Doanh nghiệp nhà nước là gì – Ưu nhược điểm của doanh nghiệp nhà nước

Doanh nghiệp nhà nước là gì

 Doanh nghiệp nhà nước được tổ chức quản lý dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, bao gồm:

 a) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;

 b) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, trừ doanh nghiệp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.

 Doanh nghiệp nhà nước tiếng anh là gì ? State – owned enterprise

 Ví dụ về doanh nghiệp nhà nước : Tập đoàn Dầu khí Việt Nam; Tập đoàn Điện lực Việt Nam

Vai trò của doanh nghiệp nhà nước

 Khắc phục mặt trái của cơ chế thị trường và những hạn chế của kinh tế tư nhân trong một giới hạn nhất định: DNNN giữ vai trò quan trọng trong việc cung cấp các hàng hóa công cộng. Hàng hóa công cộng do tính chất đặc thù không thể loại trừ, nếu để khu vực tư nhân sản xuất và cung ứng theo nguyên tắc thị trường tất yếu dẫn đến tình trạng không hiệu quả, hoặc gây ra tình trạng thiếu hụt, dẫn đến độc quyền tự nhiên.

 Đảm nhận các lĩnh vực sản xuất – kinh doanh có tính chiến lược đối với sự phát triển kinh tế – xã hội đòi hỏi vốn đầu tư lớn vượt quá khả năng của tư nhân: Nhà nước sẽ phải lựa chọn và quyết định danh mục các “lĩnh vực có tính chiến lược”, cân đối nguồn vốn và cơ chế đầu tư từ các thiết chế sở hữu nhà nước, lựa chọn phương án đầu tư, từ đó hình thành các DNNN thích hợp. Theo đó, các DNNN phải tham gia vào những lĩnh vực, ngành có tính chiến lược quốc gia, đầu tư ở những lĩnh vực đòi hỏi vốn lớn và thu hồi vốn chậm.

 Doanh nghiệp nhà nước là một trong những công cụ vĩ mô quan trọng của Nhà nước, có vai trò dẫn dắt nền kinh tế phát triển theo định hướng XHCN. Thực hiện vai trò chính trị, DNNN là bộ phận nòng cốt, xung kích, dẫn dắt chứ không phải là chủ đạo (tỷ trọng cao và quy mô lớn) nhằm bảo đảm cơ sở kinh tế cho an ninh quốc gia, ổn định tâm lý trong xã hội, thực hiện những nhiệm vụ chính trị được Nhà nước giao, là yếu tố cơ bản để khu vực kinh tế tư nhân phát triển và tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư nước ngoài nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

 Bên cạnh thực hiện các hoạt động kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận, DNNN thực hiện thêm các hoạt động vì mục tiêu an sinh, xã hội của quốc gia.

 Việc giải quyết các vấn đề xã hội là nhiệm vụ phức tạp, khó khăn, nhưng lại có ý nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội quan trọng. Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, DNNN là lực lượng vật chất và công cụ quan trọng để Nhà nước giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường, bảo đảm ổn định chính trị – xã hội.

 Sự tồn tại của DNNN với việc sử dụng nhiều lao động, tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập sẽ góp phần giảm bớt khoảng cách phân hóa xã hội. Mặt khác, DNNN có thể thực hiện các quyền, nghĩa vụ bảo hiểm cho người lao động tốt hơn các thành phần kinh tế khác.

Ưu nhược điểm của doanh nghiệp nhà nước

Ưu điểm

  • Dễ dàng trong việc huy động vốn do được nhà nước đầu tư 100% vốn.
  • Thuận lợi trong các điều kiện chính sách, công nghệ, thuế. Do nhà nước quy định
  • Được sự bảo hộ của nhà nước về sản phẩm đầu ra.
  • Có lợi thế uy tín trước đối tác khi thực hiện các hoạt động hợp tác kinh doanh.

Nhược điểm

  • Mọi thủ tục, báo cáo, phê duyệt với cơ quan có thẩm quyền đôi khi còn phức tạp, rườm rà khiến cho nhiều cơ hội đầu tư, nhiều hoạt động cấp bách bị trôi qua, gián đoạn tiến độ dự án.
  • DNNN khi kinh doanh không hiệu quả, sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước

Tại sao phải cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

 Doanh nghiệp nhà nước thường hoạt động kém hiệu quả và không có khả năng cạnh tranh với các công ty tư nhân. Để đảm bảo sự ổn định của nhà nước, điều quan trọng là các doanh nghiệp này phải được cổ phần hóa.

 Việc cổ phần hóa giúp nhân sự tại doanh nghiệp có động lực làm việc mạnh mẽ hơn. Lợi ích sẽ gắn liền với công sức bỏ ra.

 Huy động vốn từ nhiều nguồn, giảm bớt gánh nặng huy động vốn cũng như quản lý từ phía nhà nước

Thang bảng lương doanh nghiệp nhà nước

 Thang, bảng lương là cơ sở để doanh nghiệp thỏa thuận mức lương theo công việc hoặc chức danh ghi trong hợp đồng lao động với NLĐ.

 Trong khi đó, theo quy định tại thì Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường.

 Vì vậy, khi xây dựng thang, bảng lương, doanh nghiệp phải căn cứ vào Mức lương tối thiểu vùng để thực hiện đúng quy định về nguyên tắc trả lương.

 Từ ngày 01/01/2021, mức lương tối thiểu vùng tiếp tục được thực hiện theo quy định tại Nghị định 90/2019/NĐ-CP sau đây:

 Mức lương

 Địa bàn áp dụng

 4.420.000 đồng/tháng

 Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I

 3.920.000 đồng/tháng

 Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II

 3.430.000 đồng/tháng

 Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III

 3.070.000 đồng/tháng

 Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV

Hệ số lương doanh nghiệp nhà nước

 Theo Điều 3 Nghị định số 51/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ quy định chế độ tiền lương; thù lao, tiền thưởng đối với thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Kiểm soát viên, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc, Phó tổng giám đốc hoặc Phó giám đốc, Kế toán trưởng trong công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu, viên chức quản lý chuyên trách tại các Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu tiếp tục được xếp lương theo hạng công ty quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này như sau:

Hạng công ty

 Chức danh

HỆ SỐ MỨC LƯƠNG
Tập đoàn kinh tế Tổng công ty đặc biệt Tổng công ty và tương đương Công ty
I II III
1. Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty chuyên trách 8,80 – 9,10 8,20 – 8,50 7,78 – 8,12 6,97 – 7,30 6,31 – 6,64 5,65 – 5,98
2. Tổng giám đốc hoặc Giám đốc 8,50 – 8,80 7,85 – 8,20 7,45 – 7,78 6,64 – 6,97 5,98 – 6,31 5,32 – 5,65
3. Thành viên chuyên trách Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên chuyên trách, Phó Tổng giám đốc hoặc Phó giám đốc 7,90 – 8,20 7,33 – 7,66 6,97 – 7,30 5,98 – 6,31 5,32 – 5,65 4,66 – 4,99
4. Kế toán trưởng 7,60 – 7,90 7,00 – 7,33 6,64 – 6,97 5,65 – 5,98 4,99 – 5,32 4,33 – 4,66

  

  

  

  

  

  

  

 Tag: nha nuoc hoá nào luật 2020 khái niệm tái cấu