Cách làm bài tập chia thừa kế – Bài tập chia thừa kế có đáp án

 Bài tập phân chia di sản thừa kế dùng để phân chia di sản sắp chia cho những người thừa kế.

 Có hai dạng bài tập chia thừa kế:

 1. Di sản: di sản định chia cho những người thừa kế nhưng người chết không để lại di chúc hoặc di chúc không có đủ thông tin về cách thức phân chia di sản.

 2. Di chúc: di sản sẽ được chia cho những người thừa kế theo di chúc hoặc văn bản ủy thác do người đã chết lập trước khi họ qua đời.

Cách làm bài tập chia thừa kế

 Bước 1: Vẽ sơ đồ phả hệ. 

 Đây là bước không cần thiết trong khi làm bài thi nhưng bạn nên làm hoặc làm ra nháp để có thể thấy một cách tổng quan về quan hệ giữa các đối tượng trong đề bài, tránh bỏ xót đối tượng khi chia tài sản.

 Bước 2: Xác định di sản người chết để lại.

 – Để làm được bước này cần phải chú ý đến, người chết là người độc thân hay đã kết hôn, nếu đã kết hôn thì cần phải xem tài sản nào là tài sản riêng, tài sản nào là tài sản chung, phần tài sản chung thì pháp áp dụng nguyên tắc phân chia tài sản của vợ chồng theo quy định tại Điều 95 Luật Hôn nhân gia đình ( về nguyên tắc là chia đôi).

 – Các nghĩa vụ người chết để lại: Thông thường trong các bài tập chia thừa kế thì có phần chi phí mai táng, chi phí này sẽ được trừ vào số di sản của người chết.

 – Các khối tài sản khác của người chết có được: Có thể người nhận được một phần di sản thừa kế của người khác trong cùng một tình huống, vì vậy cần chú ý để cộng thêm khoản này vào khối di sản.

 Bước 3: Xác định có di chúc hay không? Di chúc có hợp pháp hay không? Có hiệu lực toàn bộ hay một phần?

 – Để làm được bước này bạn cần xem dữ kiện bài ra xem có di chúc để lại hay không? Nếu có thì bạn phải xem di chúc đó có hợp pháp về mặt nội dung và hình thức theo quy định của pháp luật hay không? Tham khảo Điều 652 BLDS. Xem trong những người nhận thừa kế còn sống tại thời điểm mở thừa kế hay không? ( đối với cá nhân), còn tồn tại hay không? ( đối với tổ chức).

 – Nếu sau khi xem xét thấy có di chúc hợp pháp thì chia thừa kế theo di chúc, nếu không có di chúc thì chia theo pháp luật. Tùy trường hợp cụ thể cần phải xem xét di chúc đã định đoạt hết toàn bộ di sản hay chưa? Nếu có phần chưa được định đoạt hoặc không có hiệu lực thì phải tiếp tục chia theo pháp luật.

Bài tập chia thừa kế có đáp án – Bài tập chia thừa kế có lời giải

Tình huống 1:

 Người cha mất để lại di chúc ủy quyền nhờ cơ quan pháp chứng phân chia tài sản. Người con và mẹ nghĩ rằng họ sẽ nhận được tài sản thì xuất hiện một đứa con riêng của người chồng và di chúc cũng phân chia tài sản cho người con. Hỏi: nếu ông để lại di chúc cho người con riêng mà 2 người kia trước đó không biết này mà không để lại cho 2 mẹ con thì 2 mẹ con có quyền được hưởng không, hình như có Điều luật nào đó quy định là người mẹ có quyền nhận không phụ thuộc vào di chúc (người con không được nhận này đã trên 18 tuổi)

 Hỏi thêm: người con riêng này có ngang hàng với 2 mẹ con khi chia di sản không?

 Đáp án tham khảo:

 Theo quy định tại Điều 644 BLDS 2015. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc

 1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

 a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

 b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.

 2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này.

 Vì vậy nếu người cha mất thì người vợ vẫn được hưởng theo quy định của người kia, còn người con đã thành niên và không thuộc khoản 2 Điều 644 thì không được hưởng vì người cha trong di chúc không cho người con hưởng.

 Theo quy định tại Điều 651 BLDS 2015 thì người con riêng có quyền đứng ngang hàng thừa kế đối với việc phân chia di sản của người cha để lai.

