Doanh nghiệp thương mại là gì – Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp thương mại

 Doanh nghiệp thương mại là gì

 Doanh nghiệp thương mại là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực mua và bán sản phẩm.

 Ví dụ về doanh nghiệp thương mại: Công ty TGDD chuyên mua điện thoại và bán lại

 Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp thương mại

 Trong môi trường kinh doanh hiện nay, điều quan trọng là phải có một chiến lược bài bản và chu đáo. Để thành công, một doanh nghiệp cần phải thực hiện một chiến lược phù hợp với bản chất của ngành. Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp thương mại cần đáp ứng 2 tiêu chí sau:

  • Mục tiêu kinh doanh trong thời kì dài (cụ thể có thể định lượng, nhất quán…)
  • Phương án hành động, chỉ dẫn hoạt động

 Các loại chi phí trong doanh nghiệp thương mại

 – Chi phí để mua hàng

 – Chi phí để bán hàng bao gồm:

 + Chi phí cho nhân viên bán hàng.

 + Chi phí cho vật liệu bao bì.

 + Chi phí mua dụng cụ đồ dùng phục vụ bán hàng.

 + Chi phí để khấu hao TSCĐ trong bộ phận bảo quản hàng hoá

 + Chi phí cho dịch vụ mua ngoài.

 + Các loại chi phí khác.

 – Chi phí cho quản lý doanh nghiệp, gồm có:

 + Chi phí cho nhân viên quản lý.

 + Chi phí mua vật liệu quản lý.

 + Chi phí mua đồ dùng văn phòng.

 + Chi phí khấu hao các TSCĐ trong bộ phận quản lý chung.

 + Thuế, phí và các lệ phí.

 + Chi phí về các dịch vụ mua ngoài.

 + Các phí về các dịch vụ mua ngoài.

 + Các chi phí khác bằng tiền.

 Tỷ lệ chi phí là tỷ lệ chi phí trên doanh thu. Trong các doanh nghiệp thương mại, đây là một số liệu phổ biến được sử dụng để đo lường số tiền được chi cho kinh doanh và tiếp thị. Để kinh doanh thương mại thành công thì chủ doanh nghiệp cần phải biết phân bổ tỷ lệ này để tối ưu hóa quá trình vận hành.

 Giá vốn hàng bán trong doanh nghiệp thương mại

 Giá vốn hàng bán trong doanh nghiệp thương mại sẽ được tính bao gồm: giá mua hàng hóa đầu vào, cộng chi phí vận chuyển, cộng bảo hiểm hàng hóa nếu có.

  • Tính giá vốn hàng bán theo phương pháp FIFO – Nhập trước, xuất trước
  • Tính giá vốn hàng bán theo phương pháp LIFO – nhập sau xuất trước
  • Tính giá vốn hàng bán theo phương pháp bình quân gia quyền
  • Tính giá vốn theo đích danh

 

 Dự trữ hàng hóa trong doanh nghiệp thương mại

 Dự trữ hàng hóa trong kinh doanh thương mại là sự ngưng đọng của hàng hóa trong quá trình vận động từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng. Nó được hình thành từ khi hàng hóa nhập về kho, trạm cửa hàng của doanh nghiệp đến khi bán những hàng hóa đó cho khách hàng.

 Sơ đồ quy trình kinh doanh của doanh nghiệp thương mại

 Quá trình bán hàng của doanh nghiệp thương mại là một quá trình gồm nhiều bước, bắt đầu từ việc tiếp xúc ban đầu và kết thúc bằng việc thanh toán cuối cùng.

