Hệ thống pháp luật là gì – Các hệ thống pháp luật trên thế giới

Hệ thống pháp luật là gì

 Hệ thống pháp luật là cấu trúc của pháp luật, bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật có mối liên hệ nội tại và thống nhất với nhau được phân thành các chế định pháp luật, các ngành luật và được quy định bởi tính chất, cơ cấu các quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh.

 Hệ thống pháp luật bao gồm ba thành phần chính: cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp. Cơ quan lập pháp đưa ra luật, chế tài các thẩm phán và công tố viên, đồng thời có một số quyền lực để định hình quy trình xét xử. Hành pháp thực thi các luật này thông qua các cơ quan như cảnh sát, tòa án hoặc nhà tù. Cơ quan tư pháp giải thích và áp dụng luật hiện hành theo đúng quy trình.

Cấu trúc của hệ thống pháp luật

 Hệ thống cấu trúc bên trong là tổng thể các quy phạm pháp luật có mối liên hệ nội tại thống nhất với nhau, được phân chia thành các ngành luật, mỗi ngành luật lại được cấu tạo bởi một bộ phận các quy phạm pháp luật có sự thống nhất nội tại, có chung đối tượng và phương pháp điều chỉnh. Trong mỗi bộ phận lại được phân bổ thành những bộ phận nhỏ hơn hợp thành các chế định pháp luật và mỗi chế định pháp luật lại được hình thành từ các quy phạm pháp luật;

 Hệ thống cấu trúc bên ngoài là tổng thể các văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo trình tự luật định nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản, quan trọng. Hệ thống cấu trúc bên ngoài được phân định thành các văn bản luật và văn bản dưới luật.

Các hệ thống pháp luật trên thế giới

 Hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa

 Về cơ bản HTPL xã hội chủ nghĩa có những đặc điểm sau:

 + HTPL xã hội chủ nghĩa phản ánh rõ mục đích xã hội và tính chất giai cấp, nghĩa là HTPL này thực chất là phương tiện của việc thể hiện và ghi nhận các lợi ích của giai cấp công nhân và của toàn thể nhân dân lao động. Các mục đích mà HTPL này hướng đến để đạt được, cũng như các phương tiện của việc đạt được các mục đích đó được ghi nhận trong các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành.

 + Chủ nghĩa Mac – Lênin là cơ sở tư tưởng của các HTPL xã hội chủ nghĩa. C.Mác, Ph. Ăng – ghen và V. I. Lênin đã chi rõ các đặc trưng cơ bản của pháp luật xã hội chủ nghĩa là tính bị quyết định của nó bởi chế độ kinh tế – xã hội của xã hội; tính giai cấp của pháp luật với tư cách là ý chí của giai cấp thống trị về kinh tế được đưa lên thành luật, là công cụ của quyền lực chính trị của giai cấp đó; khả năng tác động ngược lại một cách đáng kể của pháp luật đối với sự phát triển của các quan hệ kinh tế – xã hội và chính trị.

 + HTPL xã hội chủ nghĩa chỉ xuất hiện do kết quả chiến thắng của cách mạng xã hội chủ nghĩa và cuộc cách mạng đó không tùy thuộc vào hình thức thực hiện khác, được thể hiện ở việc giành quyền lực Nhà nước bằng cuộc cách mạng do nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân thực hiện.

 + HTPL xã hội chủ nghĩa không xuất hiện tự phát mà là do có sự tác động của Đảng cách mạng. Vai trò lãnh đạo và định hướng của Đảng Mácxit – Lêninnít là điều kiện cơ bản của của sự hình thành hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa.

 Hệ thống pháp luật châu âu lục địa

 Hệ thống luật châu Âu lục địa có đặc trưng là được xây dựng trên tinh thần tự do kinh doanh và tự do cá nhân, thừa nhận chế độ tư hữu và tự do khế ước.

 Hệ thống  pháp luật này sử dụng các văn bản quy phạm pháp luật làm nguồn chủ yếu, tức là các quy định pháp luật thường được thể hiện trong các văn bản do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

 Chính vì vậy, so với hệ thống luật án lệ thì hệ thống dân luật có ưu điểm là dễ hiểu, dễ áp dụng do các quy định được thể hiện rõ ràng trong các văn bản.

 Tuy nhiên, hệ thống này có hạn chế là việc áp dụng pháp luật không linh hoạt, cứng nhắc do pháp luật thành văn mang tính ổn định tương đối trong khi các quan hệ xã hội thì không ngừng vận động và phát triển.

