Luật nghĩa vụ quân sự là gì – Nội dung cơ bản của luật nghĩa vụ quân sự

Luật nghĩa vụ quân sự là gì

 Luật nghĩa vụ quân sự là bộ luật bao gồm những quy định pháp luật điều chỉnh về nghĩa vụ quân sự; nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân và chế độ, chính sách trong việc thực hiện nghĩa vụ quân sự

Luật nghĩa vụ quân sự năm 2005 có mấy chương điều

 Luật gồm 9 chương, 62 điều, quy định về NVQS; nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân và chế độ, chính sách trong việc thực hiện NVQS. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2016

Nội dung cơ bản của luật nghĩa vụ quân sự

 1. Quyền lợi được hưởng khi đi nghĩa vụ quân sự:

 Nghị định 27/2016/NĐ-CP quy định về các quyền lợi mà người đi nghĩa vụ quân sự sẽ được hưởng, cụ thể như sau:

 * Đối với Hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ:

 – Miễn tiền cước khi chuyển tiền, bưu phẩm, bưu kiện; được cấp 04 tem thư/tháng.

 – Khi tham gia tuyển sinh được cộng điểm ưu tiên.

  Trước khi nhập ngũ là thành viên hộ nghèo, học sinh, sinh viên nếu vay tiền từ Ngân hàng Chính sách xã hội thì được tạm hoãn trả và không tính lãi suất trong thời gian tại ngũ.

 * Đối với Hạ sĩ quan, binh sĩ sau khi xuất ngũ:

 – Trợ cấp xuất ngũ một lần;  Trợ cấp tạo việc làm; Khi xuất ngũ, được đơn vị tiễn và đưa về địa phương nơi cư trú hoặc được cấp tiền tàu, xe và phụ cấp đi đường.– Được tiếp nhận vào học tiếp tại các trường mà trước khi nhập ngũ đang học hoặc có giấy gọi.– Nếu có nhu cầu đào tạo nghề và đủ điều kiện thì được hỗ trợ đào tạo nghề.– Được tiếp nhận vào làm việc, bố trí việc làm tại nơi trước khi nhập ngũ đang làm. Được đảm bảo thu nhập, tiền lương, tiền công…– Hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ khi về địa phương được ưu tiên sắp xếp việc làm và cộng điểm trong tuyển sinh, tuyển dụng công chức, viên chức; Trong thời gian tập sự được hưởng 100% mức lương và phụ cấp của ngạch tuyển dụng tương ứng với trình độ đào tạo.

 * Đối với người nhà hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ

 – Nhà ở gặp tai nạn, hỏa hoạn, thiên tai dẫn đến sập, hư hỏng: Trợ cấp 03 triệu đồng/suất/lần.

 – Thân nhân bị ốm đau từ 01 tháng trở lên hoặc điều trị 01 lần tại bệnh viện từ 07 ngày trở lên: Trợ cấp 500.000 đồng/thân nhân/lần.

 – Thân nhân từ trần, mất tích: Trợ cấp 02 triệu đồng/người.

 – Con đẻ, con nuôi hợp pháp: Được miễn, giảm học phí.

 –  Bố đẻ, mẹ đẻ; bố đẻ, mẹ đẻ của vợ hoặc của chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp của bản thân, của vợ hoặc của chồng;  Vợ hoặc chồng;  Con đẻ, con nuôi hợp pháp đến đủ 18 tuổi (tính theo tháng sinh dương lịch); con đẻ, con nuôi hợp pháp trên 18 tuổi nhưng bị tàn tật, mất khả năng lao động theo quy định của pháp luật: được cấp thẻ BHYT

2. Các hành vi bị cấm theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự

 – Trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự.

  Chống đối, cản trở việc thực hiện nghĩa vụ quân sự.

  Gian dối trong khám sức khoẻ nghĩa vụ quân sự. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái quy định về nghĩa vụ quân sự.Tổ chức, cá nhân có hành vi trốn tránh, chống đối, cản trở việc thực hiện nghĩa vụ quân sự thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

