Năng lực pháp luật là gì

Năng lực pháp luật là gì

 Năng lực pháp luật là khả năng của cá nhân hay tổ chức có quyền và nghĩa vụ pháp lý theo quy định của pháp luật. Trong đó cá nhân có năng lực pháp luật khi con người sinh ra và chấm dứt khi người đó chết. Năng lực pháp luật của tổ chức xuất hiện từ khi có quyết định thành lập hoặc có sự thừa nhận tổ chức đó của một chủ thể pháp luật có thẩm quyền và chấm dứt khi tổ chức đó bị giải thể, sáp nhập thành một bộ phận của tổ chức khác hoặc bị tuyên bố phá sản

 Ví dụ về năng lực pháp luật: mỗi cá nhân sinh ra đều có quyền được sống, quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền đối với hình ảnh cá nhân,…

Phân biệt năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự

TIÊU CHÍ NĂNG LỰC PHÁP LUẬT DÂN SỰ NĂNG LỰC HÀNH VI DÂN SỰ
Khái niệm Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự
Nội dung – Quyền nhân thân không gắn với tài sản và quyền nhân thân gắn với tài sản.

 – Quyền sở hữu, quyền thừa kế và quyền khác đối với tài sản.

 – Quyền tham gia quan hệ dân sự và có nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ đó.

  

– Khả năng bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền dân sự và thực hiện nghĩa vụ dân sự cụ thể;

 – Khả năng tự chịu trách nhiệm bằng tài sản về hành vi của mình, bao gồm cả hành vi hợp pháp và hành vi bất hợp pháp.

Thời điểm phát sinh Từ khi cá nhân sinh ra Khi đạt đến một độ tuổi nhất định và có trí tuệ phát triển bình thường. Cá nhân hiểu và làm chủ được hành vi của mình khi xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự, tự chịu trách nhiệm về những hành vi đó.
Thời điểm chấm dứt 

  

Khi cá nhân chết đi Khi có quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự của Tòa án.
Đặc điểm – Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau.

 – Có tính liên tục.

– Không phải cá nhân nào cũng có khả năng thực hiện, xác lập quyền, nghĩa vụ dân sự giống nhau.

 – Có thể gián đoạn hoặc bị mất đi.

Hạn chế Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân không bị hạn chế, trừ trường hợp áp dụng hình phạt hình sự bổ sung hoặc biện pháp xử lý vi phạm hành chính như cấm đảm nhiệm những chức vụ, cấm làm những nghề hoặc công việc nhất định; cấm cư trú; quản chế; tước một số quyền công dân; tước danh hiệu quân nhân….

 Việc hạn chế này chỉ có thể do Tòa án hoặc cơ quan hành chính quyết định theo  trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.

– Mất năng lực hành vi dân sự: Người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi;… được Tòa án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.

 – Có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi: Người thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự; được Tòa án ra quyết định tuyên bố có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

 – Hạn chế năng lực hành vi dân sự: người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình được Tòa án ra quyết định tuyên bố bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Ví dụ Quyền có họ tên, quyền được khai sinh… của cá nhân có từ khi sinh ra Cá nhân đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử, cá nhân nữ từ đủ 18 tuổi có quyền đăng ký kết hôn…
Căn cứ pháp lý Điều 16, Điều 17, Điều 18 Bộ luật Dân sự 2015 Điều 19 đến Điều 24 Bộ luật Dân sự 2015

Mối quan hệ giữa năng lực pháp luật và năng lực hành vi

 Mối quan hệ giữa 2 năng lực này rất khăng khít. Cụ thể năng lực pháp luật là điều kiện cần, còn năng lực hành vi là điều kiện đủ để cá nhân, tổ chức có thể trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật. Nếu chủ thể có năng lực pháp luật mà không có hoặc mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi thì họ không thể tham gia một cách tích cực vào các quan hệ pháp luật.

  

  

  

  

  

  

 Tag: khi: thể: so sánh hồ sơ ty