Tình huống 2:

 Ông Khải và Bà Ba kết hôn với nhau năm 1947 và có 3 con là anh Hải, anh Dũng, chị Ngân. Chị Ngân kết hôn với anh Hiếu và có con chung là Hạnh. Năm 2018, Ông Khải chết có để lại di chúc cho con gái và cháu ngoại được hưởng toàn bộ di sản của ông trong khối tài sản chung của ông và bà Ba. Một năm sau bà Ba cũng chết và để lại toàn bộ di sản cho chồng, các con người em ruột của chồng tên Lương. Năm 2009, anh Dũng chết do bệnh nặng và có di chúc để lại tất cả cho anh ruột là Hải. Sau khi Dũng chết thì những người trong gia đình tranh chấp về việc phân chia di sản.

 Hãy giải quyết việc tranh chấp, biết rằng bà Ba và ông Khải không còn người thân thích nào khác, anh Hải có lập văn từ chối hưởng di sản của bà Ba và anh dũng theo đúng qui định của pháp luật, chị Ngân cũng từ chối hưởng di sản của anh Dũng, tài sản chung của ông Khải và bà Ba cho đến thời điểm ông Khải chết là 1.2tỷ, sau khi ông Khải chết, bà Ba còn tạo lập một căn nhà trị giá 300 triệu.

 Đáp án tham khảo:

 Tình huống của bạn có vài chỗ không ổn, này nhé:

 – Thứ nhất, anh Dũng di chúc toàn bộ tài sản lại cho anh Hải, vậy có nghĩa là không có tên chị Ngân trong di chúc của anh Hải, vậy tại sao lại có chj chị Ngân từ chối hưởng tài sản anh Dũng để lại?

 – Thứ hai, “các con người em ruột của chồng tên Lương”, chỗ này bạn viết như thế người đọc dễ hiểu nhầm, theo P hiểu thì đó là các con của bà Ba và người em ruột của chồng tên là Lương.
Rắc rối nhỉ. Theo P, khi ông Khải chết đã di chúc lại toàn bộ tài sản của mình trong khối tài sản chung của 2 ông bà cho con gái và cháu ngoại, như vậy một số tài sản của ông Khải (tạm xác định là 1/2×1,2t tỷ) sẽ được chia đều cho con gái vá cháu ngoại, mỗi người 300 triệu.

 Vậy, sau khi thực hiện di chúc của ông Khải, số tiền còn lại thuộc tài sản của bà Ba là 600 + 300 = 900 triệu. Bà Ba chết để lại tài sản cho các con và người em ruột của chồng là Lương (tổng cộng 4 người), vậy số tiền 900 triệu sẽ được chia đều tiếp cho 4 người, mỗi người 225 triệu.

 Anh Dũng thừa kế từ bà Ba 225 triệu, sau khi anh chết, di chúc toàn bộ tài sản này cho anh Hải, vậy anh Hải được hưởng thêm số tài sản này. Do anh Hải từ chối hưởng di sản của bà Ba và anh Dũng, nên còn dư ra 500 triệu. 500 Triệu này theo P sẽ được chia tiếp theo pháp luật, theo hàng thừa kế thứ nhất gồm chị Ngân, vợ con anh Hải (nếu có)

Tình huống 3:

 Ông A, bà B có con chung là C, D (đều đã thành niên và có khả năng lao động). C có vợ là M có con X,Y. D có chồng là N có một con là K. Di sản của A là 900 triệu. Chia thừa kế trong các trường hợp riêng biệt sau:

 1. C chết trước A. A di chúc hợp pháp để lại toàn bộ di sản cho X.
2. C chết trước A. D chết sau A (chưa kịp nhận di sản)
3. A chết cùng thời điểm với C. A di chúc để lại cho K ½ di sản

 Đáp án tham khảo:

 Di sản ông A để lại là 900 triệu.

 Trường hợp 1. C chết trước A. A di chúc để lại toàn bộ di sản cho X.

 A làm di chúc để lại toàn bộ di sản cho X. Tuy nhiên, bà B (vợ ông A) là người được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc (Điều 644 BLDS 2015). Theo đó, bà B phải được hưởng ít nhất 2/3 suất thừa kế theo pháp luật (là 200 triệu). Theo đó, bà B sẽ được hưởng 200 triệu và phần còn lại sẽ được thực hiện theo nội dung di chúc (X được hưởng thừa kế của ông A là 700 triệu).

 Trường hợp 2. C chết trước A, D chết sau A. A chết không để lại di chúc.

 A chết không để lại di chúc thì di sản của A sẽ được chia theo pháp luật. Khi đó, bà B, D, C là những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của A (Điều 651 BLDS 2015) nên mỗi người sẽ được hưởng một phần di sản bằng nhau là 300 triệu.

 Do C chết trước A nên con của C là X, Y sẽ được hưởng thừa kế thế vị của C (theo Điều 652 BLDS 2015).