  3. Các chế tài xử phạt khi vi phạm:Về xử phạt hành chính:

 Nghị định 120/2013/NĐ-CP ngày 09/10/2013 của Chính phủ về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu nêu rất rõ:* Vi phạm quy định về nhập ngũ– Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.500.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm tập trung ghi trong lệnh gọi nhập ngũ mà không có lý do chính đáng.– Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc chấp hành lệnh gọi nhập ngũ .* Vi phạm các quy định về thực hiện nghĩa vụ quân sự Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không bố trí sắp xếp thời gian, không tạo điều kiện cho công dân thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự, sơ tuyển nghĩa vụ quân sự, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự, thực hiện lệnh gọi nhập ngũ. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi cản trở người có trách nhiệm thi hành nhiệm vụ về đăng ký nghĩa vụ quân sự, sơ tuyển nghĩa vụ quân sự, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự, thực hiện lệnh gọi nhập ngũ. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không tiếp nhận lại công dân đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về cơ quan, tổ chức cũ làm việc.– Biện pháp khắc phục hậu quả như sau:+) Buộc bố trí, tạo điều kiện cho công dân thực hiện chế độ đăng ký, sơ tuyển nghĩa vụ quân sự, thực hiện việc khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự, chấp hành lệnh gọi nhập ngũ theo quy định của pháp luật +) Buộc tiếp nhận lại công dân đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về cơ quan, tổ chức cũ làm việc đối với hành vi quy định Về truy cứu trách nhiệm hình sự:Theo Điều 332 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, nếu đã bị xử phạt hành chính về hành vi trốn nghĩa vụ quân sự hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng – 02 năm.Nếu có thêm các tình tiết tăng nặng như: Tự gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của mình; Lôi kéo người khác phạm tội… mức phạt tối đa là 05 năm tù.

Vì sao phải ban hành luật nghĩa vụ quân sự

 – Để kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng của nhân dân.

 – Thực hiện quyền làm chủ của công dân và tạo điều kiện cho công dân làm tròn nghĩa vụ bảo vệ rổ quốc.

 – Đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá.

Luật nghĩa vụ quân sự quy định độ tuổi gọi nhập ngũ trong thời bình là

 Theo đó, theo quy định tại Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 thì công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ, độ tuổi gọi công dân nhập ngũ được quy định cụ thể như sau:

 – Độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi;

 – Trường hợp công dân nam được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo thì tuyển chọn và gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.

Mẫu biên bản vi phạm luật nghĩa vụ quân sự

CƠ QUAN (1)
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số:…./BB-VPHC

 BIÊN BẢN VI PHẠM HÀNH CHÍNH*

 Về………………………… (2)

  

 Hôm nay, hồi…. giờ…. phút, ngày…./…./…….., tại (3)…….

 ……………………………………………………………………..

 Căn cứ …………………………………………………………… . (4)

 Chúng tôi gồm:

 1. Họ và tên: ……………….. Chức vụ: ………………

 Cơ quan: ………………………………………………………

 2. Với sự chứng kiến của (5):

 a) Họ và tên:……………….. Nghề nghiệp: …………….

 Nơi ở hiện nay:……………………………………………….

 b) Họ và tên:…………………. Nghề nghiệp: ……………

 Nơi ở hiện nay:………………………………………………….

 c) Họ và tên:………………….. Chức vụ: …………………..

 Cơ quan:……………………………………………………………..

 Tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính đối với (ông (bà)/tổ chức)có tên sau đây:

 1. Họ và tên : …………………. . Giới tính: ………………….

 Ngày, tháng, năm sinh:…./…./…………. Quốc tịch: …….

 Nghề nghiệp:… ……………………………………………………

 Nơi ở hiện tại: ……………………………………………………..

 Số định danh cá nhân/CMND/Hộ chiếu:…………………; ngày cấp:…./…./……..;

 nơi cấp: ……………………………………………………………

 Tên tổ chức vi phạm:…………………………………………..

 Địa chỉ trụ sở chính:………………………………………………

 Mã số doanh nghiệp: ……………………………………………

 Số GCN đăng ký đầu tư/doanh nghiệp hoặc GP thành lập/đăng ký hoạt động:

 ………………………………………………………………………….

 Ngày cấp:…./…./ ……… ; nơi cấp:……………………………

 Người đại diện theo pháp luật(6):……… Giới tính: ……..

 Chức danh(7): ………………………………………………

 2. Đã có các hành vi vi phạm hành chính(8): ………

 ……………………………………………………………………….

 ………………………………………………………………………..

 ………………………………………………………………………..

 3. Quy định tại(9)………………………………………………..

 ………………………………………………………………………..

 4. Cá nhân/tổ chức bị thiệt hại(10): ……………………..

 …………………………………………………………………………

 5. Ý kiến trình bày của cá nhân vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm: ….

 ………………………………………………………………………..

 6. Ý kiến trình bày của người chứng kiến (nếu có): …..

 ……………………………………………………………………….

 7. Ý kiến trình bày của cá nhân/tổ chức bị thiệt hại (nếu có): ……

 ……………………………………………………………………….

