Khái niệm quy phạm pháp luật – Cấu trúc quy phạm của pháp luật

Khái niệm quy phạm pháp luật

 Quy phạm pháp luật là những quy tắc, chuẩn mực mang tính bắt buộc chung đối với tất cả tổ chức, cá nhân có liên quan, và được ban hành bởi các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

 Ví dụ về quy phạm của pháp luật: Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến mạng sống, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó tử vong, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm” (Khoản 1 Điều 102 Bộ Luật hình sự 1999)

Cấu trúc quy phạm của pháp luật

 Các yếu tố cấu thành quy phạm pháp luật bao gồm 3 bộ phận là Giả định, quy định và chế tài. Tuy nhiên không nhất thiết phải có đủ 3 bộ phận này mới là quy phạm pháp luật.

Tính quy phạm phổ biến của pháp luật

 Nhìn từ góc độ nhất nguyên, quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự có hiệu lực bắt buộc chung, được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định, do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền ban hành và được nhà nước đảm bảo thực hiện.Như vậy, quy phạm pháp luật thỏa mãn ba dấu hiệu: (i) tính quy phạm phổ biến; (ii) tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức và; (iii) tính được đảm bảo bằng nhà nước.

Chỉ có pháp luật mới có tính quy phạm

 Nhận định này Sai. Ngoài pháp luật, các quy phạm xã hội khác cũng mang tính quy phạm.

Bài tập về quy phạm của pháp luật

 Lực lượng vũ trang nhân dân tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, với Đảng và Nhà nước, có nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ Nhân dân, Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa; cùng toàn dân xây dựng đất nước và thực hiện nghĩa vụ quốc tế”. (Điều 65 Hiến pháp 2013).

 – Giả định: “Lực lượng vũ trang nhân dân” Phần giả định trong trường hợp này nêu lên quan hệ xã hội mà quy phạm này điều chỉnh, xác định rõ đối tượng phải chịu sự điều chỉnh của quy phạm pháp luật này đó là lực lượng vũ trang nhân dân.

 – Quy định: “tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, với Đảng và Nhà nước, có nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ Nhân dân, Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa; cùng toàn dân xây dựng đất nước và thực hiện nghĩa vụ quốc tế”. Phần quy định trong trường hợp này nêu lên cách thức xử sự của đối tượng được nêu ở phần giả định.

 – Chế tài: không có.

 Xem thêm bài tập tại: https://hocluat.vn/bai-tap-xac-dinh-cau-truc-quy-pham-phap-luat-va-phan-tich-thanh-phan-cua-quan-he-phap-luat/

  

  

  

  

  

  

  

 Tag: phap đặc điểm gì phân tích