 D chết sau A, nếu A để lại di chúc thì sẽ được thực hiện theo nội dung di chúc. Còn nếu A chết không để lại di chúc (hoặc phần tài sản mà D được nhận từ di sản của ông A không được định đoạt trong di chúc) thì di sản A để lại sẽ được chia theo pháp luật. Khi đó, bà B (mẹ D), anh N (chồng D), K (con D) sẽ được chia theo pháp luật mỗi người một phần bằng nhau.

 Trường hợp 3. A chết cùng thời điểm với C. A di chúc để lại cho K ½ di sản.

 Ông A chết cùng thời điểm với anh C nên ông A sẽ không được hưởng thừa kế từ di sản của anh C để lại (theo Điều 619 BLDS 2015).

 Ông A chết để lại di chúc cho K hưởng ½ di sản của ông. Theo đó, K được thừa kế 450 triệu của ông A. Phần di sản không được ông A định đoạt trong di chúc (450 triệu) được chia theo pháp luật (điều 650, 651 BLDS 2015).

 Theo đó, phần di sản này sẽ được chia cho bà B = C = D = 150 triệu. Anh C đã chết nên con anh C là X, Y sẽ được hưởng thừa kế thế vị phần của anh C.

 Khi chia thừa kế trong trường hợp này, bà B là người được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc (theo Điều 644 BLDS 2015). Phần di sản không được ông A định đoạt trong di chúc khi chia theo pháp luật không đảm bảo cho bảo cho bà B được hưởng 2/3 suất thừa kế theo pháp luật nên phần thiếu (50 triệu) sẽ được lấy từ phần mà K được hưởng theo nội dung di chúc.

Tình huống 4:

 Năm 1950, Ô A kết hôn với bà B. Ô bà sinh được 2 người con gái là chị X (1953) & chị Y (1954). Sau một thời gian chung sống, giữa Ô A & bà B phát sinh mâu thuẫn, năm 1959 Ô A chung sống như vợ chồng với bà C. A & C sinh được anh T (1960) & chị Q (1963). Tháng 8/1979, X kết hôn với K, anh chị sinh được 2 con là M & N (1979-sinh đôi). Năm 1990, trên đường về quê chị X bị tai nạn chết. Năm 1993, Ô A mắc bệnh hiểm nghèo & đã qua đời. Trước khi chết, Ô A có để lại bản di chúc với nội dung cho anh T thừa hưởng toàn bộ tài sản do ông A để lại. không đồng ý với bản di chúc đó, chị Y đã yêu cầu tòa án chia lại di sản của bố mình. Qua điều tra tòa án xác định khối tài sản của Ô A và bà B là 500 triệu đồng. Hãy xác định hàng thừa kế đối với những người được hưởng di sản thừa kế của chị X & Ô A?

 Đáp án tham khảo:

 Theo dữ kiện bài ta thấy năm 1959 ông A chung sống như vợ, chống với bà C thì việc này pháp luật vẫn thừa nhận ông A và bà C là vợ chồng hợp pháp.

 Năm 1990, chị X chết nhưng đề bài không nói tài sản của chị X là bao nhiêu nên ta xem bằng 0.

 Năm 1993 ông A mất và có lập di chúc để lại toàn bộ tài sản cho anh T.

 Tài sản của ông A và bà B có được là 500 triệu

 Tài sản của ông A và bà C đề bài không nêu nên ta xem như bằng 0.

 Di sản của ông A là 500/2 = 250 triệu.

 250 triệu chính là giá trị tài sản mà ông A có quyền định đoạt.

 Tài sản của anh T được hưởng là 250. Tuy nhiên theo quy định pháp luật thì những người sau đây được hưởng thừa kế gồm bà B và bà C mỗi người được hưởng 2/3 giá trị của một suất chia theo pháp luật.

 Người được hưởng thừa kế chia theo pháp luật gồm bà B, bà C, anh T, Q, X, Y: 250/6 = 41,6 triệu.

 Như vậy

  • Bà B = bà C = 2/3 (250/6) = 27,7 triệu.
  • Tài sản của anh T còn lại là 250 – (27,7×2) = 194,6 triệu.

 Các trường hợp còn lại không được hưởng vì X đã mất, Y, Q đã thành niên và không bị mất năng lực hành vi.