  • Chuẩn bị hàng hóa để kinh doanh (mua về nhập kho)
  • Tìm khách hàng tiềm năng
  • Tiếp cận khách hàng
  • Trình bày sản phẩm và dịch vụ
  • Báo giá và thuyết phục khách hàng
  • Đóng đơn hàng của bạn
  • Chăm sóc khách hàng sau bán hàng

 Quy trình mua hàng của doanh nghiệp thương mại

  • Lập yêu cầu mua hàng
  • Lập yêu cầu báo giá
  • Tiếp nhận báo giá từ nhà cung cấp và phê duyệt
  • Lập hợp đồng mua hàng
  • Đề nghị nhập hàng, đề nghị kiểm hàng
  • Nhập kho và thanh toán

 Các phương thức thanh toán trong doanh nghiệp thương mại

 Chuyển tiền qua ngân hàng

 Phương thức thanh toán nhờ thu (hay còn gọi là ủy nhiệm thu)

 Thanh toán L/C

 

 Hạch toán trong doanh nghiệp thương mại

 Khi mua hàng hóa nhập kho, căn cứ vào các hóa đơn mua hàng, phiếu nhập kho và các chứng từ liên quan khác, kế toán ghi:

 Nợ TK 156- Trị giá mua hàng nhập kho.

 Nợ TK 153- Trị giá bao bì tính riêng nhập kho nếu có

 Nợ TK 1331- Thuế GTGT được khấu trừ

 Có TK 331, 341, 111, 112…- Tổng giá thanh toán

 Phản ánh các khoản chi phí thu mua thực tế phát sinh liên quan đến thu mua hàng hóa như vận chuyển, bốc xếp, hao hụt trong định mức…kế toán ghi:

 Nợ TK 156- Tổng hợp chi phí thu mua hàng hóa.

 Nợ 1331- Thuế GTGT được khấu trừ

 Có 331, 111,112

 – Các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng mua được hưởng khi mua hàng hóa đã mua nhưng trả lại nếu có, kế toán ghi:

 Nợ TK 331- Trừ vào số nợ phải trả

 Nợ 111,112: Nếu được nhận lại bằng tiền mặt

 Nợ 1388- Người bán đã chấp nhận nhưng chưa thanh toán

 Có TK 156- Giá trị hàng hóa.

 Có TK 1331- Thuế GTGT được khấu trừ

 –  Các khoản chiết khấu được hưởng khi mua hàng, kế toán ghi:

 Nợ TK 111,112,331,1388… – Tổng số chiết khấu

 Có TK 515- Doanh thu hoạt động tài chính.

 Khi phát sinh việc bán hàng, tiêu thụ sản phẩm, kế toán ghi

 – Ghi nhận giá vốn:

 Nợ TK 632- Trị giá mua thực tế của hàng tiêu thụ

 Có TK 156, 151,…

 – Ghi nhận doanh thu:

 Nợ TK 111, 112,, 131- Tổng giá thanh toán

 Có TK 5111- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

 Có 3331- Thuế GTGT phải nộp nhà nước.

 – Ghi nhận các khoản giảm trừ (Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại)  nếu có:

 Nợ TK 5211, 5212, 5213

 Nợ 3331- Giảm thuế GTGT phải nộp

 Có 111, 112, 131, 3388

 – Riêng trường hợp hàng bán bị trả lại , kế toán phải bổ sung thêm bút toán giảm giá vốn:

 Nợ TK 156

 Có TK 632

 – Chiết khấu thanh toán khách hàng được hưởng, kế toán ghi:

 Nợ TK 635

 Có TK 111,112, 131, 3388

 –  Cuối kỳ, kết chuyển các khoản giảm trừ, xác định doanh thu thuần, kết chuyển doanh thu thuần, giá vốn hàng bán và chi phí tài chính:

 +  Kết chuyển các khoản giảm trừ:

 Nợ TK 5111

 Có TK 5211, 5212, 5213

 +  Thuế xuất khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt

 Nợ TK 5111

 Có TK 3332, 3333

 +    Kết chuyển doanh thu thuần

 Nợ TK 5111

 Có 911

 +    Kết chuyển giá vốn hàng bán và chi phí tài chính

 Nợ TK 911

 Có TK 632, 635

  

  

  

  

  

  

  

 Tag: tạp ở việt nam nhượng điểm khái niệm tạo nguồn thế nào