 8. Chúng tôi đã yêu cầu cá nhân/tổ chức vi phạm chấm dứt ngay hành vi vi phạm.

 9. Các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính được áp dụng, gồm (11):

 ………………………………………………………………………….

 …………………………………………………………………………

 10. Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, gồm:

STT Tên tang vật, phương tiện vi phạm hành chính Đơn vị tính Số lượng Chủng loại Tình trạng Ghi chú

 11. Giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ, gồm:

STT Tên giấy phép, chứng chỉ hành nghề Số lượng Tình trạng Ghi chú

 Ngoài những tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và các giấy tờ nêu trên, chúng tôi không tạm giữ thêm thứ gì khác.

 12. Trong thời hạn(12)…. ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản này, ông (bà)

 (13) ……………………………………. là cá nhân vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm có quyền gửi đến ông (bà) (14) …. để thực hiện quyền giải trình.

 Biên bản lập xong hồi…. giờ…. phút, ngày……../… /… , gồm…….. tờ, được lập thành …. bản có nội dung và giá trị như nhau; đã đọc lại cho những người có tên nêu trên cùng nghe, công nhận là đúng và cùng ký tên dưới đây; giao cho ông (bà)(13) ……… là cá nhân vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm 01 bản, 01 bản lưu hồ sơ.

 Lý do ông (bà)(13) …. cá nhân vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm không ký biên bản(15): ……

 …………………………………………………………………….

CÁ NHÂN VI PHẠM HOẶC ĐẠI DIỆN
TỔ CHỨC VI PHẠM

(Ký tên, ghi rõ họ và tên)
NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN
(Ký tên, ghi rõ chức vụ, họ và tên)

  

ĐẠI DIỆN CHÍNH QUYỀN
(Ký tên, ghi rõ chức vụ, họ và tên)
NGƯỜI CHỨNG KIẾN
(Ký tên, ghi rõ họ và tên)

  

NGƯỜI BỊ THIỆT HẠI
(Ký tên, ghi rõ họ và tên)

Trách nhiệm của học sinh trong việc thực hiện luật nghĩa vụ quân sự như thế nào

 a. Học tập QS, chính trị, rèn luyện thể lực do nhà trường tổ chức.

 * Trách nhiệm của HS đang học ở các trường:

 + Phải học tập xong chương trình GDQP theo quy định.

 + Có thái độ nghiêm túc, trách nhiệm đầy đủ trong học tập rèn luyện, phấn đấu đạt kết quả cao.

 + Kết hợp học đi đôi với hành, vận dụng kiến thức đã học vào việc xây dựng nếp sống văn minh chấp hành đầy đủ các quy định trong luật NVQS.

 b. Chấp hành những quy định về đăng ký NVQS.

 – Tuổi đăng ký NVQS: Mọi công dân nam đủ 17 tuổi trong năm. Vào tháng 4 hàng năm theo lệnh gọi của chỉ huy quân sự quận, huyện.

 – Ý nghĩa của việc đăng ký NVQS :

 + Đăng ký NVQS để nắm tình hình bản thân, gia đình học sinh. Giúp cho việc tuyển chọn, gọi nhập ngũ chính xác.

 + Đảm bảo công bằng xã hội trong thực hiện luật NVQS.

 + Học sinh phải đăng ký kê khai đầy đủ chính xác đúng thời gian quy định.

 c. Đi kiểm tra sức khoẻ và khám sức khoẻ:

 – Trách nhiệm của cơ quan

 – Trách nhiệm của HS:

 + Đi kiểm tra và khám sức khoẻ theo giấy gọi của ban chỉ huy quân sự huyện.

 + Đi đúng thời gian, địa điểm theo quy định trong giấy gọi.

 + Khi kiểm tra hoặc khám sức khoẻ, phải tuân theo đầy đủ các nguyên tắc thủ tục ở phòng khám.

 d. Chấp hành nghiêm chỉnh lệnh gọi nhập ngũ.

 – Trách nhiệm của cơ quan. Lệnh gọi nhập ngũ phải đưa trước 15 ngày.

 – Trách nhiệm của công dân được gọi nhập ngũ:

 + Phải có mặt đúng thời gian địa điểm ghi trong lệnh gọi nhập ngũ.

 + Công dân nào kkhông thể đúng thời gian phải có giấy chứng nhận của uỷ ban nhân dân.

 + Công dân không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ bị xử lý theo luật NVQS.

  

  

  

  

  

  

  

 Tag: so sánh cần thiết