Bản quyền sở hữu trí tuệ là gì – Đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ

Bản quyền sở hữu trí tuệ là gì

 Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ. Quyền sở hữu trí tuệ bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.

 Ví dụ về quyền sở hữu trí tuệ: Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là tác giả bài hát “Cát bụi” thì nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có quyền tác giả đối với bài hát “Cát bụi”

Đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ

 1. Đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá.

 2. Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.

 3. Đối tượng quyền đối với giống cây trồng là vật liệu nhân giống và vật liệu thu hoạch.”

Chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ là gì

 Chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ là quá trình chuyển giao tài sản trí tuệ từ bên này sang bên khác. Nó có thể được thực hiện theo một số cách, chẳng hạn như thông qua một thỏa thuận trong đó quyền sở hữu được chuyển giao, hoặc thông qua hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng tài sản trí tuệ.

So sánh quyền sở hữu trí tuệ và quyền sở hữu tài sản

 Quyền sở hữu trí tuệ được định nghĩa là tập hợp các quyền đối với tài sản vô hình là thành quả lao động sáng tạo hay uy tín kinh doanh của các chu thể, được pháp luật quy định bảo hộ. Trong khi đó quyền sở hữu tài sản hữu hình thông thường là tài sản được biểu hiện dưới hình thái vật chất, có thể nhìn thấy được và có giá trị đo lường cụ thể.

Góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ

 Góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ là sử dụng quyền sở hữu trí tuệ để góp vốn thành lập doanh nghiệp.

 Căn cứ theo quy định điều 34 luật doanh nghiệp 2020:

 Tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.

 Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp hoặc có quyền sử dụng hợp pháp đối với tài sản quy định tại khoản 1 Điều này mới có quyền sử dụng tài sản đó để góp vốn theo quy định của pháp luật.

Ví dụ về tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ

 Năm 2011, Apple khởi kiện Samsung vì cho rằng công ty Samsung đã sao chép thiết kế của smartphone iPhone. Apple cho rằng Samsung đã sao chép thiết kế, cách đóng gói và giao diện người dùng của iPhone và iPad để dùng cho các smartphone và tablet của mình. Apple đã yêu cầu Samsung bồi thường 2,5 tỷ USD vì những vi phạm trên.

Hiệp ước quốc tế nào quy định toàn diện về “thương mại về quyền sở hữu trí tuệ”?

 Cho đến nay, Việt Nam đã tham gia các điều ước quốc tế quan trọng cũng như đã ký kết các điều ước quốc tế song phương về quyền sở hữu trí tuệ như Công ước Paris. Hệ thống pháp luật trong nước về bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ ngày càng hoàn thiện. Một số điều ước quốc tế đa phương khác mà Việt Nam đã và sẽ tham gia là: Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học (Việt Nam tham gia từ năm 2004); Công ước Paris về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (Việt Nam tham gia từ ngày 8-3-1949); Công ước Rome về bảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, tổ chức phát sóng; Thoả ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hóa, Việt Nam tham gia từ ngày 8-3-1949 và Nghị định thư liên quan đến Thoả ước Madrid (tham gia tháng 10/2006); Hiệp ước Hợp tác Patent (PCT) được ký tại Washington năm 1970 (Việt Nam tham gia từ ngày 10-3-1993); Thoả ước Lahay về Đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp; Hiệp ước luật nhãn hiệu hàng hoá được thông qua ngày 27-10-1994 tại Geneva: Hiệp ước Budapest về sự công nhận quốc tế đối với việc nộp lưu chủng vi sinh: Công ước quốc tế về bảo hộ giống cây trồng mới (Công ước UPOV); Hiệp ước Washington về sở hữu trí tuệ đối với bố trí mạch tích hợp; Hiệp định thương mại về Quyền Sở hữu trí tuệ (TRIPS) trong hệ thống các hiệp định của WTO; Công ước thành lập Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) bắt đầu có hiệu lực từ năm 1970 (Việt Nam trở thành thành viên của WIPO từ ngày 02-07-1976)…

Tầm quan trọng của quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại quốc tế

 Ở Việt Nam, thực tiễn trong việc bảo hộ quyền SHTT trong những năm gần đây càng cho thấy tầm quan trọng của nó, nhất là trong xu thế hội nhập. Đã có nhiều doanh nghiệp Việt Nam tạo ra và phát triển những nhãn hiệu được công nhận rộng rãi ở thị trường trong nước và ở thị trường nước ngoài, một số nhãn hiệu điển hình như: bánh phồng tôm “Sa Giang”, cà phê “Trung Nguyên”, giày dép “Biti’s”, kẹo dừa “Bến Tre”, nước mắm “Phú Quốc”,…

 Quyền sở hữu trí tuệ là một khía cạnh quan trọng của thương mại quốc tế. Họ bảo vệ người tạo và chủ sở hữu tài sản trí tuệ khỏi việc sử dụng trái phép tác phẩm của họ.

 Quyền sở hữu trí tuệ là yếu tố then chốt cho sự thành công của bất kỳ doanh nghiệp nào và chúng cần được xem xét khi giao dịch với các quốc gia khác.

  

  

  

  

  

 Tag: gồm: khái niệm điện tử đặc điểm vai trò nội dung vụ tư phần mềm tính biện lãnh thổ phân biệt xác vacxin ý sinh trips phải hiểu