 Hiện nay, xu thế toàn cầu hóa dẫn đến sự giao thoa lẫn nhau giữa các hệ thống pháp luật, nên từ cuối thế kỷ 20, các quốc gia theo hệ thống luật châu Âu lục địa cũng thừa nhận ở mức độ nhất định án lệ và các học thuyết pháp lý với tư cách là nguồn của pháp luật.

 Hệ thống pháp luật civil law

 Đây là hệ thống pháp luật có lịch sử hình thành lâu đời nhất và có sự ảnh hưởng sâu rộng đến các hệ thống pháp luật trên thế giới. Theo các nhà sử học, khởi nguồn của hệ thống luật thành văn là Luật 12 bảng của Cộng hoà La Mã được ban hành vào khoảng thế kỷ thứ V TCN. Thuật ngữ Civil Law (Luật thành văn) tiếng Latinh là ius civilis có nghĩa là luật của công dân La Mã. Sự kiện đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của luật La Mã là khi Hoàng đế La Mã Justinian (483 – 565) tiến hành công tác pháp điển hóa tất cả các quy định của luật pháp La Mã trong một bộ luật thống nhất được mang tên Bộ Dân Luật La Mã (Corpus Iuris Civilis – 534), đây được coi là một trong những văn bản pháp luật thành văn quan trọng nhất của lịch sử loài người. Khi những bộ tộc Đức xâm lăng phía tây Châu Âu, họ mang pháp luật của họ đến La Mã và nhanh chóng tạo ra ảnh hưởng đối với hệ thống pháp luật La Mã. Hệ thống pháp luật La Mã dần dần trở thành sự hỗn hợp giữa luật La Mã và Luật Đức và khiến cho nội dung của nó khác xa với luật La Mã cổ điển, loại luật này về sau được coi là luật La Mã bị tầm thường hóa. Giáo hội công giáo La Mã đã có rất nhiều cố gắng trong việc bảo tồn nguyên bản luật La Mã cổ điển bằng việc xây dựng luật của giáo hội (luật được dùng trong các tòa án của giáo hội) trên nền tảng của luật La Mã cổ điển.

 Vào thế kỷ XI và XII, nội dung của luật La Mã được nghiên cứu và truyền bá rộng khắp các nước châu Âu. Nơi nổi tiếng nhất trong việc nghiên cứu và truyền bá luật La Mã là các trường đại học ở vùng Đông Bắc nước Ý mà trong đó tiêu biểu là trường đại học Bologna. Vào thế kỷ thứ XI, trường đại học Bologna bắt đầu đưa vào giảng dạy luật La Mã, việc này đánh dấu sự khởi đầu của một trào lưu mà sau này được coi là sự hồi sinh của luật La Mã. Từ trường đại học Bologna, luật La Mã được các môn sinh truyền bá rộng khắp các nước châu Âu. Họ mở các trường luật ở Paris, Oxford, Prague, Heidelburg, Copenhague, một số người làm luật sư cho giáo hội, cho các vua chúa ở khắp các vùng lãnh thổ ở châu Âu, họ trở thành những luật gia tiên phong trong việc đặt nền móng cho hệ thống dân luật ở châu Âu dựa trên nền tảng của chung của luật La Mã. Vào giai đoạn đầu của thời kỳ phục hưng, người ta sử dụng thuật ngữ Jus common (luật chung) để nói đến hệ thống luật pháp của các nước châu Âu lục địa vì có cùng chung nền tảng là luật La Mã. Trên thực tế ở châu Âu lục địa, luật La Mã chỉ được tiếp nhận hạn chế trong lĩnh vực dân sự hay còn gọi là luật tư (private law) mà phổ biến là trong các lĩnh vực liên quan đến bồi thường thiệt hại, tài sản, nhân thân.

