Định giá doanh nghiệp là gì – Cách định giá doanh nghiệp

Định giá doanh nghiệp là gì

 Định giá doanh nghiệp là quá trình ước tính giá trị thị trường hợp lý của một công ty. Nói cách khác, đó là một cách để xác định giá trị của một doanh nghiệp.

 Định giá doanh nghiệp là quan trọng để đánh giá liệu khoản đầu tư vào một công ty có sinh lời hay không, hoặc liệu việc bán cổ phiếu có tốt hơn hay không.

 Quy trình xác định giá trị doanh nghiệp thường bao gồm 4 bước chính: phân tích thị trường, tính toán tài sản ròng, tính toán nợ phải trả và cuối cùng là tính giá trị vốn hóa thị trường.

Các nhân tố ảnh hưởng đến định giá doanh nghiệp

 Sau đây là một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của công ty:

 – Vốn hóa thị trường

 – Khả năng sinh lời

 – Rủi ro

 – Tiềm năng tăng trưởng

 – Dòng tiền

 – Các yếu tố ảnh hưởng đến việc định giá doanh nghiệp là nhu cầu thị trường, cạnh tranh và điều kiện kinh tế.

Cách định giá doanh nghiệp

 Định giá DN là việc ước tính bằng tiền với độ tin cậy cao nhất về các khoản thu nhập mà DN có thể tạo ra trong suốt quá trình sản xuất kinh doanh. Cơ sở của giá trị trong định giá DN là giá trị công bằng, giá trị công bằng trên thị trường, giá trị đầu tư, giá trị đang hoạt động, giá trị  thanh lý.

 Nhìn chung, quy trình định giá giá trị DN tương tự như quy trình thẩm định giá các tài sản khác, nhưng nội dung cụ thể của các bước cần được điều chỉnh phù hợp với việc thẩm định giá DN. Quy trình thẩm định giá DN gồm có 6 bước:

 Bước 1: Xác định vấn đề. Trong bước này cần chú ý các vấn đề sau: Thiết lập mục đích thẩm định giá; Nhận dạng sơ bộ doanh nghiệp cần thẩm định giá: pháp lý, loại hình, quy mô, địa điểm, các cơ sở, chi nhánh, tài sản, sản phẩm, thương hiệu, thị trường; Xác định cơ sở giá trị của thẩm định giá; Xác định tài liệu cần thiết cho việc thẩm định giá.

 Bước 2: Lập kế hoạch thẩm định giá. Việc lập kế hoạch thẩm định giá nhằm xác định rõ những bước công việc phải làm và thời gian thực hiện từng bước công việc cũng như toàn bộ thời gian cho việc thẩm định giá.

 Nội dung kế hoạch phải thể hiện những công việc cơ bản sau: Xác định các yếu tố cung cầu thích hợp với chức năng, các đặc tính và các quyền gắn liền với DN được mua bán và đặc điểm thị trường; Xác định các tài liệu cần thu thập về thị trường, về DN, tài liệu so sánh; Xác định và phát triển các nguồn tài liệu, đảm bảo nguồn tài liệu đáng tin cậy và phải được kiểm chứng; Xây dựng tiến độ nghiên cứu, xác định trình tự thu thập và phân tích dữ liệu, thời hạn cho phép của trình tự phải thực hiện; Lập đề cương báo cáo kết quả thẩm định giá.

 Bước 3: Tìm hiểu DN và thu thập tài liệu. Trong bước này cần lưu ý:  Khảo sát thực tế tại DN: Kiểm kê tài sản, khảo sát tình hình sản xuất kinh doanh thực tế của DN; Thu thập thông tin trước hết là các thông tin, tư liệu từ nội bộ DN: Tư liệu về tình hình sản xuất kinh doanh, các báo cáo tài chính – kế toán – kiểm toán, hệ thống đơn vị sản xuất và đại lý, đặc điểm của đội ngũ quản lý điều hành, nhân viên, công nhân…

 Ngoài ra, còn chú ý thu thập thông tin bên ngoài DN đặc biệt là thị trường sản phẩm của DN, môi trường kinh doanh, ngành kinh doanh, các đối thủ cạnh tranh, chủ trương của Nhà nước…

 Bước 4: Đánh giá các điểm mạnh và điểm yếu của DN. Cần đánh giá các điểm mạnh và điểm yếu của DN trên các mặt: Sản xuất  kinh doanh, thiết bị công nghệ, tay nghề người lao động, bộ máy quản lý và năng lực quản lý, vốn nợ, các chỉ tiêu tài chính, thị trường, môi trường kinh doanh.

