Kế toán là gì – Kế toán làm những công việc gì

 Kế toán là một lĩnh vực không hề đơn giản và có rất nhiều lĩnh vực cần phải có đối với một kế toán viên. Để đảm bảo rằng bạn có thể làm tốt công việc của mình, điều quan trọng là bạn phải hiểu rõ về các khái niệm và lý thuyết kế toán.

Kế toán là gì

 Căn cứ Khoản 8 Điều 3 của Luật Kế toán 2015

 Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động.

Ngành kế toán có dễ xin việc không

 Kế toán là một môn học không quá khó. Rất dễ để tìm được một công việc kế toán ở nước ta hay thậm chí trên thế giới. Nếu bạn muốn dấn thân vào lĩnh vực này, điều quan trọng là bạn phải có kỹ năng và kinh nghiệm phù hợp.

 Bất kì doanh nghiệp nào cũng cần có bộ phận kế toán, vậy nên đây là ngành nghề có độ tăng trưởng nhu cầu bền vững. Thị trường càng phát triển thì sẽ cần nhiều kế toán viên hơn từ đó giúp nâng cao khả năng tìm được việc làm.

 Trong những năm gần đây, số lượng người muốn làm kế toán ngày càng gia tăng. Thị trường việc làm đang chứng kiến sự gia tăng nhu cầu về nhân viên kế toán và các công ty cần họ cũng vậy.

Kế toán làm những công việc gì

 Công việc của kế toán rất rộng và đa dạng bao gồm thu thập chứng từ, xử lý và cung cấp thông tin về hoạt động tài chính của một tổ chức, doanh nghiệp. Ngoài ra, kế toán cũng là người phụ trách các công việc chuyên môn khác gồm phân tích quản trị hoạt động kinh doanh, hoạch định chính sách kế toán, kiểm toán tại các doanh nghiệp. Họ phải theo dõi mọi thứ và đảm bảo rằng có sự cân bằng hợp lý giữa số tiền trong tài khoản của công ty và số tiền nó cần phải trả cho các chủ nợ của mình.

 Dưới đây là những công việc kế toán trong những vai trò cụ thể:

 Công việc của kế toán kho

 Kế toán kho là người làm việc tại kho. Người đó có trách nhiệm đảm bảo rằng hàng hóa được lưu trữ đúng cách và số lượng hàng hóa chính xác có sẵn để bán vào đúng thời điểm. Dưới đây là những mô tả công việc kế toán kho

  • Kiểm tra giấy tờ, hóa đơn, chứng từ xuất nhập hàng hóa.
  • Hạch toán hàng hóa vật tư xuất nhập
  • Đối chiếu công nợ, hàng hóa xuất nhập
  • Phân loại hàng hóa trong kho
  • Cuối tháng: lập báo cáo tổng hợp tình hình xuất hàng, nhập hàng, hàng tồn kho còn lại. Kiểm kê hàng hóa và đối chiếu số lượng
  • Sắp xếp hàng hóa theo thứ tự ưu tiên, dễ vỡ, hay xuất nhập….
  • Lập sơ đồ hàng hóa

 Các công việc của kế toán trưởng

  • Xây dựng cơ cấu nhân sự và phân công công việc phòng kế toán
  • Đào tạo hoặc tổ chức đào tạo các thành viên trong bộ phận kế toán
  • Kiểm tra việc bảo quản, lưu trữ các tài liệu kế toán.
  • Đọc báo cáo quản trị (đối với công ty không có bộ phận tài chính)
  • Đánh giá rủi ro và báo cáo với CEO
  • Quản lý dòng tiền
  • Đo lường được những thông số (ví dụ: chỉ số hiệu quả sử dụng nhân sự…..)
  • Đưa ra những dự báo về sức khỏe tài chính

 Bản tiêu chuẩn công việc của kế toán trưởng sẽ thay đổi theo hướng tăng thêm hoặc giảm đi nghiệp vụ đối với mỗi kích cỡ doanh nghiệp. Có những doanh nghiệp chỉ yêu cầu kế toán trưởng làm việc quản lý đội nhóm và tham mưu ban giám đốc, nhưng có những doanh nghiệp đòi hỏi kế toán trưởng phải làm cả những nghiệp vụ về thuế…

 Công việc của kế toán thuế là gì

 Dưới đây là những mô tả công việc của kế toán thuế phải làm.