 Đến thế kỷ XVI và XVII, trung tâm luật học của châu Âu được chuyển đến Pháp và Hà Lan và giới luật học ở châu Âu lục địa đã có nhiều nỗ lực để xây dựng nền luật pháp quốc gia dựa trên tinh thần của luật La Mã cổ điển mà theo họ không phải do một quyền lực cao siêu nào đặt ra mà chỉ là những lẽ phải tự nhiên (Universal law of nature). Hai bộ dân luật có giá trị tiêu biểu trong thời kỳ này là Bộ Dân Luật Pháp 1804 và Bộ Dân Luật của Đức 1896. Hai bộ luật này được coi là khuôn mẫu chính của luật thành văn. Khuôn mẫu của dân luật Pháp có ảnh hưởng sâu rộng ở các nước mà Hoàng đế Napoleong mang quân đi chinh phạt và sau này được phát triển rộng khắp ở rất nhiều quốc gia ở châu Âu và châu Á như Hà Lan, Bỉ, Ba Lan, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Việt Nam, Lào, Campuchia, Indonesia, ngoài ra một số nước theo hệ chữ Latin ở châu Mỹ cũng bị ảnh hưởng bởi khuôn mẫu này như Trung và Nam Mỹ, bang Louisiana của Mỹ, bang Quebec ở Canada… Khuôn mẫu dân luật của Đức thì có ảnh hưởng đối với luật của Áo, Thụy Sĩ, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Hàn Quốc và các nước Đông Âu thời kỳ Xô Viết.

 Hệ thống pháp luật common law – Hệ thống pháp luật Anh Mỹ

 Đặc điểm cơ bản của hệ thống pháp luật này là sử dụng các án lệ làm nguồn của pháp luật, theo đó bản án của tòa đã tuyên có thể được viện dẫn để xét xử những vụ việc có tình tiết tương tự xảy ra sau đó. Theo nguyên tắc này, thẩm phán vừa là người xét xử vừa là người ban hành pháp luật. Với đặc điểm này nên hệ thống luật chung còn được gọi là hệ thống luật án lệ.

 Bên cạnh luật án lệ, hệ thống luật chung còn có đặc điểm khác là sử dụng luật công bình (equity law). Trong trường hợp không có án lệ thì thẩm phán sẽ sáng tạo luật để xét xử. Việc sáng tạo này phải dựa trên lẽ công bằng tự nhiên, phù hợp với lương tâm và đạo đức của con người. Hiện nay, các quốc gia thuộc hệ thống luật án lệ đã ban hành các quy định trong việc kết hợp áp dụng luật chung và luật công bình.

 Ưu điểm của hệ thống luật chung là tạo ra sự linh hoạt trong xét xử bởi thẩm phán có thể vừa xét xử vừa ban hành pháp luật. Tuy nhiên, hệ thống này tạo ra sự khó hiểu, phức tạp và người dân khó tiếp cận được các quy định của pháp luật.

 Hiện nay, với xu thế toàn cầu hóa, các nước thuộc hệ thống luật án lệ đã và đang thừa nhận sự tồn tại của các văn bản quy phạm pháp luật với tư cách là nguồn của pháp luật, đặc biệt trong các lĩnh vực kinh doanh, thương mại.

 Mối quan hệ giữa án lệ và văn bản quy phạm pháp luật được xử lý theo hướng ưu tiên áp dụng văn bản quy phạm pháp luật trước, chỉ áp dụng án lệ nếu không có luật thành văn.

 Hội nhập quốc tế đã làm cho các hệ thống pháp luật không tồn tại biệt lập mà có sự tiếp thu đặc điểm của nhau như phân tích ở trên.

 Hệ thống pháp luật Trung Quốc

 Theo Hiến pháp của Trung Quốc và Luật Pháp chế, mức độ hiệu quả (từ cao đến thấp) và các cơ quan ban hành các luật và quy định trên như sau:

 Cấp độ 1:

 Mô hình Hiến pháp, do Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc (NPC) xây dựng, áp dụng hơn tất cả các luật và quy định khác.

 Cấp độ 2:

 Mô hình Luật được xây dựng bởi NPC (luật cơ bản) và Ủy ban thường vụ của nó (luật chung).

 Cấp độ 3:

 (1) Các quy định hành chính được xây dựng bởi Hội đồng Nhà nước (tức là, chính quyền trung ương).

 (2) Diễn giải tư pháp được xây dựng bởi Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) và Viện kiểm sát nhân dân tối cao (SPP).

 (3) Quy chế quân sự do Quân ủy Trung ương (QUTƯ) xây dựng.

 Cấp độ 4:

 (1) Luật và quy định của địa phương do Đại hội đại biểu nhân dân tỉnh và Ban Thường vụ Đại hội xây dựng, có hiệu lực trong các lĩnh vực thuộc thẩm quyền;

 (2) Quy chế cấp Vụ do các Vụ trực thuộc Quốc vụ viện xây dựng, có hiệu lực bao trùm các vấn đề quốc gia thuộc chức năng, quyền hạn của mình.