 Bước 5: Xác định phương pháp thẩm định giá, phân tích số liệu, tư liệu và ước tính giá trị DN. Thẩm định viên về giá DN dựa vào ý kiến, kết quả công việc  của thẩm định viên khác hay các nhà chuyên môn khác là cần thiết khi thẩm định giá DN.

 Một ví dụ thường thấy là dựa vào kết quả thẩm định giá bất động sản để thẩm định giá các tài sản bất động sản thuộc sở hữu của DN. Khi dựa vào ý kiến, kết quả của thẩm định viên khác hoặc các chuyên gia khác, thẩm định viên về giá DN cần tiến hành các bước thẩm tra để bảo đảm rằng những dịch vụ đó được thực hiện một cách chuyên nghiệp, các kết luận hợp lý và đáng tin cậy.

 Bước 6: Phần chuẩn bị báo cáo và lập báo cáo thẩm định giá. Phần chuẩn bị báo cáo và lập báo cáo thẩm định giá DN tương tự như các tài sản khác. Báo cáo kết quả thẩm định giá DN phải nêu rõ: Mục đích thẩm định giá;  Đối tượng thẩm định giá; Cơ sở giá trị của thẩm định giá; Phương pháp thẩm định giá; Những giả thiết và những điều kiện hạn chế khi thẩm định giá; Kết quả thẩm định giá;  Phạm vi và thời hạn thẩm định giá; Chữ ký và xác nhận của thẩm định viên.

 Các phương pháp định giá DN, gồm: Phương pháp tài sản thuần, phương pháp định giá chứng khoán, phương pháp hiện tại hóa lợi nhuận thuần, phương pháp hiện tại hóa dòng tiền thuần, phương pháp Goodwill, phương pháp dựa vào hệ số PER. Trong quá trình vận dụng, mỗi một phương pháp định giá có những thuận lợi cũng như hạn chế nhất định.

Các phương pháp định giá doanh nghiệp

 Định giá doanh nghiệp theo lợi nhuận

 Công thức thường sẽ là Lợi nhuận x 5 hoặc x 15

 Định giá doanh nghiệp theo doanh thu

 Doanh thu x 8

 Định giá doanh nghiệp theo phương pháp chiết khấu dòng tiền

 Công thức định giá doanh nghiệp

 DCF = CF1/(1+r)^1+  CF2/(1+r)^2+ …+ CFn/(1+r)^n

 Trong đó:

  • DCF – Discounted cash flow: Giá trị của công ty hay còn gọi là dòng tiền đã được chiết khấu.
  • CF – Cash flow: Dòng tiền mà công ty có thể tạo ra trong các năm tới (năm 1, năm 2,… năm n).
  • r – discount rate: Tỷ lệ chiết khấu của dòng tiền.

 Định giá doanh nghiệp theo phương pháp tài sản

 Công thức định giá doanh nghiệp

 Giá của vốn chủ sở hữu = Tổng tài sản – Tổng nợ phải trả

 Mọi tài sản góp vốn vào doanh nghiệp đều phải được định giá

 Những tài sản góp vốn không phải Đồng Việt Nam như ngoại tệ tự chuyển đổi, vàng phải được định giá khi góp vốn.

 Tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp phải được các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc đồng thuận hoặc do một tổ chức thẩm định giá định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được trên 50% số thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận.

 Bài tập định giá doanh nghiệp theo phương pháp chiết khấu dòng tiền

 

  

  

  

  

  

  

  

  

 Tag: dđịnh sách giải hướng dẫn thế nào