Tình huống 5:

 Ô A kết hôn với bà B sinh được 5 người con. Anh con cả đã chết để lại 2 con: 1 trai & 1 gái đã thành niên. Gia tài của Ô bà gồm 2 ngôi nhà: 1 ngôi nhà trị giá 100 triệu đồng, 1 cái trị giá 200 triệu đồng. Trước khi chết Ô A lập di chúc cho bà B một ngôi nhà trị giá 100 triệu đồng. Biết đứa con trai út của Ô bà đã sinh được 1 cháu trai đã thành niên. Sau đó anh con trai út này đã bị tai nạn & bị tâm thần. Anh (chị) hãy chia tài sản của ông A?

 Đáp án tham khảo:

 Theo đề bài ta thì tài sản chung của ông A và bà B là 300 triệu.

 Di sản của ông A là 300/2 = 150 triệu.

 Ông A để lại cho bà B 100 triệu.

 Như vậy giá trị tài sản còn lại sẽ được chia theo pháp luật là 150 – 100 = 50 triệu.

 Những người được hưởng thừa kế theo pháp luật gồm bà B và 05 người con; do anh con cả mất nên theo Điều 652 BLDS 2015 thì 02 con của anh cả sẽ được hưởng thừa kế kế vị.

 Mỗi người được hưởng là 50/6 = 8,33

 Mỗi người con của anh cả là 8,33/2 = 4,165.

Tình huống 6:

 Ông thịnh đã ly hôn với vợ và có 2 người con riêng là Hòa và Bình.

 Bà Nguyệt (chồng chết) có 2 người con riên là Xuân và Hạ.

 Năm 1993 ông thịnh kết hôn với bà Nguyệt và sinh được 2 người con là Tuyết và Lê.

 Để tránh sự bất hòa giữa mẹ kế và con chồng, ông Thịnh cùng bà Nguyệt mua một căn nhà để bà Nguyệt cùng các con là Xuân, Hạ, Tuyết, Lê ở riêng. Trong quá trình chung sống, ông Thịnh thương yêu Xuân và Hạ như con ruột, nuôi dưỡng và cho 2 người ăn học đến lớn.

 Hòa kết hôn với Thuận có con là Thảo.

 Xuân kết hôn với Thu có con là Đông.

 Hòa bị tai nạn chết vào năm 2016. Ông thịnh bệnh chết vào năm 2017. Xuân cũng chết vào năm 2018.

 Sau khi ông thịnh qua đời gia đình mâu thuẫn và xảy ra tranh chấp về việc chia di sản của ông thịnh

 Qua điều tra được biết: Ông thịnh có tài sản riêng là 220 triệu đồng. và có tài sản chung với bà nguyệt (căn nhà bà nguyệt và các con đang sống) trị giá 140tr đồng.Hòa và Thuận có tài sản chung là 120tr đồng. Xuân và thu có tài sản chung là 100tr.

 Hãy phân chia di sản của ông Thịnh.

 Đáp án tham khảo:

 – Tổng tài sản của Hòa có 120:2=60tr sẽ để lại cho Thịnh = mẹ của Hòa = Thuận = Thảo = 60:4 = 15tr
mà bà mẹ kế là Nguyệt không được thừa kế vì theo Điều 654 BLDS 2015 chưa có quan hệ như mẹ con.

 – Thịnh xem con riêng của Nguyệt như con mình, chăm sóc, cho ăn học đây là mối quan hệ giữa con riêng với bố dượng theo Điều 654 BLDS 2015, thì Xuân và Hạ xem như trong hàng thừa kế thứ nhất.

 – Ông Thịnh không để lại di chúc.

 – Tổng tài sản ông Thịnh là 220 + 140:2 + 15(của Hòa) = 305 triệu

 – Vậy những người thừa kế của ông Thịnh gồm 7 người : Nguyệt = Xuân = Hạ = Tuyết = Lê = Hòa (Thảo kế vị) = Bình = 305:7 = 43.57 triệu.

 – Tổng tài sản Xuân có 43.57 + 100:2= 93.57tr sẽ để lại cho Nguyệt = Thu = Đông = 93.57:3 = 31.19 triệu.

 Tóm lại là:

  • Nguyệt = 140:2 + 43.57 + 31.43=145 triệu
  • Hạ = 43.57 triệu
  • Thu = 100 : 2+ 31.19= 81.19 triệu
  • Đông = 31.19 triệu
  • Tuyết = 43.57 triệu
  • Lê = 43.57 triệu
  • Bình = 43.57 triệu
  • Thuận = 120 : 2 + 15 = 75 triệu
  • Thảo = 15 + 43.57 = 58.57 triệu
  • mẹ của Hòa = 15 triệu

 Nguồn: https://hocluat.vn/nhung-bai-tap-chia-thua-ke-luat-dan-su-thuong-gap/

  

  

  

  

  

  

  

 Tag: đại cương an hướng dẫn môn đơn giản sở hữu