  • Xử lý hóa đơn chứng từ (soát xét kiểm tra chứng từ, hóa đơn GTGT đầu vào và đầu ra, chứng từ thanh toán, phiếu xuất nhập kho, biên bản bàn giao…)
  • Phân chia và sắp xếp chứng từ mua hàng và bán hàng riêng biệt
  • Làm tờ khai thuế tháng, quý bao gồm: GTGT, TNCN, tiêu thụ đặc biệt (nếu có), tình hình sử dụng hóa đơn
  • Nộp thuế định kỳ
  • Cuối năm sẽ làm báo cáo tài chính bao gồm: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, bản lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính.

 Công việc của kế toán bán hàng

 Mô tả công việc kế toán bán hàng khác nhau giữa các doanh nghiệp nhưng nhìn chung thì kế toán bán hàng có những công việc sau:

  • Ghi chép nghiệp vụ liên quan đến bán hàng, ghi chép hóa đơn, doanh thu…
  • Tính giá vốn hàng hóa
  • Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp
  • Nhập số liệu mua, bán hàng
  • Đối chiếu số liệu giữa hàng hóa trên phần mềm và hàng hóa tồn kho
  • Doanh thu bán hàng
  • Phối hợp với thủ kho để kiểm tra xuất nhập tồn.
  • Cân đối hóa đơn đầu ra và đầu vào để xuất cho hợp lý
  • Cập nhật giá sản phẩm, dịch vụ mới…

 Kế toán công nợ làm những việc gì

  • Quản lý theo dõi công nợ (trên file excel, phần mềm, thậm chí là bằng sổ giấy). Trong đó người làm việc kế toán công nợ phải thêm mới, cập nhật tình hình công nợ đúng thời điểm.
  • Gửi hóa đơn chứng từ đến khách hàng
  • Kiểm tra định kỳ các khoản nợ của từng khách hàng, bảng tổng hợp công nợ phải thu, phải trả
  • Lập báo cáo tình hình thu hồi công nợ, bảng theo dõi tình hình công nợ quá hạn, quá mức…
  • Gọi điện thoại nhắc nợ
  • In và đối chiếu sổ quỹ tiền mặt, tiền gửi với kế toán tổng hợp (theo tháng, quý, năm)
  • Lưu trữ chứng từ theo nghiệp vụ phát sinh
  • Đối chiếu công nợ với kế toán tổng hợp, nhà cung cấp và khách hàng

 Công việc của kế toán thanh toán

 Kế toán thanh toán hay còn được gọi là kế toán tiền, rất nhiều bạn nhầm lẫn nghiệp vụ kế toán thanh toán với kế toán công nợ. Tuy nhiên mô tả công việc kế toán thanh toán hoàn toàn khác so với kế toán công nợ. Vậy kế toán thanh toán phải làm những việc gì:

  • Thực hiện giao dịch với ngân hàng như rút tiền, chuyển tiền, đối chiếu chứng từ, lấy sổ phụ ngân hàng
  • Quản lý các khoản thu chi
  • Lập báo cáo dự kiến tình hình thu chi
  • Quản lý và theo dõi chứng từ thu chi
  • Lập kế hoạch thanh toán với nhà cung cấp hàng tuần, hàng tháng, hàng quý

 Mô tả công việc kế toán tiền lương

  • Theo dõi chấm công của cán bộ công nhân viên
  • Theo dõi tình hình lao động, số lượng lao động, tình hình sử dụng lao động, kết quả lao động.
  • Xây dựng thang bảng lương
  • Tính toán trợ cấp, phụ cấp cho người lao động
  • Đăng ký bảo hiểm cho nhân viên
  • Tính toán và kê khai thuế TNCN

 Mô tả công việc kế toán bằng tiếng anh

  • Manage all accounting transactions
  • Prepare budget forecasts
  • Publish financial statements in time
  • Compute taxes and prepare tax returns
  • Manage balance sheets and profit/loss statements
  • Report on the company’s financial health and liquidity
  • Handle monthly, quarterly and annual closings
  • Reconcile accounts payable and receivable
  • Ensure timely bank payments
  • Audit financial transactions and documents
  • Reinforce financial data confidentiality and conduct database backups when necessary
  • Comply with financial policies and regulations

  

  

  

  

  

  

  

  

 Tag: coông nội 1 toán\ la gi gì? mẫu vị trí