  

  

  

  

  

 Tag: tựu tiểu luận đánh giá hoàn thiện bài giảng trúc