 So sánh các hệ thống pháp luật trên thế giới

 Nếu so sánh giữa hai hệ thống luật, hệ thống dân Luật có nhiều ưu điểm hơn. Hệ thống dân luật dựa chủ yếu vào các bộ luật, tiện để nắm hiểu đối với mọi người. Nó cũng đề cập trực tiếp và chủ yếu đến tư nhân, ít liên quan đến hệ thống chính trị. Trong lúc đó, hệ thống luật chung là một ma trận pha trộn giữa án lệ với văn bản, người xét xử chủ yếu là Bồi Thẩm Đoàn (Jury), nguyên tắc tối thượng của luật pháp lại hạn chế hoạt động của chính quyền, và thuật ngữ pháp luật lại rất phức tạp.

 So sánh hệ thống pháp luật anh và mỹ

 – Trong cấu trúc nguồn luật của 2 quốc gia đều có án lệ, các văn bản pháp luật (VBPL) và các tác phẩm của các học gia pháp lý có uy tín.

 – Án lệ là nguồn luật được sử dụng phổ biến nhất. Án lệ của Anh và Mĩ đều có chung nguyên tắc Stare decisis, đều được ghi chép, xuất bản để sử dụng.

 – Cả Anh và Mỹ đều thừa nhận và sử dụng các tác phẩm của các học giả pháp lí giống như là một nguồn luật. Các tác phẩm này thường được trích dẫn bởi các luật sư và thẩm phán trong quá trình hành nghề luật.

 – Số lượng nguồn luật của HTPL Anh phong phú hơn: Mỹ có 3 loại (Án lệ, Luật thành văn và các tác phẩm của học gia pháp lý), còn Anh có tới 5 loại (Án lệ, Luật thành văn, Luật Liên minh Châu Âu, Tập quán pháp địa phương và các tác phẩm có uy tín).

 Ở Anh, án lệ được áp dụng một cách tuyệt đối, còn ở Mỹ chỉ chấp nhận thụ động án lệ – một thứ cứng nhắc và ra đời từ rất lâu không phù hợp với người Mỹ. Cùng áp dụng “nguyên tắc stare decicis” trong việc sử dụng án lệ, tuy nhiên ở Anh nguyên tắc này được thực hiện chặt chẽ, khắt khe hơn. Theo phápluật Anh, án lệ của cấp trên có tính bắt buộc đối với cấp dưới và ngay cả chínhmình. Vì vậy, các thẩm phán ở Anh không muốn phủ nhận những phán quyết trước đócủa mình hoặc đào sâu hơn khi xét xử vụ án. Ở Mĩ, phán quyết của các tòa án tốicao ở cấp bang và liên bang không chịu sự ràng buộc của chính mình; tòa án bangkhông bị bắt buộc tuân thủ án lệ của các tòa án ở các bang khác, tuy nhiên cácphán quyết phù hợp của các tòa án bang khác thường được viện dẫn, giá trịthuyết phục phụ thuộc vào việc tòa án nào đã đưa ra quyết định đó.

 Anh không có hiến pháp thành văn còn Mỹ thì ngược lại. Các qui định có bản chất của hiến pháp Anh có thể tìm thấy trong đặc quyền Hoàng gia, trong một số truyền thống, án lệ cũng như văn bản pháp luật do Nghị viện ban hành.

 Ở Mỹ: Liên bang và các bang đều có hiến pháp viết. Hiến pháp Mỹ được coi là đạo luật cơ bản của quốc gia. Do đó, bất kể nguồn luật nào trên nước Mỹ đều không được trái với nội dung Hiến pháp.

 Các VBPL ở Anh gồm: VBPL do Nghị viện trực tiếp ban hành và VBPL Nghị viện ủy quyền ban hành. Luật do Nghị viện ban hànhcó hiệu lực cao hơn án lệ do thẩm phán làm ra. Luật thường bổ sung hay thay thếán lệ. Các VBPL địa phương do chính quyền địa phương ban hành. Ở Mỹ, có rấtnhiều đạo luật cả ở cấp Liên bang và cấp Bang. Ngoài Hiến pháp Mỹ, các đạo luậtdo Quốc hội Mỹ thông qua có giá trị pháp lí cao nhất, cao hơn phán quyết của Tòaán cấp Liên bang và cấp Bang và cao hơn các đạo luật tương ứng của các Bang.Mỗi Bang của Mỹ đều có quyền ban hành luật riêng áp dụng trong Bang.

  

  

  

  

  

  

  

 Tag: hoàn thiện khái niệm nhật hoa singapore sao đương