Doanh nghiệp chế xuất là gì – Quy định về thành lập doanh nghiệp chế xuất

Doanh nghiệp chế xuất là gì

 Doanh nghiệp chế xuất là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động trong khu chế xuất hoặc doanh nghiệp chuyên sản xuất sản phẩm để xuất khẩu hoạt động trong khu công nghiệp, khu kinh tế.

 Doanh nghiệp chế xuất không nằm trong khu chế xuất được ngăn cách với khu vực bên ngoài theo các quy định áp dụng đối với khu phi thuế quan tại pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

 Doanh nghiệp chế xuất tiếng anh là gì ? Processing enterprises

Quy định về thành lập doanh nghiệp chế xuất

 Cũng theo quy định tại Nghị định 82/2018/NĐ-CP ngày 22 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế, có những điều kiện cơ bản để thành lập doanh nghiệp chế xuất như sau:

  • Doanh nghiệp chế xuất phải được ngăn cách với các doanh nghiệp thường bằng hệ thống hàng rào, lối đi riêng.
  • Toàn bộ hàng hóa sản xuất phải được xuất khẩu 100% ra nước ngoài
  • Đảm bảo điều kiện kiểm tra giám sát của Hải Quan và các cơ quan chức năng.
  • Phải có văn bản đồng ý của Hải Quan về việc chấp thuận thành lập doanh nghiệp chế xuất.

Doanh nghiệp chế xuất bán hàng vào nội địa có chịu thuế gtgt

 Theo Điều 21, Thông tư 38/2015/TT-BTC (sửa đổi bổ sung tại Khoản 10 Điều 1 Thông tư số 39/2018/ TT-BTC) thì hàng hóa nhập khẩu cho mục đích sản xuất hàng xuất khẩu khi chuyển tiêu thụ nội địa phải thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng, nộp bổ sung thuế nhập khẩu và thuế GTGT.

 Doanh nghiệp chế xuất sử dụng hóa đơn gì

 Doanh nghiệp chế xuất được bán vào thị trường nội địa tài sản thanh lý của doanh nghiệp và các hàng hóa theo quy định của pháp luật, nhưng vẫn phải xuất hóa đơn đúng quy định. Trường hợp này sẽ sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng và thuế suất thuế giá trị gia tăng trong trường hợp này vẫn như hàng hóa bình thường (không thuộc trường hợp áp dụng thuế suất 0% theo Điều 9 Thông tư 219/2013/TT-BTC).

Doanh nghiệp chế xuất thanh lý tài sản vào nội địa

 Điều kiện thanh lý

 Căn cứ theo điểm c khoản 4 Thông tư 04/2007/TT-BTM (nay là Bộ Công Thương), DN chỉ được thanh lý TSCĐ khi đáp ứng một trong các điều kiện sau:

 – Hết thời gian khấu hao;

 – Bị hư hỏng;

 – Để thu hẹp quy mô sản xuất hoặc thay đổi mục tiêu hoạt động;

 – Để thay thế máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển mới.

 Xuất khẩu ra nước ngoài/Bán cho DNCX:

 * Hồ sơ gồm:

 – Công văn xin thanh lý;

 – Hợp đồng mua bán;

 – Tờ khai nhập khẩu nguồn gốc;

 – Bảng trích khấu hao (nếu có);

 – Biên bản giám định bị hư hỏng (nếu có).

 * Thủ tục:

 – Làm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng, kê khai theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 21 Thông tư 38/2015/TT-BTC;

 – Mở tờ khai theo loại hình B13- Xuất khẩu hàng đã nhập khẩu:

 + Trị giá tính thuế theo điểm b khoản 2 Điều 17 Thông tư 39/2015/TT-BTC;

 + Không chịu thuế xuất khẩu theo Biểu thuế xuất khẩu;

 + Thuế suất GTGT 0% theo khoản 1 Điều 9 Thông tư 219/2013/TT-BTC.

Xuất hóa đơn cho doanh nghiệp chế xuất

 Căn cứ Thông tư 219/2013/TT-BTC tại Điều 9, Khoản 1

 “Thuế suất 0%: áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu; hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài và ở trong khu phi thuế quan; vận tải quốc tế; hàng hoá, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu, trừ các trường hợp không áp dụng mức thuế suất 0% hướng dẫn tại khoản 3 Điều này”

 Doanh nghiệp epe là gì

 Doanh nghiệp EPE là tên viết tắt của Enterprise Processing Export. Dịch ra tiếng Việt, cụm từ này có nghĩa là doanh nghiệp chế xuất

  

  

  

  

  

 Tag: phế liệu từ mượn 0 nitori việt nam sách